Giáo án Ngữ văn 8 - Dương Sỹ Bình - Tuần 11

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.

- Trình đạt yêu cầu một câu chuyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự.

- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.

2. Kỹ năng:

- Kể lại được câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau.

- Lập dàn ý một văn bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Diễn đạt gãy gọn, trôi chảy, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3. Thái độ:

- Mạnh dạn, tự tin trình bày một vấn đề trước lớp.

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2027 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Dương Sỹ Bình - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11	Ngày soạn: 26/10/2014 
 Tiết: 42 	 Ngày dạy: 29/10/2014 
Tiếng Việt: CÂU GHÉP
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 	- Nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Biết sử dụng câu ghép phù hợp trong giao tiếp.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Đặc diểm của câu ghép.
- Cách nối câu ghép.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt câu ghép vơi câu đơn và câu mở rộng thành phần.
- Biết sử dụng câu ghép phù hợp trong giao tiếp.
- Cách nối câu ghép.
3. Thái độ: 
- Sử dụng câu ghép phù hợp trong giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyet trình, đàm thoại, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh (1’)
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:…………
Phép……………Không ………………
Vắng:…………
Phép………………..Không………………
 	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là nói giảm nói tránh, nêu tác dụng của nói giảm nói tránh. Cho ví dụ và chỉ ra ý nghĩa nói giảm nói tránh.
 3. Bài mới: 
 - Nắm được đặc điểm của câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép.
 - Biết sử dụng câu ghép phù hợp trong giao tiếp à vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI BẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Đặc điểm của câu ghép. 
- Học sinh đọc đoạn văn ở bảng phụ. Chú ý các câu được gạch chân
(?) Tìm các cụm C-V trong những câu in đậm? Phân tích cấu tạo của các câu trên?
+ Câu có 1 cụm C- V:
…mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 C V
+ Câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau:
Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng
 C V
 tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học
 C V C V
+ Câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn:
Tôi / quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy /nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi/ mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
(?) Trình bày kết quả vừa tìm được vào bảng theo mẫu sau:
Kiểu cấu tạo câu
Câu cụ thể
Câu có 1 cụm C-V
a
Câu có hai hoặc nhiều cụm C-V
Cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
c
Cụm C-V không bao chứa nhau
b
(?) Dựa vào những kết quả tìm hiểu trên hãy cho biết câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép?
(?) Thế nào là câu ghép? 
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK/112
(?) Cách nối các vế của câu ghép.
- Cho học sinh đọc lại đoạn văn
(?) Tìm thêm các câu ghép trong đoạn trích ở mục I.
a. Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.(1)
b. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi nhớ hết(3)
(?) Trong mỗi câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng cách nào?(Câu 3 và câu 6 nối với nhau bằng từ “vì, nhưng ”)
(?) Hãy nêu vài ví dụ câu ghép có dùng từ nối quan hệ hô ứng
 - Hắn /không ưa lão bởi vì lão/ lương thiện quá; 
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, thì tôi đuổi kịp; - - Khi hai người lên gác thì Giôn-xi đang ngủ.
(?) Từ đó hãy nêu các cách nối các vế trong câu ghép? 
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luỵên tập.
BT1 - Bài tập nhận biết:
- Cho học sinh làm bài tập theo nhóm sau đó cử đại diện nhóm lên làm trên bảng.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét bổ sung giáo viên tổng hợp và công nhận kết quả.
BT2:Cho học sinh thảo luận cặp thi làm nhanh, mỗi cặp một câu cho đến hết lượt.
BT3: Cho học sinh đặt câu theo mẫu trong SGK và yêu cầu đề ra.
- Giáo viên thu theo nhóm để chấm điểm nhanh.
HOẠT ĐỘNG 3: hướng dẫn tự học
- Soạn bài “Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả, biểu cảm”
- Làm các bài tập theo hướng dẫn trong sách giáo khoa..
- Làm những bài tập còn lại.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của câu ghép
a. Ví dụ: SGK/111
…mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi/ dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
à Câu có 1 cụm C- V
- Cảnh vật chung quanh tôi/ đều thay đổi, vì chính lòng C V
 tôi/ đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi/ đi học
 C V C V
à Câu có nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
- Câu có cụm C-V nhỏ nằm trong cụm C-V lớn
b. Ghi nhớ: SGK/112
2. Cách nối các vế câu
 Ví dụ: 
- Hắn /không ưa lão bởi vì lão/ lương thiện quá; 
- Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, thì tôi đuổi kịp.
 - Khi hai người lên gác thì Giôn-xi đang ngủ.
 Ghi nhớ: SGK/112
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/113: Tìm các câu ghép trong đoạn trích, chỉ rõ cách nối: 
a. Câu 3… hết đoạn: nối bằng dấu phẩy
b. Cô tôi …ra tiếng: nối bằng dấu phẩy
Gía những …thì tôi quyết vồ ngay ..mới thôi
c.Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay;… dấu hai chấm
d. Hắn làm nghề ăn trộm..nên ….vì lão..
Bài 2/113
a.Vì nó lười học nên nó bị điểm kém.
b.Nếu tôi không đến trường được thì tôi sẽ không hiểu bài.
c.Tuy là học sinh giỏi nhưng nó luôn giúp đỡ bạn.
d.Không những nó học giỏi mà còn đá bóng hay
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: 
- Làm các bài tập theo hướng dẫn trong sách giáo khoa..
Bài mới: 
- Soạn bài “Luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp miêu tả, biểu cảm”
- Làm các bài tập theo hướng dẫn trong sách giáo khoa..
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
 ____________________________________
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2014 
Tiết 43 Ngày dạy: 30/10/2014
Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc kiến thức về ngôi kể.
- Trình đạt yêu cầu một câu chuyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Ngôi kể và tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong văn tự sự. 
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói kể chuyện.
2. Kỹ năng:
- Kể lại được câu chuyện theo nhiều ngôi kể khác nhau.
- Lập dàn ý một văn bản tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Diễn đạt gãy gọn, trôi chảy, biểu cảm sinh động câu chuyện kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3. Thái độ: 
- Mạnh dạn, tự tin trình bày một vấn đề trước lớp.
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề…
C. PHƯƠNG PHÁP:
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:…………
Phép……………Không ………………
Vắng:…………
Phép…………………..Không………………
 	2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà của HS.
3. Bài mới: Đối với một số em, nói trước đám đông còn là một việc làm khó khăn do cách diễn đạt chưa rõ ràng, suôn sẽ.Tiết học hôm nay sẽ luyện cho các em cách kể chuyện hấp dẫn sinh động bằng việc nhập vai vào nhân vật và qua đo các em sẽ nhơ lâu hơn những văn bản đã học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn ôn tập về ngôi kể
(?) Kể theo ngôi thứ nhất là kể như thế nào? (là kể mà người kể xưng tôi. Với ngôi kể này, người kể có tư cách là người trong cuộc, tham gia vào các sự việc và kể lại, do đó độ tin cậy cao)
(?) Như thế nào là kể theo ngôi thứ ba? Nêu tác dụng của mỗi loại ngôi kể?
(là kể mà người kể dấu mình đi gọi tên các nhân vật một cách khách quan.)
(?) Lấy ví dụ về cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ở một vài tác phẩm hay trích đoạn văn tự sự đã học.
- Ngôi thứ ba: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng Ví dụ:“Rồi chị túm lấy cổ hắn..người đàn bà lực điền”
- Ngôi thứ nhất “Tôi đi học”Thanh Tịnh. Lão Hạc, Những ngày thơ ấu.
(?) Tại sao người ta phải thay đổi ngôi kể?
(…điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả…)
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn lập dàn ý kể chuyện
-Cho học sinh đọc lại đoạn truyện .
(?) Sự việc, nhân vật chính và ngôi kể trong đoạn văn
(?) Các yếu tố miêu tả và biểu cảm nổi bật trong đoạn văn?
(Van xin, nín nhịn cháu van ông, sự phẫn nộ: chồng tôi đau ốm…;căm thù, vùng lên:mày trói..)
+Các yếu tố miêu tả:
- Chị Dậu xám mặt…; Sức loẻo khoẻo của anh chàng nghiện…người đàn bà lực điền…nham nhảm thét… anh hầu cận ông lý…ra thềm…
+ Tác dụng của miêu tả: nêu bật sức mạnh của lòng căm thù khiến: chị chiến thắng.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để thay đổi ngôi kể và hoàn chỉnh bằng miệng từ đoạn văn SGK- Sau đó gọi HS trình bày miệng trước lớp (chú ý tới các đối tượng học sinh yếu – kém )
( Chú ý tác phong, cách diễn đạt, nội dung cơ bản, cốt lõi của đoạn trích…)
+ Đóng vai chị Dậu:VD:
Tôi tái mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy tới đỡ tay người nhà lý trưởng van xin:- Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh lại ông tha cho.
Nhưng tên người nhà lý trưởng vừa đấm vào ngực tôi vừa hùng hổ sấn sổ đến trói chồng tôi. Vừa thương chồng vừa uất ức tôi dằn giọng: Chồng ..hạ. 
Cai lệ tát vào mặt tôi một cách thô bạo rồi lao tới …Tôi nghiến hai hàm răng:…”
- Cho HS nhận xét => GV nhận xét – rèn kĩ năng nói trước lớp lưu loát.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét trong các nhóm tự học.
- Về nhà rèn luyện giọng kể 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 Ôn tập về ngôi kể
- Kể theo ngôi 1: người kể xưng “tôi”® câu chuyện tăng tính chân thực, thuyết phục.
- Kể theo ngôi 3: gọi tên các nhân vật® kể một cách linh hoạt , tự do.
-Việc thay đổi ngôi kể tùy thuộc vào cốt truyện hay người viết ® câu chuyện sinh động, phong phú.
II. LUYỆN NÓI:
 Đoạn văn:SGK.
+ Yếu tố biểu cảm:
- Cháu van ông…® thái độ nhún nhường, hạ mình
- Chồng tôi đau ốm …® tư thế ngang hàng® dấu hiệu phản kháng
- Mày trói ngay chồng bà đi…® đặt mình cao hơn ® thái độ căm phẫn
+ Yếu tố miêu tả:
- Chị Dậu xám mặt, vội vàng…
-…hắn …sấn đến…
- Sức lẻo khoẻo…ngã chõng quèo…
- Người nhà lý trưởng sấn sổ…
- Anh chàng hầu cận anh lý…ngã nhào ra thềm.
à Câu chuyện sinh động, hấp dẫn, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ.
=> Kể lại chuyện theo ngôi thứ nhất
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ:
- Ôn lại kiến thức về ngôi kể
* Bài mới:
Soạn bài: “Câu ghép”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 11 Ngày soạn: 28/10/2014 
Tiết: 44 Ngày dạy: 31/10/2014 
Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được đặc điểm, vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1.Kiến thức:
- Đặc điểm của văn thuyết minh.
- Ý nghĩa, phạm vi sử dụng của văn bản thuyết minh.
- Yêu cầu của việc sử dụng văn thuyết minh.
2. Kỹ năng:
.	- Phân biệt văn bản thuyết minh với các văn bản tự sự, miêu tả và biểu cảm, nghị luận.
- Rèn kỹ năng viết và phân tích văn bản thuyết minh
3.Thái độ: 
- Có ý thức sử dụng văn bản thuyết minh trong hoàn cảnh phù hợp.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề…
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
Lớp 8A5
Lớp 8A6
Vắng:…………
Phép………………Không ………………….
Vắng:…………
Phép……………..Không…………………
 	2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của 2 em lấy điểm
3.Bài mới: 
Mua một cái máy, một cái TV cần có kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Mua hộp bánh trên hộp ghi ngày sản xuất, sử dụng khối lượng tịnh, các chất làm nên bánh… Đến một danh lam thắng cảnh, có bảng ghi lời giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra phố gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm, cầm quyển sách bìa sau có giới thiệu lời giới thiệu tóm tắt nội dung… Hai chữ thuyết minh bao hàm giải thích, trình bày, giới thiệu cho được hiểu rõ…Vậy thế nào là thuyết minh? …Chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung về văn bản TM
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu mục I.1 SGK 
(?) Ba văn bản trên mỗi văn bản TM, trình bày vấn đề gì?
(?) Trong thực tế khi nào ta dùng các loại văn bản đó?
- Khi cần có những hiểu biết khách quan về đối tượng sự vật, sự việc, sự kiện thì ta dùng văn bản TM.
(?) Kể thêm một số văn bản cùng loại mà em biết?
 Cầu Long Biên, một chứng nhân lịch sử, Thông tin về ngày trái đất, Ôn dich thuốc là, Chùa một cột của Bạch Kim 
 Phân biệt với các kiểu văn bản đã học để hiểu tính chất chung của văn bản thuyết minh.
- Cho học sinh thảo luận nhóm:
(?) Văn bản tự sự trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. Ở đây có các nội dung đó không?
(?) Văn bản miêu tả có cảnh sắc, con người và cảm xúc trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người ở đây có như thế không?
(ở đây chủ yếu làm cho người ta hiểu)
(?) Văn bản nghị luận trình bày ý kiến, luận điểm, luận cứ, luận chứng. Ở đây có luận điểm không?
(ở đây chỉ có kiến thứcàVBTM)
(?) Từ tìm hiểu em có nhận xét gì về đặc điểm văn bản TM? Trình bày đặc điểm tiêu biểu của sự vật, hiện tượng?
(a: cây dừa:thân, lá, nước, cùi, sọ như thế nào? b: lá cây: tế bào, ánh sáng, sự hấp thụ ánh sáng như thế nào? c: Huế:cảnh sắc, các công trình kiến trúc, các món ăn như thế nào? )
(?) Cách trình bày có gì đáng chú ý?
(trình bày khách quan về sự vật, giúp con người hiểu đúng sự vật, tránh bộc lộ cảm xúc chủ quan)
Lưu ý: chỉ hiểu với nghĩa tương đối không nên tuyệt đối hoá bởi trong văn bản nghị luận vẫn có yếu tố cảm xúc.
- Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/117
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luỵên tập. 
BT1 - Bài tập nhận biết:
- Cho học sinh nhận biết về thể loại văn bản thuyết minh.
BT2: Đây là loại văn bản sử dụng yếu tố thuyết minh trong văn nghị luận.
BT3: Nêu vai trò thuyết minh trong các kiểu văn bản khác.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học
- Làm các bài tập còn lại trong sgk.
- Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1 Vai trò và đặc điểm của văn bản thuyết minh.
a. Văn bản thuyết minh trong đời sống con người.
 Văn bản: SGK/114
a. Lợi ích của cây dừa 
b. Tác dụng của chất diệp lục đối với màu xanh đặc trưng của lá cây
 c. Giới thiệu Huế với tư cách là một trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn của Việt Nam, nơi có những đặc điểm riêng rất độc đáo
b. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh.
 - Ghi nhớ: SGK/117
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/117: 
a. Kiến thức lịch sử. b. Kiến thức sinh vật.
Bài 2/117
Văn bản nghị luận, đề xuất một hành động tích cực bảo vệ môi trường nhưng có sử dụng yếu tố thuyết minh để nói rõ tác hại bao bì nilông làm cho có sức thuyết phục cao.
Bài 3/108
Các văn bản khác cần có yếu tố TM:
- Tự sự: giới thiệu nhân vật sự việc.
- Miêu tả: giới thiệu cảnh vật, con người thời gian, không gian.
- Biểu cảm: giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người hay sự vật.
- Nghị luận: giới thiệu luận điểm, luận cứ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
Bài cũ: không (vì tiết trước kiểm tra 1 tiết)
Bài mới 
- Soạn bài mới: “Ôn dịch thuốc lá”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 

File đính kèm:

  • docgiao an 8 tuan 11.doc
Giáo án liên quan