Giáo án Ngữ văn 8 - Đặng Văn Thành - Tuần 8

- Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-Men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?

- Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả, lá vẽ hay không? Vì sao?

 

- Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?

- Tại sao t/giả để cho Xiu kể về cái chết của bác Bơ-men cho Giôn-xi nghe mà không để cô tự tìm hiểu ?

.-Từ những tìm hiểu trên ,cho em thấy rõ phẩm chất gì đáng quý ở Xiu

 

doc6 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Đặng Văn Thành - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 
Tiết 29,30
Ngày soạn : 8/10/2014	
 Văn bản: 
 	 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (O HEN-RI )
 I/ Mục tiêu: Giúp h/s:
 1/ Kiến thức:
 Nhân vật, sự kiện, cốt tryuện trong một tphẩm hiện đại Mỹ. Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo. Ý nghĩa t/phẩm nghệ thuật vì cuộc sộng con người
 2/Kỹ năng
 - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng nhân vật.
 - Vận dụng hiểu biết về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc, hiểu văn bản.
 - Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học VN đã học. 
 3/ Thái Độ:
 Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện
II / Phöông tieän:
 Hs: - Soạn bài, sgk, đồ dùng học tập.
 Gv: - Tham khảo các tài liệu có liên quan; SGK, SGV.- Soạn giảng, máy chiếu
 Phương pháp: Đọc diễn cảm, kích thích tư duy, thảo luận theo nhóm phân tích giá trị n/dung &n/thuật
III / Tiến trình lên lớp: 
 1 / Ổn định lớp: 1p
 2 / Kiểm tra bài cũ: 5p
 - Xetvantet đã vận dụng thành công nghệ thuật gì qua việc xây dựng 2 nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? Từ nghệ thuật ấy tác giả làm nổi rõ tính cách gì ở từng nhân vật ?
 - Em rút ra được bài học gì cho mình qua 2 hình tượng nhân vật ấy?
 3/ Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: 2p
- Văn học Mỹ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện những nhà văn kiệt xuất như Hemingway, Jack London,… Trong số đó, O Hen-ri nổi bật lên như một nhà văn viết truyện ngắn tài danh. “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn hướng về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ; hướng vào sức mạnh của nghệ thuật chân chính đem lại niềm tin giúp con người chiến thắng bệnh tật.
 b/ Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kieán thöùc cần đạt
HĐ1:Hd h/s tìm hiểu chung: 5p
- Giới thiệu vài nét về tác giả?
 GVBS: O Hen-ri là bút danh, tên thật của ông là William Sidney Peter.
- O Hen-ri là một trong những danh nhân văn hóa được Hội đồng hòa bình thế giới kỷ niệm 100 năm ngày sinh (1962).
- Đề tài truyện ngắn của ông phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là tập trung hướng về cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mỹ cuối TK XIX, đầu TK XX.
 * Máy chiếu: chân dung tác giả
- Văn bản nằm ở phần nào tác phẩm “CLCC”?
- Tác phẩm viết bằng thể loại gì?
 HS nêu những hiểu biết về tác giả
- O Hen-ri (1862-1910),nhà văn Mỹ.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
- Truyện của ông thường nhẹ nhàng mà toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương con người sâu sắc.
-Hs phát hiện: truyện ngắn
I Giới thiểu chung:
 1/ Tác giả: William Sidney Peter.
2/ Tác phẩm:
- Văn bản “CLCC” là phần cuối của truyện ngắn “CLCC”.
- Thể loại : truyện ngắn
HĐ2:Hd h/s đọc, tìm hiểu văn bản: 27p
- Hướng dẫn đọc: chậm, thể hiện tâm trạng của Giôn-xi, sự lo lắng của Xiu và sự hân hoan của cô khi Giôn-xi hồi phục.
- Đọc mẫu vài đoạn, gọi h/s đọc tiếp đến hết, nhận xét.
- Yêu cầu h/s nêu thắc mắc về từ ngữ chưa hiểu.
*Máy chiếu: chiếu hình ảnh chiếc lá thường xuân và giải thích bổ sung
- Tóm tắt truyện ngắn “CLCC”?
-Gọi học sinh nhạn xét , GV bổ sung( máy chiếu)
- Văn bản có những n/vật, sự việc chính nào?
Trong phần đầu đoạn trích em thấy Giôn-Xi ở trong tình cảnh như thế nào?
Tình trạng ấy khiến cô ta có tâm trạng gì?
*Máy chiếu : hình ảnh Giôn-xi nhìn qua cửa sổ..
-Hình ảnh trên màn hình diễn tả điều gì ở cô Gioon –xi ?
-Em cảm nhận được gì từ suy nghĩ của Giôn-Xi: khi chiếc lá cuói cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết ?
GV: Đó là tâm trạng thường thấy ở những người ít nghị lực khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Đem sự sống của bản thân gắn với sinh mạng những chiếc lá thuờng xuân trong mưa bão chứng tỏ cô rất yếu đuối, chán nản, tuyệt vọng.
-Khi chiếc mành mành được kéo lên ,điều kì diệu gì đã xảy ra?
-Khi nhìn thấy chiếc lá vẫn ở trên cành, thái độ và tâm trạng của Giôn –xi đã thay đổi như thế nào?
-Việc Giôn –xi yêu cầu Xiu nói lên điều gì ?
*Học sinh thảo luận
Vậy nguyên nhân nào khiếncho Giôn-xi có sự thay đổi tích cực như vậy?
- Theo em, đâu là nguyên nhân chính?
GVbình 
 Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình = nghị lực,= t/yêu c/sống, đấu tranh & chiến thắng bệnh tật + thuốc men+ nghỉ ngơi + điều dưỡng. Chiếc lá là phương thuốc màu nhiệm, diệu kỳ đ/ với Giôn-xi, là một tia lửa, một lực đẩy cần thiết và kịp thời giúp cô lấy lại t/yêu c/sống, bám lấy c/sống. 
-Tích hợp :
Từ sự biến chuyển ở nhân vật Giôn-xi ,em rút ra được bài học gì cho bản thân ? 
GV bình:
Con người có niềm tin ,có nghị lực sẽ vượt qua mọi trở ngại gian truân trong cuộc sống,cuộc đời ..
TIẾT 30:
- Đọc theo yêu cầu.
-HS nêu những từ ngữ khó hiểu
-Tóm tắt.
- Giôn-xi bị bệnh.
- Xiu và bác Bơ-men lo lắng.
- Giôn-xi dần bình phục.
- Xiu kể cho Giôn-xi biết việc bác Bơ-men đã chết vì bị bệnh viêm phổi do vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng trong đêm mưa bão
 HS phát hiện :
- Sưng phổi nặng, bệnh nghèo, chán nản, mệt mỏi, thất vọng.
HSquan sát trả lời cá nhân
- HS tự do phát biểu ý kiến riêng.
 -Chiếc lá vẫn còn trên cành dây leo sau một đêm mưa gió: 
- Ngạc nhiên, muốn ăn ,muốn vẽ,..
cô muốn sống, vui vẻ.
-HS thảo luận trong bàn
- Nhờ sự chăm sóc tận tình của Xiu.
- Nhờ tác dụng của thuốc.
- Nhờ chiếc lá cuối cùng không rụng để cô nhận ra giá trị của cuộc sống.
- Nhờ tâm lý có biến đổi, muốn sống, muốn lao động nghệ thuật,… 
- Bệnh tật khỏi nhờ nghị lực, tình yêu cuộc sống…
-HS nêu ý kiến riêng
-HS tự do nêu ý kiến cá nhân
3/ Đọc- giải từ khó – tóm tắt:
II/ Phân tích:
1/ Diễn biến tâm trạng Giôn-xi:
- Bị sưng phổi nặng ,chán nãn ,tuyệt vọng .
- Chiếc lá vẫn còn trên sau một đêm mưa gió: 
-Khát vọng được sống,được sang tạo nghệ thuật.
* Chiếc lá kì diệu đã kích thích, làm tăng sức mạnh, giúp cô lấy lại tình yêu cuộc sống . 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kieán thöùc cần đạt
Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-Men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
Sáng hôm sau, Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả, lá vẽ hay không? Vì sao?
Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao em biết?
- Tại sao t/giả để cho Xiu kể về cái chết của bác Bơ-men cho Giôn-xi nghe mà không để cô tự tìm hiểu ? 
.-Từ những tìm hiểu trên ,cho em thấy rõ phẩm chất gì đáng quý ở Xiu
*Máy chiếu; hình ảnh chiếc lá thường xuân
.- Cụ Bơ-men được giới thiệu ntn?
- Những chi tiết nào trong văn bản nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi?
GV: Có lẽ trong lúc này, thâm tâm cụ đang nghĩ đến làm thế nào cho chiếc lá cuối cùng còn mãi trên cành.
- Qua lời kể của Xiu, cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão - cái đêm mà chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng → bị sưng phổi và qua đời.
- Tại sao tác giả lại không tả cảnh cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão?
- Em nghĩ ntn về bác Bơ-men?
- Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác?
GV:Quy luật nghiệt ngã của kiệt tác nghệ thuật:hiếm hoi, bất ngờ, ngoài mong đợi của con người. Tác phẩm chỉ thật sự là kiệt tác khi nó có giá trị nhân sinh và nghệ thuật cao, đặc biệt là phải hướng tới phục vụ cuộc sống.
GV: Hình tượng Bơ-men. Đánh đổi bằng cuộc sống của chính mình, cụ đã trả lại màu hồng cho đôi má xanh xao của người thiếu nữ; trả lại niềm tin, nghị lực cho người yếu đuối; và chắp cánh cho ước mơ trở thành hiện thực, mở đường cho những khát vọng lớn lao.(Giôn-xi lại ước mơ vẽ vịnh Na-plơ).
- Vì lo cho bệnh và tính mệnh của Giôn-Xi.
- không. Vì khi kéo mành cô đã làm một cách chán nản.
Hs phát hiện:
- Ngay trong ngày hôm đó.
- làm cho câu chuyện diễn ra tự nhiên, bộc lộ phẩm chất của Xiu.
-HSphát hiện :
- Là họa sĩ nghèo, già, thuê phòng ở tầng dưới, thường làm mẫu cho các họa sĩ trẻ vẽ.
- Mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng hơn 40 năm vẫn chưa thực hiện được.
- “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân” → lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi
- Vì như vậy chiếc lá mới có ý nghĩa đối với Giôn-xi và làm người đọc bị bất ngờ.
- Là người tốt, hy sinh cả bản thân mình vì người khác.
- HS suy nghĩ trả lời :
+ Nó rất giống chiếc lá thật 
+ hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt (đêm gió rét, tuyết rơi, ánh sáng vàng vọt, tù mù của ngọn đèn bão, trên chiếc thang ở độ cao 6 m với từng nét cọ trên bức tường gạch của một cụ họa sĩ già, yếu). 
+ Giá quá đắt: cứu một người nhưng lại cướp đi người sinh ra nó.
2/ Tấm lòng của Xiu:
 - Lo lắng cho bệnh tình của Giôn-xi 
 + Kéo tấm mành lên một cách chán nãn 
 + Ngạc nhiên xen lẫn vui khi nhìn thấy chiếc lá vẫn còn trên cành 
* Nhân hậu, yêu thương Giôn-xi và bác Bơ-men như những người ruột thịt.
 3/ Cụ Bơ-men và “Chiếc lá cuối cùng”:
- Cụ Bơ-men:
 + Là họa sĩ nghèo,
 + Mơ ước vẽ một kiệt tác 
+ Lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi.
+Vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão →
 bị sưng phổi và qua đời.
-Tốt bụng, nhân hậu, sẵn sàng hy sinh cả bản thân mình vì người khác.
- “Chiếc lá cuối cùng”:kiệt tác của bác Bơ-men :
+ Giống như thật 
+ Được hoàn thành trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt.
+ Đem lại niềm tin yêu cuộc sống, cứu sống được Giôn-xi.
+ vẽ bằng tất cả tình yêu thương& đức hy sinh thầm lặng, cao cả của cụ Bơ-men.
Hoạt động 3- tổng kết 
Đọc xong văn bản, em bất ngờ về điều gì?
→ Đó là 2 lần tác giả đảo ngược tình huống (kết cấu).
- Tại sao tác giả không để cho cụi Bơ-men nói với Xiu về ý định vẽ chiếc lá cuối cùng?
- Nhận xét của em về cách sắp xếp tình huống truyện?
- Đọc và học xong văn bản, khép trang sách lại, trong lòng em còn gì đọng lại?
-Em có suy nghĩ gì về chính sách của nhà nước ta đối với những người nghèo bất hạnh ? 
GV nói thêm về sự quan tâm và chính sách nhân đạo đối với người già ,hộ nghèo … 
- Gọi h/s đọc Ghi nhớ (SGK/ 90).
-GVnêu yêu cầu bài tập
- Giôn-xi bị bệnh, tiến gần đến cái chết nhưng không chết.
- Bác Bơ-men tuy già nhưng vẫn khỏe, cuối cùng lại chết vì sưng phổi.
- Đảo ngược tình huống (kết cấu).
- Vì như thế sẽ làm truyện kém hấp dẫn.
- Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo.
- Tình yêu thương cao cả giữa người và người.
- Tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả đối với những người bất hạnh, nghèo khổ.
-Hs tự do phát biểu
-HSlắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu ,trình bày trước tập thể 
-HSnhận xét booe sung
III/ Tổng Kết:
 1.Nghệ thuật :
-Đảo ngược tình thế hai lần tạo sự hấp dẫn
-Tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ ,khéo léo .
2. Ý nghĩa:
- Tình yêu thương cao cả giữa người và người.
- Tấm lòng yêu thương, cảm thông của tác giả đối với những người bất hạnh, nghèo khổ.
IV Luyện tập:
Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng của Gioon –xi khi nghe Xiu kể về chiếc lá cuối cùng và cái chết của cụ Bơ-men rồi viết lại phần kết của câu chuyện .
4/ Củng cố- luyện tập:: 
 - Học bài, tóm tắt văn bản. 
 - Cảm nhận chung về các nhân vật trong văn bản 
 -Chiếc lá có ý nghĩa gì ?
5/ Höôùng daãn hoïc baøi ôû nhaø: 
 - Soạn văn bản: “Hai cây phong”.

File đính kèm:

  • docHOI GIANG TIET2930THANH(1).doc
Giáo án liên quan