Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 13

a. Đánh dấu phần chú thích: Những người bản xứ -> giải thích “họ” ngụ ý chỉ ai.

b. Đánh dấu phần chú thích: Ba khía ngon-> giải thích( TM) về loài động vật có tên là ba khía nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm của con kênh này.

c. Đánh dấu phần chú thích: -> Bổ sung thêm thông tin về năm sinh- mất của Lí Bạch và cho biết Miên Châu thuộc tỉnh nào của Trung Quốc.

 

- Bỏ đi, không thay đổi vì thông tin trong ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ

 

doc13 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Phạm Thị Bích Liên - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 49 
Soạn: 8 / 11 / 2010 
Giảng: 16 / 11 / 2010 
Bài toán dân số.
 Thái An
A. Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích, nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự ra tăng dân số, đây chính là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết
 - Có ý thức tuyên truyền, vận động người thân, nhân dân ở nơi cư trú về tác hại của việc gia tăng dân số
B. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn bài, SGK, SGV, một số tư liệu về gia tăng dân số
 - HS : Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C. Tiến trình dạy học: 
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
- Phân tích tác hại của thuốc lá với người hút, người nghiện thuốc lá và với mọi người xung quanh?
3. Bài mới : 
Dân số thế giới nói chung và dân số Việt Nam nói riêng đang gia tăng nhanh chóng. Việc gia tăng dân số ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế, văn hóa, môi trường sống của con người…Vậy bài toán dân số cần giải quyết ntn? 
? Với văn bản này cần đọc với giọng điệu ntn cho phù hợp?
? Nêu hiểu biết của em về văn bản?
? Xét về tính chất nội dung, văn bản này thuộc loại văn bản nào đã học? Vì sao?
- Đọc phần chú thích từ khó trong SGK.
? Nêu bố cục của văn bản? Nội dung chủ yếu của từng phần?
? Bài toán dân số theo tác giả thực chất là vấn đề gì?
? Bài toán dân số được đặt ra từ khi nào? Điều này có tác động ntn với người đọc? Em hiểu "sáng mắt ra" là ntn?
? Nhận xét của em về cách nêu vấn đề của tác giả? Tác dụng?
? Phần giải quyết vấn đề nhằm chứng minh, giải thích vấn đề gì? 
? Phần này có thể chia ra làm mấy ý? ý nghĩa của từng phần?
? Nhận xét gì về số thóc trên bàn cờ? 
? Từ bài toán cổ với số thóc kinh khủng đó được tác giả dẫn dắt ta vào vấn đề gì?
? Nhận xét gì về mức độ gia tăng dân số thế giới ? 
? Từ mức độ gia tăng dân số rất nhanh ở trên sang phần cuối tác giả còn cho ta biết thêm điều gì? 
? Thống kê khả năng sinh sản của phụ nữ tác giả muốn giải thích điều gì?
? Theo em dân số tăng nhanh (đặc biệt là ở châu Phi và châu á- - trong đó có Việt Nam ) sẽ dẫn tới hậu quả gì ? 
( Thảo luận )
? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần này? Tác dụng? 
? Em hãy cho biết dân số của Việt Nam theo số liệu thống kê mới nhất là bao nhiêu triệu người?
? Hãy nhân xét về sự gia tăng dân số ở Việt Nam? Hậu quả? Làm thế nào để hạn chế gia tăng dân số?
? Làm thế nào để nhân loại phát triển được? 
? Để thực hiện được điều này cần có điều kiện gì?
? Điều kiện này có dễ thực hiện được hay không 
? Theo tác giả thì mỗi người phải làm gì để nhân loại tồn tại và phát triển được? 
? Qua đây em thấy tác giả là người ntn?
? Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? 
Từ nội dung của văn bản, em hiểu bức thông điệp mà tác giả gửi gắm ở đây là gì? 
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc: 
- Đọc to, rõ ràng, chính xác, truyền cảm
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Văn bản: 
- Trích từ báo Giáo dục và thời đại chủ nhật số 28/1995. 
- Bài viết này nguyên là của tác giảThái An.
- Tên đầy đủ của văn bản là: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
- Văn bản nhật dụng: vì đề cập dến một vấn đề thời sự vừa cấp thiết vừa lâu dài của đời sống nhân loại : Vấn đề gia tăng dân số và hiểm họa của nó.
b. Từ khó: SGK
3. Bố cục: 3 phần
a. Phần1- Đặt vấn đề : Từ đầu ... sáng mắt ra: Nêu vấn đề (bài toán dân số và kế hoạch hoá dường như đã vạch ra từ thời cổ đại 
b. Phần 2- Giải quyết vấn đề : Tiếp ... sang ô thứ 31 của bàn cờ: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng
c. Phần 3- Kết thúc vấn đề: Kêu gọi mọi người hạn chế sự bùng nổ gia tăng dân số.
II. Phân tích văn bản: 
1. Nêu vấn đề : Dân số và KHH gia đình
- Bài toán dân số: vấn đề dân số và KHH gia đình
- Vấn đề đặt ra từ thời cổ đại -> "sáng mắt ra" => hiểu ra bản chất của vấn đề
-> Cách nêu vấn đề nhẹ nhàng, giản dị, thân mật -> tạo sự bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc
2. Chứng minh - giải thích vấn đề xung quanh bài toán dân số
 Phần GQVĐ có thể chia ra 3 ý: 
+ ý 1: Bài toán dân số và đáp án của nó:
 -> 1 bàn cờ có 64 ô
 -> đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, các ô tiếp theo cứ nhân đôi
 -> Tổng số thóc bàn cờ có thể phủ khắp trái đất 
 => số thóc là con số kinh khủng -> quá lớn
+ý 2: Sự gia tăng dân số giống như lượng thóc
- Theo kinh thánh khi khai thiên lập địa trái đất có 2 người->Năm 1995 dân số thế giới là 5,63 tỷ người
 - Theo bài toán cổ đại thì loài người phát triển theo cấp số nhân công bội là 2 đạt đến ô 30
-> Mức độ gia tăng dân số quá nhanh
+ ý 3: Khả năng sinh được nhiều con của phụ nữ
 VD:Tỷ lệ sinh con của phụ nữ ấn độ: 4,5; Nêpan: 6,3; Ru- ma- ni: 8,1; VN: 3,7
-> Giải thích vấn đề tăng dân số: cảnh báo nguy cơ gia tăng dân số ( mỗi gia đình 2 con: khó thực hiện )-> Vì vậy nó sẽ nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát của con người
=> Hậu quả: KT- VH- GD sẽ nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển.
* Phương pháp lập luận: Kết hợp với so sánh, nêu ví dụ, phân tích
=> Giúp người đọc dễ hiểu, tin tưởng
- HS thảo luận và trình bày.
3. Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại
- Hạn chế sinh đẻ, làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số
- Dân trí được nâng cao: KT, VH, GD được phát triển
=> 2 mặt của 1 vấn đề: có quan hệ từ mật thiết với nhau vừa là nguyên nhân vừa là kết quả.
( Thảo luận )
- Từ việc nhận thức được vấn đề gia tăng dân số là hiểm hoạ của nó chứng tỏ tác giả là người có trách nhiệm với đời sống của cộng đồng, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Lập luận là phương thức được sử dụng chính ( Lập luận hấp dẫn: có tiền đề vững chắc, so sánh hợp lý, bất ngờ, độc đáo)
- Các luận điểm nối nhau tăng dần từ mức độ và tình chất, số liệu rõ ràng.
2. Nội dung 
- Phản ánh tình trạng gia tăng dân số thế giới và lời kêu gọi nhằm hạn chế gia tăng dân số
4. Củng cố: 
- Con đường nào hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Làm bài tập SBT NV 8.
- Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Tiết 50 
Soạn: 9 / 11 / 2010 
Giảng: 17 / 11 / 2010 
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Biết dùng dấu ngoặc đơnvà dấu hai chấm trong khi viết.
Có ý thức sử dụng đúng dấu câu trong quá trình tạo lập văn bản
B. Chuẩn bị:
 GV: Soạn bài, SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
 HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT.
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Nêu các mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế của câu ghép?
3. Bài mới:
Kể tên các loại dấu câu đã học ở lớp 6, 7? 
Ngữ liệu 
Yêu cầu học sinh đọc ngữ liệu. 
- Quan sát cho biết dấu ngoặc đơn.
? Trong ngữ liệu dấu ngoặc đơn dùng để làm gì?
? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghiã cơ bản của đoạn trích có thay thay đổi không? Vì sao?
? Vậy qua tìm hiểuẵng liệu em thấy dấu ngoặc đơn có tác dụng gì?
? Có trường hợp nào dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi, dấu chấm than hặc cả 2 loại dấu đó không?
( Có :
+ (?) : tỏ ý hoài nghi.
+ (!): tỏ ý mỉa mai.
+ ( ?!): vừa hoài nghi vừa mỉa mai.)
Bài tập nhanh: Điền dấu ngoặc đơn vào chỗ thích hợp.
- Lan lớp trưởng lớp tôi học rất giỏi.
- Bộ phim Trường Chinh do Trung Quốc sản xuất rất hay.
? Dấu ngoặc đơn có thể sử dụng ở những vị trí nào trong câu? 
Quan sát NL(2)
? Dấu hai chấm trong các ngữ liệu dùng để làm gì? 
? Vậy hãy nêu cộng dụng của dấu hai chấm? 
 Gọi ịoc sinh đọc ghi nhớ
? Trong trường hợp nào sau dấu hai chấm phải viết hoa?
( - Trích lời dẫ trực tiếp)
? Trong văn bản hành chính sau từ nào bắt buộc phải dùng dấu 2 chấm ( Kính gửi : )
? Trong văn bản thuyết minh thường dùng dấu 2 chấm khi nào? 
( Khi nêu số liệu, ví dụ)
Yêu cầu của bài tập 1.
? Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn
Yêu cầu của bài 2
? Dấu hai chấm ở đây có công dụng gì?
? Có thể bỏ dấu hai chấm được không?
? Dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì? 
? Yêu cầu của bài 4.
? Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không?
? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?
I. Bài học
1. Dấu ngoặc đơn :
a. Đánh dấu phần chú thích: Những người bản xứ -> giải thích “họ” ngụ ý chỉ ai.
b. Đánh dấu phần chú thích: Ba khía…ngon-> giải thích( TM) về loài động vật có tên là ba khía nhằm giúp người đọc hình dung rõ hơn về đặc điểm của con kênh này.
c. Đánh dấu phần chú thích: -> Bổ sung thêm thông tin về năm sinh- mất của Lí Bạch và cho biết Miên Châu thuộc tỉnh nào của Trung Quốc.
- Bỏ đi, không thay đổi vì thông tin trong ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ
=> Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
2. Dấu hai chấm
a. Đánh dấu ( báo trước) lời đối thoại của nhân vật.
b. Đánh dấu( báo trước) lời dẫn trực tiếp mà Thép Mới dẫn lại lời của người xưa., dùng cùng dấu ngoặc
c. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích lí do thay đổi t/trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
=> Dấu hai chấm dùng để:
- Đánh dấu ( báo trước) phần giải thích, thuyết mnh cho một phần trước đó.
- Đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang)
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập 1. (SGK 135)
a. Đánh dấu chú thích( g/thích ý nghĩa các cụm từ: Tiệt nhiên
b. Đánh dấu phần thuyết minh giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài có tính cả phần cầu dẫn
c. Đánh dấu phần bổ sung; phần thuyết minh
Bài tập 2 ( SGK. 136)
a. Báo trước phần giair thích cho ý: họ thách quá nặng
b.Báo trước lời thoại và phần nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c. Báo trước phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
Bài tập 3 ( SGK 136)
- Có thể bỏ được nhưng nghĩa phần sau dấu hai chấm không đượcnhấn mạnh bằng.
- Nhấn mạnh tiếng Việt đẹp, tiếng Việt hay.
Bài tập 4( SGK. 137)
- Có thể thay được. Khi thay ý nghĩa của câu cơ bản không đổi; nó có tác dụng kèm thêm chứ ko thuộc phần nghĩa cơ bản
- Nếu viết lại…-> không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, vì trong câu này “động khô, động nước” không thể coi là thành phần chú thích
Bài tập 6 ( SGK 137)
Viết đoạn văn về sự gia tăng dân số, có sử dụng dấu câu đã học.
4. Củng cố:
- Nêu công dụng của dấu hai chấm, ngoặc đơn.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài.
- Làm bài tập SBT, tập viết đoạn thuyết minh có sử dụng dấu câu đã học.
Tiết 51 
Soạn: 9 / 11 / 2010 
Giảng: 18 / 11 / 2010 
đề văn thuyết minh 
và cách làm bài văn thuyết minh.
A . Mục tiêu cần đạt
Giúp h/s: 
Hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt phải cho h/s thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp.
Rèn kĩ năng nhận diện đề, lập dàn ý, tập viết các đoạn thuyết minh
Có ý thức quan sát, tìm hiểu các đồ vật, bổ sung kiến thức thực tế khi làm văn thuyết minh 
B.Chuẩn bị:
GV: Soạn bài, SGK, SGV, sưu tầm một số đoạn văn tham khảo
HS: Chuẩn bị bài, SGK, SBT
C.Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Đặc điểm của văn thuyết minh? Nêu các phương pháp thuyết minh?
3. Bài mới : 
Làm thế nào để viết được một bài văn thuyết minh? Vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học để làm một bài văn cụ thể ntn? 
Ngữ liệu
Yêu cầu học sinh đọc 12 đề bài trong SGK
? Đề yêu cầu thuyết minh những đối tượng nào, hãy phân theo từng nhóm đối tượng.
? Khi thuyết minh về các đối tượng, người viết có sử dụng các kiến thức giống nhau không?
? Cần sử dụng những tri thức thuyết minh như thế nào?
? Nêu đặc điểm của đề văn thuyết minh?
Học sinh đọc Ngữ liệu 2
? Đối tượng thuyết minh của bài là gì?
? Bài thuyết minh gồm có mấy phần, mỗi phần có nội dung gì?
? Phần thân bài, người viết đã thuyết minh về cấu tạo của xe đạp ntn?
? Gồm mấy bộ phận, các bộ phận đó là gì?
? Các bộ phận ấy được giới thiệu ntn? Có hợp lí không, vì sao?
? Vừa giới thiệu cấu tạo, người viết vừa thuyết minh về nguyên tắc hoạt động của xe ntn?
? Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào
? Văn bản này có gì khác với văn bản miêu tả một chiếc xe đạp?
? Vậy để làm tốt bài văn thuyết minh cần chú ý điều gì?
? Bố cục bài thuyết minh gồm những phần nào
? Nội dung chính từng phần?
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Đọc bài tập 1.
Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
Giáo viên gọi học sinh trình bày.
Học sinh nhận xét.
I. Bài học
1. Đề văn thuyết minh
- Thuyết minh về con người: đề a
- Thuyết minh về đồ vật: đề b,c, d, e,g,n
- Thuyết minh về thực vật : đề k
- Thuyết minh về món ăn : đề l
- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh: đề h
- Thuyết minh về lễ tết, phong tục: đề m
- Thuyết minh về động vật: đề i
-> Đề văn thuyết minh nêu đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng
2. Cách làm bài văn thuyết minh
a. Tìm hiểu đề:
- Đối tượng thuyết minh: Xe đạp
b. Lập dàn ý:
A. Mở bài: 
Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp.
B. Thân bài: 
Thuyết minh về: 
- Cấu tạo của xe
- Nguyên tắc hoạt động
- Lợi ích của xe đạp
C. Kết bài: 
Vị trí của xe đạp trong đời sống người VN hiên tại và tương lai
* Phần thân bài:
+ Các bộ phân chính: truyền động, điều khiển, chuyên chở
- Hệ thống tr/động gồm: khung, bàn đạp, trục, ổ líp, bánh xe
- Hệ thống điều khiển: ghi đông , phanh
- Hệ thống chuyên chở: yên xe, ghi đông
+ Các bộ phận phụ: chắn xích. Chắn bùn, đèn xe…
-> Các bộ phận được giới thiệu theo thứ tự khoa học hợp lí.
-> Phương pháp, phân tích, liệt kê
* So sánh với văn bản miêu tả:
- Miêu tả: chú trọng kiểu dáng, màu sắc, vẻ đẹp, có yếu tố cảm xúc
- Thuyết minh: Giới thiệu cấu tạo, nguyên lí hoạt động, công dụng.
* Kết luận:
=> Làm tốt bài văn thuyết minh cần: Tìm hiểu kĩ đối tượng, xác định phạm vi tri thức về đối tượng, sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác dễ hiểu.
=> Bố cục ba phần:
MB: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
TB: trình bày cấu tạo, các đặc điểm lợi ích… của đối tượng
KB: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng
* Ghi nhớ : SGK
II. Luyên tập
Bài tập 1(SGK) 
Lập dàn ý: Giới thiệu về chiếc nón Việt Nam
A. Mở bài: 
Giới thiệu về làng nghề làm nón hoặc vị trí chiếc nón trong đời sống của con người Việt Nam
B. Thân bài:
- Thuyết minh về hình dáng, nguyên liệu làm nón
- Thuyết minh về cách làm nón( lựa chọn lá, chuốt sợi thành nan, xếp lá lên khung, khâu, luồn quai)
- Thuyết minh về làng nghề nón
- Thuyết minh về các chủng loại, giá cả
- Thuyết minh tác dụng của nón (Trong cuộc sống, trong nghệ thuật)
C. Kết bài: 
Tình cảm với chiếc nón và với làng nghề truyền thống
4. Củng cố:
- Nêu các bước làm bài thuyết minh.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành dàn ý
- Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương: Sưu tầm về các nhà văn nhà thơ địa phương trước 1975.
Tiết 52
Soạn: 9 / 11 / 2010 
Giảng: 18 / 11 / 2010 
 Chương trình địa phương - phần văn.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Bước đầu có ý thức quan tâm tới truyền thống văn học của địa phương
- Qua việc chọn chép một bài thơ hoặc một bài vănviết về địa phương vừa củng cố tình cảm quê hương, vừa bước đầu rèn luyện năng lực thẩm bình và tuyển chọn văn thơ
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, tự hào về truyền thống văn học, tiếp tục phấn đấu để tiếp nối và phát huy
B.Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài, SGK, SGV, tư liệu tham khảo, bảng phụ
- HS: Chuẩn bị bài sưu tầm
C. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
8A1
/31
8A2
/29
2. Kiểm tra: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
Chúng ta thật tự hào vì địa phương Thanh Ba nói riêng và địa phương Phú Thọ nói chung có nhiều nhà thơ, nhà văn tiêu biểu với nhiều sáng tác hay đặc sắc được nhiều bạn đọc cả nước biết đến. Vậy đó là những tác giả nào, tác phẩm gì? 	 I.Báo cáo kết quả thống kê, sưu tầm về các nhà văn , nhà thơ hiện đại trước 197
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình bày
- Gọi học sinh báo cáo kết quả sưu tầm theo nhóm( đã viết trên giấy A0)
- Gọi học sinh nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV thống nhất các ý kiến, bổ sung thêm một số tác giả.
- Học sinh treo bảng thống kê trước lớp
- Báo cáo về kết quả sưu tầm
 Bảng thống kê tác giả tác phẩm
Stt
Họ và tên
Bút danh
Năm 
(sinh-mất)
Quê 
( nơi cư trú)
Tác phẩm chính
1
Tân Khải Minh
Sao Mai
1924
Nam Định (Thanh Sơn)
2
Nguyễn Hữu Nhàn
1938
Tứ Xã- L.Thao
Dốc nắng; Không cô đơn; Phố làng
3
Nguyễn Thái Vận
1941-1991
Xuân Lũng- L.Thao
Cánh đồng của mẹ
4
Ngô Ngọc Bội
Ngô Ngọc; Kim Mãn
1928
Cẩm Khê
Chị cả Phây
5
Nguyễn Ngọc Bái
Ngọc Bái
1943
Thanh Ba
Trầm tĩnh cánh rừng
6
Phạm Tiến Duật
1941- 2007
Thanh Ba
Vầng trăng- Quầng lửa
7
Kim Dũng
Anh Kim
1939
Việt Trì
Mùa lúa, mùa trăng
8
Nguyễn Hữu Dũng
Hoàng Hữu
1941-1981
Nam Định- (Việt Trì)
Khói ấm trong cây
9
Đặng Văn Đăng
Bút Tre
Cẩm Khê
Thơ Bút Tre
10
Trịnh Hoài Đức
Vân Huyền
1945
Việt Trì
Gạch ra lò( chèo)
11
Đào Ngọc Chung
1939
Lâm Thao
Trăng khuyết
12
Dương Huy Thiện
1934
Yên Lập
Thơ ca dân gian đất Tổ
13
Nguyễn Khắc Xương
1928
Việt Trì
Văn hoá dân gian đất Tổ
14
Nguyễn Bùi Vợi
1933
Nghệ An
Qua Thậm Thình
15
Nguyễn Đình ảnh
1942-2006
Lâm Thao
Trăng rừng
 GV giới thiệu và nhận xét.
Giáo viên gọi học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị ở nhà
( khoảng 3 h/s)
- Gọi h/s nhận xét
- GV nhận xét chung
GV lưu ý học sinh có thể chọn tác phẩm của tác giả địa phương hoặc tác phẩm của các tác giả khác viết về địa phương.
- GV gọi học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị
- Gọi học sinh nhận xét
- Giáo viên nhận xét chung
(Giáo viên giới thiệu một số tác phẩm viết về quê hương Phú Thọ)
- Hiện nay, hội văn học nghệ thuật Phú Thọ có 127 Hội viên, trong đó có 27 lượt hội viên hội nhà văn Việt Nam là người Phú Thọ.
- Các tác giả văn học hiện đại của địa phương rất đông đảo gồm các nhà thơ như: Phạm Tiến Duật, Kim Dũng, Nguyễn Đình ảnh, Nguyễn Bùi Vợi, Hoàng Hữu…
- Các tác giả văn xuôi: Nguyễn Thái Vận, Nguyễn Hữu Nhàn, Ngô Ngọc Bội, Sao Mai…
- Các tác giả nghiên cứu, phê bình văn học: Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện…
- Tác giả kịch bản sân khấu: Trịnh Hoài Đức, Phạm Đăng Ninh…Có những tác giả có tiếng tăm trong nền văn học nước nhà, tuy không sinh ra ở Phú Thọ nhưng gắn bó cả đời với mảnh đất Phú Thọ như tác giả Sao Mai, Nguyễn Bùi Vợi, Hoàng Hữu. 
- Nhiều tác giả địa phương có tác phẩm được chọn giới thiệu trong chương trình Ngữ văn của Bộ: Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính), Nguyễn Thái Vận (Rừng cọ quê tôi), Đỗ Văn Xuyền- bút danh Khánh Hoài( âsc giả sau 1975) với Cuộc chia tay của những con búp bê, ông cũng là tác giả kịch bản phim Bảy ngày làm vợ.
3. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm tiêu biểu a. Giới thiệu về tác giả
- Học sinh trình bày bài viết giới thiệu về một tác giả em yêu thích hoặc có hiểu biết nhiều về tác giả đó:
VD: Tác giả Phạm Tiến Duật, Bút Tre, Hoàng Hữu…
b. Giới thiệu về tác phẩm
- Học sinh trình bày bài viết giới thiệu về một bài thơ, truyện ngắn…đã sưu tầm được
4. Sưu tầm tác phẩm văn thơ viết về địa phương
- Đi học (Minh Chính)
- Rừng cọ quê tôi (Nguyễn Thái Vận)
- Mùa tu hú kêu; Mùa thu đi hái dọc- truyện viết cho thiếu nhi (Nguyễn Thị Thắng)
- Truyện ngắn “ Màu tím hoa mua”- giải nhì thi truyện ngắn năm 1967-1968 của Nguyễn Thị Như Trang. Đây là tác phẩm viết về anh hùng lao động Nguyễn Thị Chỉ (Hợp tác xã mua bán huyện Thanh Ba)
4. Củng cố: 
- Trong các t/g văn học địa phương em yêu thích nhất tác giả nào, tác phẩm nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Em hãy tập sáng tác thơ, viết truyện ngắn về đề tài nhà trường.
- Sưu tầm cuốn: Tuyển tập văn học Phú Thọ.
 - Chuẩn bị bài: Dấu ngoặc kép.
Duyệt giáo án, ngày 15 tháng 11 năm 2010.

File đính kèm:

  • docNV8 - Tuan 13.doc
Giáo án liên quan