Giáo án Ngữ văn 8 kì 1

ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 * Giúp HS :

 - Hệ thống hoá, củng cố và khắc sâu kiến thức về truyện ký VN đã học về các mặt: nội dung và tư tưởng nghệ thuật .

 -Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích so sánh nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện ký Việt Nam đã học .

 - Tích hợp với các bài Tập làm văn và tiếng Việt đã học .

 - Giáo dục học sinh biết yêu quý trân trọng giá trị văn học nghệ thuật đã học . Biết phê phán cái xấu, từ đó có tình yêu thương con người, làm những điều tốt đẹp .

 B. CHUẨN BỊ :

 GV : Giáo án + bảng phụ .

 HS : soạn bài theo câu hỏi sgk .

 

doc199 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3022 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 kì 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uê hương . Có nghệ thuật kể truyện tài tình .
? Học xong văn bản này em có suy nghĩ gì về thiên nhiên cảnh vật con nguời nơi quê hương em ? Nếu phải đi xa thì em sẽ nhớ về quê hương của mình với những đặc điểm gì?
 HS : suy nghĩ trả lời .
GV : nxét đhướng – Giáo dục học sinh tình yêu với quê hương , đất nước .
Tìm hiểu nghệ thuật .
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong văn bản ? 
HS : Trả lời – nxét – bsung 
GV : Nxét – Đhướng –chốt ghi bảng :
- Lồng ghép 2 vai kể ; kết hợp giữa tả -kể- biểu cảm hài hoà ; sử dụng biện pháp nhân hoá so sánh làm cho văn bản thêm sinh động .
HS : Đọc ghi nhớ sgk /101.
 * Hoạt động 3 : GV hướng dẫn học sinh luyện tập 
? Trình bày những suy nghĩ cảm nhận của em về quê hương ? Hình ảnh nào của quê hương đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất ?
4. Củng cố : 
GV sử dụng bảng phụ :
 ? Trong những nhận định sau , nhận định nào thể hiện đúng nhất nội dung đoạn trích : Hai cây phong .?
a. Nói lên tình cảm gắn bó của tác giả với hai cây phong 
b. Nói lên ý nghĩa của hai cây phong đối với cuộc đời của nhân vật tôi .
c. Miêu tả sinh động hai cây phong qua con mắt và tâm hồn của người kể truyện .
d. Miêu tả sinh động 2 cây phong qua con mắt của người hoạ sĩ .
? Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện và tác dụng của nó ? 
? Học xong văn bản này em có suy nghĩ gì ?
5. Dặn dò :
 - Học thuộc phần ghi nhớ và nội dung bài học 
- Chuẩn bị bài : Ôn lại kiến thức đã học, chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 2 
I . Đọc và tìm hiểu chú thích .
1. Tác giả :
- Sinh 1928 là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan .
2. Tác phẩm :
-In trong tập :Núi đồi và thảo nguyên (1961) .
- Đoạn trích là phần đầu của truyện .
3. Từ khó (sgk/100)
II. Tìm hiểu văn bản .
1. Cấu trúc :
- Thể loại : Truyện vừa .
- P. thức : TS + MT + BC 
- Bố cục : 4 phần .
2. Nội dung :
 a. Mạch kể -ngôi kể.
-Kể ở ngôi thứ nhất .
- Kết hợp cả 2 vai, có sự thay đổi cách xưng hô của người kể .
à Thể hiện cảm xúc vừa chung vừa riêng làm cho truyện trở nên sống động, thân mật, gần gũi, chân thật .
b. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ .
* Hình ảnh hai cây phong:
- “ Giữa một ngọn đồi có hai cây phong lớn ...hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi”
à Nghệ thuật so sánh khẳng định vai trò quan trọng của 2 cây phong đồng thời thể hiện niềm tự hào, sự gắn bó của người dân với 2 cây phong .
- Miêu tả hai cây phong: “...có tiềng nói riêng ,tâm hồn riêng..ngả nghiêng thân cây lay động cành lá ...tiếng rì rào, lời ca êm dịu như sóng thuỷ triều...cháy rừng rực”
à Miêu tả, kết hợp với so sánh làm nổi bật hình ảnh 2 cây phong sinh động như hai con người có tiếng nói tâm hồn riêng.
* Hai cây phong gắn với ký ức tuổi thơ .
- Chạy lên phá tổ chim, chơi dưới bóng râm mát rượi, trèo lên cao để khám phá vẻ đẹp của làng quê .
- Nép vào cành cây lắng nghe tiếng gió ảo huyền ...
àLà nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó , chan hoà, thân ái. Là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới .
c. Ấn tượng và suy nghĩ của nhân vật “tôi”.
- Hai cây phong như ngọn hải đăng .
à Coi hai cây phong như người dẫn đường, như người thân .
- Tự hỏi : “...ai là người đã trồng ... người ấy đã ấp ủ niềm hi vọng gì khi vun chúng nơi đây trên đỉnh đồi cao này?”.
à Tình yêu với hai cây phong gắn với tình yêu và sự kính trọng người thầy . 
- Thể hiện tình yêu tha thiết sâu nặng với thiên nhiên con người và làng quê .
3. Nghệ thuật :
- Lồng ghép 2 vai kể .
- Kết hợp hài hoà giữa các phương thức biểu đạt tả, kể, biểu cảm .
- Sử dụng biện pháp sso sánh .
à Làm cho văn bản sinh động hấp dẫn .
* Ghi nhớ : sgk/101.
III. Luyện tập .
---------------------------–«—-----------------------
TUẦN 9 – TIẾT 35,6 – BÀI 9 ND :14 /10/09
 Lớp:.8a...8b....
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
 * Giúp học sinh :
 - Biết vận dụng những kến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm .
 - Rèn kỹ năng diễn đạt trình bày , sử dụng đan xen các yếu tố tự sự , miêu tả , biểu cảm .
 - Tích hợp với bài Tình thái từ và các văn bản đã học .
 - Giáo dục học sinh tính độc lập , sáng tạo, trung thực khi làm bài .
 B. CHUẨN BỊ :
 GV : Đề và đáp án .
 HS : Ôn lại thể loại văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm .
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp .
 2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Ở tuần trước ta đã tìm hiểu dàn ý bài văn tự sự kết hợp với tả, kể, biểu cảm . Vậy hôm nay ta vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn số 2 .
 b. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : GV đọc đề - ghi đề lên bảng .
Đề bài : Kể về kỷ niệm đáng nhớ của em với thầy cô giáo cũ .
 GV : Yêu cầu học sinh làm bài nghiêm túc – giám sát việc làm bài của học sinh .
 * Hoạt động 2 : GV thu bài – nhận xét quá trình làm bài .
 3. Củng cố :
 ? Nêu các bước làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm .?
 4. Dặn dò : 
 - Ôn lại cách làm một bài văn tự sự kết hợp miêu tả , biểu cảm .
 - Chuẩn bị bài : Nói quá .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM .
 I . Yêu cầu chung :
 * Hình thức : Bài làm đảm bảo đúng thể loại : Viết bài văn tự sự kết hợp với tả, biểu cảm Diễn đạt lưu loát, có hình ảnh, gợi cảm . Lời văn trong sáng, trình bày sạch đẹp , ko sai lỗi chính tả .
* Nội dung : Kể lại kỷ niệm nghĩa là phải có cốt truyện , nhân vật kỷ niện đáng nhớ gắn với nhân vật .
II. Yêu cầu cụ thể :
 Bài làm của học sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau :
 - Giới thiệu chung về cô giáo .
 - Nêu kỷ niệm đã có giữa bản thân và cô giáo .
 - Miêu tả qua về hình dáng tính cách của cô giáo cũ .
 - Trình bày sự việc đã trở thành kỷ niệm .( bị cô khiển trách do mắc lỗi , được cô giúp đỡ, động viên an ủi .
 - Nêu suy nghĩ , cảm xúc của mình khi sự việc xảy ra .
 - Tình cảm của bản thân với thầy cô giáo : biết ơn , kính trọng ...
 III. Biểu điểm chấm :
 - Điểm 9 -10 : Đảm bảo đúng đủ yêu cầu về hình thức nội dung , kết hợp với miêu tả, biểu cảm một cách phù hợp .
 - Điểm 7- 8 : Trình bày tương đối đầy đủ nội dung ,có kết hợp miêu tả biểu cảm , diễn đạt rõ ràng mạch lạc .
 - Điểm 5 – 6 : Đảm bảo ½ nội dung trên , có sự kết hợp miêu tả , biểu cảm nhưng chưa thật phù hợp , còn đôi chỗ diễn đạt chưa được mạch lạc .
 - Điểm 3 – 4 : Đã xây dựng được tìmh tiết , sự việc song diễn đạt kém mạch lạc , đôi chỗ còn lủng củng , còn sai lỗi chính tả .
 - Điểm 1 – 2 : Bài viết kém ko có tình tiết . Diễn đạt lủng củng , viết những câu vô nghĩa sai nhiều lỗi chính tả .
 - Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng . 
-------------------------–«—-----------------------
 TUẦN 10 – TIẾT 37 – BÀI 10 ND: 19 /10/ /09 
 Lớp:....8a...8b......
NÓI QUÁ 
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 * Giúp học sinh :
 - Hiểu được thế nào là nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ này trong văn chương cũng như trong cuộc sống hàng ngày .
 - Rèn kỹ năng hiểu , sử dụng biện pháp tư từ nói quá trong viết văn thơ và trong giao tiếp 
 - Tích hợp với các văn bản đã học .
 - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng biện pháp tu từ này trong nói và viết để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp .
 B. CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án + bảng phụ và một số ngữ liệu cần thiết .
 HS : Đọc và trả lời câu hỏi theo sgk .
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra vở soạn của một số học sinh .
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài :
 Trong ca dao tục ngữ hay thơ văn , biện pháp nói quá được sử dụng rất nhiều . Vậy thế nào là nói quá , nói quá có tác dụng gì ? Bài học hôm nay cô cùng các em sẽ tìm hiểu .
 b. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
 * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu nói quá và tác dụng của nói quá .
GV sử dụng bảng phụ chép VD sgk/101 .
HS đọc to vd – hs khác quan sát .
? Những cụm từ in đậm trong sgk có nói qúa sự thật không ? Thực chất mấy câu này nhằm nói tới điều gì ?
HS Trao đổi thảo luận theo bàn trả lời câu hỏi – Cả lớp nhận xét – bsung .
GV nxét – Đhướng :
- Nói quá với sự thật . 
- Đêm tháng 5 và ngày tháng 10 rất ngắn ; mồ hôi chảy rất nhiều .
GV : Những cách nói phóng đại quy mô tính chất của sự vật sự việc như thế này người ta gọi là nói quá .
? Em hãy cho một VD về cách nói như vậy ?
HS : Trình bày – lớp nhận xét – bsung .
GV Nxét – Đhướng .
? Vậy theo em người ta nói quá lên như vậy để nhằm mục đích gì ?
- Nhấn mạnh , gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm .
? Qu tìm hiểu em hãy cho biết thế nào là nói quá ? Nói quá có tác dụng gì ?
HS : Trả lời theo sự hiểu biết .
GV : Nxét – đhướng – chốt – ghi bảng.
HS : Đọc ghi nhớ sgk / 102 .
GV Cho học sinh làm bài tập nhanh sau : 
Em hãy chỉ ra những điều nói quá trong các câu thơ sau và cho biết tác dụng của nó : 
 a. “Tiếng đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan”
	b.	“ Đau lòng kẻ ở người đi,
Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm”
 c. 	“ Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim làm gém thì mình lấy ta”
HS : Trao đổi trả lời – nxét .
GV : Nxét – Đhướng :
a. Cắn cơm ko vỡ ...vỡ tan -> nhấn mạnh tính cách bằng cách nói quá để người nghe hiểu ngược lại 
b. Lệ rơi thấm đá ...-> cách nói có hình ảnh làm tăng tính biểu cảm .
c. cây cải làm đình , gỗ lim làm gém.-> Nhấn mạnh rằng ko bao giờ có sự việc ấy xảy ra .
à nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm 
GV : nói quá hay còn gọi là ngoa dụ , thậm xưng .
? Theo em nói quá và nói khoác có giống nhau không ? hãy phân biệt sự khác nhau ?
HS : trao đổi trả lời – nxét .
GV : Nxét – đhướng ;
- Nói quá : làm cho người đọc người nghe cảm nhận được sự nhấn mạnh để hiể rõ bản chất của đôí tượng hay sự tình đuợc nói đến và làm tăng sức biểu cảm .
- Nói khoác : là nói những điều ko đúng sự thật , cố ý lừa dối ngưòi nghe .
VD : Nhà tôi trồng được quả bí to bằng cái đình làng .
? Nói quá thường được dùng ở văn học dân gian đặc biệt là ca dao tục ngữ , thành ngữ . Em hãy nêu một vài câu ca dao hoặc tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá ?
- Đen như cột nhà cháy .
- Ngáy như sấm .
- vắt cổ chày ra nước .
 * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh thực hiện phần luyện tập .
 Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 .
HS : làm miệng – nxét – bsung .
GV : Nxét – Đhướng .
GV : sử dụng phiếu học tập cho học sinh điền thàng ngữ 
vào chỗ trống ở bài tập 2 .Theo nhóm ( 5 nhóm nhỏ )- mỗi nhóm một câu .
HS : Trình bày – nxét – GV nxét – đhướng .
GV : Chia học sinh làm 2 nhóm lớn làm bài tập 3,4 .
Đại diện nhóm trình bày – nhóm khác nhận xét .
GV : Nxét – đhướng :
I. Nói quá và tác dụng của nói quá .
* Xét VD sgk /101 .
1. Nói quá :
- Nói quá là cách nói phóng đại quy mô tính chất của sự vật sự việc .
VD : Chạy long tóc gáy .
 Chậm như rùa .
2. Tác dụng :
- Nhằm nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm .
* Ghi nhớ sgk /102 .
* Lưu ý : 
Nói quá và nói khoác khác nhau :
- Nói quá giúp người nghe hiểu rõ bản chất của đối tượng , tăng sức biểu cảm .
- Nói khoác : nói những điều ko đúng sự thật , lừa dối người nghe .
- Được dùng nhều thành ngữ, tục ngữ , ca dao .
II. Luyện tập .
Bài 1 .
a. Sỏi đá cũng thành cơm : sức lao động của con gười thật kỳ diệu .
b. Đi lên đến tận trời : Đi bất cứ nơi nào , còn khoẻ .
c. Thét ra lửa : Có uy quyền hống hách, quát nạt mọi người .
Bài 2 .
a. Chó ăn đá ga ăn sỏi .
b. Bầm gan tím ruột .
c. ruột để ngoài da .
d. nở từng khúc ruột .
e. vắt chân lên cổ 
Bài 3
- Tớ nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này 
- Sau chiến tranh nhân dân ta bắt tay vào việc xây dựng đất nước với khí thế rời non lấp biển .
Bài 4
- Đẹp như tiên 
- Hiền như đất 
- Tối như mực .
4 . Củng cố :
? Ý kiến nào nói đúng nhất tác dụng của nói quá ?
a. Gợi hình ảnh chân thực , cụ thể về sự vật sự việc .
b. Bộc lộ thái độ tình cảm , cảm xúc của người nói .
c. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc .
d. Để nhấn mạnh gây ấn tượng , tăng sức biểu cảm cho sự vật hiện tượng .
? Qua phép nói quá em hiểu gì về ngôn ngữ , đời sống con người VN .
5. Dặn dò :
- Học thuộc nội dung bài học và ghi nhớ sgk /102 .
- Làm tiếp bài tập 5,6 sgk/103 .
- Soạn bài : Ôn tập truyện ký Việt Nam
--------------------------------------------------–«—------------------------------------------------
TUẦN 10 – TIẾT 38 – BÀI 10 ND:20 /10/09
 Lớp:..8a...8b.
ÔN TẬP TRUYỆN KÝ VIỆT NAM
 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 * Giúp HS :
 - Hệ thống hoá, củng cố và khắc sâu kiến thức về truyện ký VN đã học về các mặt: nội dung và tư tưởng nghệ thuật .
 -Rèn kỹ năng hệ thống hoá, phân tích so sánh nội dung, nghệ thuật của các văn bản truyện ký Việt Nam đã học .
 - Tích hợp với các bài Tập làm văn và tiếng Việt đã học .
 - Giáo dục học sinh biết yêu quý trân trọng giá trị văn học nghệ thuật đã học . Biết phê phán cái xấu, từ đó có tình yêu thương con người, làm những điều tốt đẹp .
 B. CHUẨN BỊ :
 GV : Giáo án + bảng phụ .
 HS : soạn bài theo câu hỏi sgk .
 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp :
 2. Kiểm tra một số vở soạn của học sinh .
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài mới :
 Để giúp các em có cái nhìn tổng quát về truyện ký Việt Nam đã học từ đầu học kỳ I đến nay, tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại những kiến thức về văn học VN đã học .
 b. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
 * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các văn bản truyện ký VN đã học ở học kỳ I .
 ? Nêu những truyện ký VN đã học từ đầu học kỳ I ?
 HS : Trả lời – nxét – bsung .
 GV : Nxét – Đhướng :
 GV yêu cầu 4 học sinh lên bảng – mỗi học sinh trả lời những yêu cầu trong sgk về một văn bản .
 HS : Lên bảng trình bày – cả lớp làm ra giấy nháp – nxét bài bạn .
 GV : Nxét theo định hướng sau :
Tên VB
tác giả
Thể loại
Phương thức 
biểu đạt
Nội dung
 chủ yếu 
Đặc sắc
nghệ thuật .
Tôi đi học 
Thanh Tịnh 
Truyện ngắn
Tự sự, miêu tả , biếu cảm
Những cảm giác bồi hồi bỡ ngỡ, sung sướng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học .
Ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ kết hợp với việc sử dụng các hình ảnh so sánh, từ láy gợi hình .
Trong lòng mẹ .
Nguyên Hồng
Hồi ký
Tự sự kết hợp mtả, bcảm .
Nỗi đau của chú bé Hồng vàn tình yêu thương mẹ , sự căm thù cổ tục phong kiến .
Kết hợp nhuần nhuyễn các p.thức biểu đạt , các hình ảnh so sánh liên tưởng , giàu cảm xúc
Tức nước vỡ bờ.
Ngô Tất Tố
Tiểu thuyết
Tự sự
Phê phán chế độ cũ tàn ác , bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn , sức sông tiềm tàng của người phụ nữ nông dân VN 
Khắc hoạ nhân vật và miêu tả sinh động hấp dẫn .
Lão Hạc
Nam Cao
Truyện ngắn
Tự sự
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ 
Cách kể truyện tự nhiên linh hoạt .
 * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh so sánh sự giống nhau và khác nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản trên .
 HS : Trao đổi thảo luận theo nhóm so sánh sự giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật của các văn bản đã học .
 Đại diện học sinh trình bày – Nhóm khác nxét –bsung .
 GV : Nxét – Đhướng : 
 - Giống nhau : 
 + Đều là văn tự sự hoặc truyện ký hiện đại sáng tác vào thời kỳ 1930-1945 
 + Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả ; đều đi sâu miêu tả số phận tình cảm của con người .
 + Đều chứa chan tinh thần nhân đạo : yêu thương trân trọng những phẩm chất tình cảm tốt đẹp của con người .
 + đều có lối viết chân thực gần với đời sống .
 - Khác nhau :
 GV cho học sinh đối chiếu với bảng trên để so sánh sự khác nhau về nội dung nghệ thuật .
 * Hoạt động 3 : GV tổ chức cho học sinh viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật mình yêu thích .
 HS tự do chọn một nhân vật mà mình yêu thích viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của mình với nhân vật đó .
 HS : Trình bày bài viết cảu mình trước lớp – Cả lớp nhận xét bsung 
 GV : Nxét – khen ngợi những bài viết hay có cảm xúc chân thành .
 4 . Củng cố : 
 GV sử dụng bảng phụ cho học sinh làm bài tập sau :
 Hãy lựa chọn nội dung ở cột B thích hợp với tên văn bản ở cột A để có những nhận định chính xác về chủ đề của các văn bản đã học .
 A
 B 
1. Tôi đi học 
a. Nói lên tình cảnh đáng thương của một em bé mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho ngươì mẹ bất hạnh .
2. Trong lòng mẹ 
b. Nói về một người phụ nữ nông dân cùng khổ bị chà đạp đè nén đã uất ức vùng lên .
3. Tức nước vỡ bờ 
c. Nói về ông lão nông dân vì ko muốn tiêu phạm vào tiền và mảnh vườn của con cho nên đã phải ăn bả chó mà chết một cách bi thảm .
4. Lão Hạc 
d. Nói về tâm trạng hồi hộp cảm giác bỡ ngỡ trong ngày tựư trường đầu tiên của một chú bé .
 5. Dặn dò :
 - Về nhà viết thêm một kết thúc mới cho truyện lão Hạc .
 - Học thuộc nội dung bài học .
 - Soạn bài : Thông tin về bgày trái đất năm 2000.
------------------------------------------------–«—-----------------------------------------------
TUẦN 10 – TIẾT 39 – BÀI 10 ND: 21/10/09...
 Lớp:..8a..8b.....
 VĂN BẢN 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM HAI NGHÌN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 * Giúp học sinh :
 - Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông đối với thiên nhiên đô thị và con người .
 - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việ sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lý của những kiến nghị đề xuất .
 - Rèn kỹ năng phân tích văn bản thuyết minh . 
 - Tích hợp với văn bản thuyết minh .
 - Giáo dục học sinh có ý thức hạn chế sử dụng bao bì ni lông , tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện .
 B. CHUẨN BỊ : 
 GV : Giáo án và một số tư liệu về tình hình môi trường ở địa phương 
 HS : Soạn bài theo yêu cầu câu hỏi sgk .
 C. CÁC HẠOT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp :
 2. Bài cũ : 
 ? Cho biết nét đặc sắc nghệ thuật trong văn bản lão Hạc .?
 ? Nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật chị Dậu ?
 * Yêu cầu : 
 - Cách kể truyện tự nhiên linh hoạt .sử dụng từ ngữ gợi hình gợi cảm , cách miêu tả tâm lí nhân vật tài tình.
 - Chị Dậu là người phụ nữ nông thôn hiền lành thương chồng thương con nhưng bị dồn đến bước đường cùng đã vùng lên phản kháng . Chị bất chấp nguy hiểm chống trả quyết liệt với tên cai lệ và người nhà lí trưởng khi hai tên này cứ đòi xông vào trói anh Dậu .
 3. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài :
 Bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ cấp bách và nặng nề của toàn nhân loại . Boả vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chính bản thân mình . Vậy mỗi người dân chúng ta có thể làm gì và cần làm gì để bảo vệ môi trường văn bản Thông tin..năm hai nghìn sẽ giải thích thuyết minh cho chúng ta rõ trong tiết học ngày hôn nay .
 b. Tiến trình tổ chức các hoạt động : 
Hoạt đông của GV – HS
Nội dung
 * Hoạt động 1 : GV hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích .
GV hướng dẫn đọc : rành mạch rõ ràng , khúc triết thể hiện giọng điệu của một lời kêu gọi 
GV đọc mẫu một đoạn – gọi 2 hs đọc tiếp đến hết .
Chú ý cách đọc của hs để kịp thời uốn nắn .
? Văn bản ra đời khi nào ?
- Được soạn thảo nhân lần đầu tiên VN tham gia ngày trái đất ngày 22-4-2000 nhằm kêu gọi mọi người quan tâm đến việc bảo vệ môi trường nói chung và ý thức về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông nói riêng .
HS quan sát một số chú thích sgk / 106 .
GV giải thích thêm : pla-xtíc chất dẻo hay còn gọi là nhựa là những vật liệu tổng hợp gọi là pô-li-me .
 * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản .
? Theo em văn bản này thuộc thể loại nào ? Phương thức biểu đạt là gì ?
HS trả lời GV nxét – chốt – ghi bảng .
- Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập đến những vấn đề thời sự nóng bỏng hàng ngày đang được xh quan tâm .
- Đây là văn bản nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh .
- Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lính vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xh bằng phương pháp trình bày , giới thiệu , giải thích đến bài 13 chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về kiểu văn bản này .
? Văn bản này có thể chia làm mấy phần nội dung từng phần như thế nào ? 
- Đ1 : Từ đầu -> một ngày ko sử dụng bao bì ni lông : Sơ lược về nguồn gốc và nguyên nhânira đời của bản thông điệp : “ Một ngày ko sử dụng bao bì ni lông”
- Đ2 : Tiếp -> Đối với môi trường : Tác hại nhiều mặt của việc sử dụng bao bì ni lông .Và những giải pháp để hạn chế tác hại đó , kêu gọi mọi ngươì hạn chế dùng bao ni lông .
- Đ3 Còn lại : đề ra những việc cần làm ., lời kêu gọi mọi người hành động “Một ngày ...ni lông”
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp

File đính kèm:

  • docganv8_20150725_031610.doc
Giáo án liên quan