Giáo án Ngữ văn 8 bài 3: Tức nước vỡ bờ (tiết 1) ( Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố )

?6: Chính đoạn kịch tính ấy đã làm nên nhan đề của t/p, vậy em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề này?

- GV chốt lại và giải thích cho các em theo hai nghĩa. “Tức nước” có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. “ Bờ” là nơi giới hạn của con sông hay kênh dạch. Hiện tượng “tức nước vỡ bờ” chỉ xảy ra khi nước quá lớn, sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được vỡ, nước tuôn ra ngoài. Nói theo ngĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng, một khi sự chịu đựng vượt qua giới hạn cho phép thì con người có thể vùng lên phản kháng vô cùng mãnh liệt như chị Dậu trong đoạn trích.

 

doc8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 13405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 bài 3: Tức nước vỡ bờ (tiết 1) ( Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tuần	Ngày soạn: /12/2013
TiếtNgữ văn 8	Ngày giảng: / / 
Bài 3:
Văn bản:
	TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Tiết 1)
	( Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức
Nắm được về cuộc đời và sự nghiêp sáng tác của tác giả Ngô Tất Tố
Hiểu thêm về đoạn trích cũng như toàn tác phẩm Tắt đèn
- Thấy được bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy.
- Cảm nhận được các quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh, thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm năng của người phụ nữ nông dân. 
 - Thấy được thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật. 
Kĩ năng
Biết đọc hiểu một đoạn trích trong một tác phẩm truyện hiên đại
- Biết đọc diễn cảm một tác phẩm truyện hiện đại
- Biết tóm tắt văn bản truyện
Thái độ
Có thái độ đồng cảm, xót thương, trân trọng giá trị nhân cách của những người nghèo khó, bất hạnh trong xã hội phong kiến, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội ấy, căm ghét xã hội áp bức, bóc lột mà tiêu biểu là bọn thực dân phong kiến, cường hào ác bá.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1
- Giáo án, giáo án điện tử
- Tranh ảnh về tác giả Ngô Tất Tố, video liên quan đến tác phẩm
- Máy tính, máy chiếu, loa đài để phát video
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, sách bài tập,vở soạn
- Tìm hiểu thông tin về tác giả, về toàn bộ tác phẩm Tắt đèn
- Đọc, tóm tắt đoạn trích
C. Phương pháp
- Trực quan
- Vấn đáp
- Thuyết trình
- Phân tích 
D. Tiến trình dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ND ghi bảng
A. Kiểm tra bài cũ
** Đặt câu hỏi 
Câu 1: 
(Slide 2)
Câu 2: ( Slie 2)
 Câu 3: ( Slide 3)
B. Bài mới 
 Ngô Tất Tố là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực trước CM tháng 8. Đặc biệt “ Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ông.ND của t/p không chỉ lên án cái xã hội PK đương thời thối nát mà còn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người nông dân lao động.Quy luật của muôn đời đã tức nước thì phải vỡ bờ, điều gì đã khiến cho những nhà soạn sách đặt tên cho chương XVIII của t/p “Tắt đèn” là tức nước vỡ bờ, để hiểu rõ điều này cô và các em cùng nhau đi tìm hiểu bài. 
 ?1: Qua phần tìm hiểu ở nhà, các em hiểu gì về nhà văn NTT?
- Chốt lại và giới thiệu thêm vài nét về NTT.
 + Là cây bút phóng sự, một nhà tiểu thuyết nổi tiếng. 
 + Năm 1946 ông gia nhập Hội Văn Hóa Cứu quốc và lên chiến khu Việt Bắc để tham gia cuộc k/c chống Pháp.
- Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
- Đặc biệt hơn hết ông là người sống rất gần gũi, yêu thương những người nông dân, chính vì vậy ông đã viết nên t/p “Tắt đèn” hết sức sinh động. 
 ?2: Đoạn trích này nằm trong phần nào của t/p?
- Chốt lại
?3: Ngoài“Tắt đèn” ông còn rất nhiều t/p nổi tiếng, em hãy giúp cô kể thêm 1 vài t/p tiêu biểu của ông?
?4:Trong đoạn trích có những PTBĐ nào? Theo em thì cái nào là chủ đạo? 
 - Chốt lại ( nếu cần) 
* GV hướng dẫn HS đọc phân vai.Có 6 vai ( dẫn truyện, bà lão, chị Dậu, anh Dậu, Cai lệ, người nhà lí trưởng)
Khi đọc đoạn trích, ngoài lời trần thuật có tính chất tăng tiến, diễn tả không khí ngày càng căng thẳng, cần chú ý lời thoại của các nhân vật:
- Giọng cai lệ: hách dịch, nạt nộ.
- Giọng chị Dậu: từ nhún nhường van xin, dần dần căng thẳng, cuối cùng là quyết liệt, mạnh mẽ.
- Giọng anh Dậu: sợ hãi, hốt hoảng...
=> Nhận xét cách đọc của các em. 
- GV cho HS xem clip 
?5: Sau khi xem xong đoạn clip thì em thấy đoạn nào là kịch tính nhất? ( mời 2 hs)
?6: Chính đoạn kịch tính ấy đã làm nên nhan đề của t/p, vậy em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề này? 
- GV chốt lại và giải thích cho các em theo hai nghĩa. “Tức nước” có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. “ Bờ” là nơi giới hạn của con sông hay kênh dạch. Hiện tượng “tức nước vỡ bờ” chỉ xảy ra khi nước quá lớn, sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được vỡ, nước tuôn ra ngoài. Nói theo ngĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng, một khi sự chịu đựng vượt qua giới hạn cho phép thì con người có thể vùng lên phản kháng vô cùng mãnh liệt như chị Dậu trong đoạn trích. 
* Để tìm hiểu dễ dàng đoạn trích này chúng ta sẽ đi phân tích theo 2 tuyến nv, đó là nv chị Dâu và Cai lệ.
?7 Theo dõi nhanh phần chữ nhỏ, em hãy nêu và nhận xét về hoàn cảnh gđ chị Dậu?( mời 1 hs)
- Nghèo: “ Nhất nhì trong hạng cùng đinh”
- Chị phải bán con để nộp sưu cho anh Dậu
- Thiếu tiền nộp sưu cho em chồng (đã mất năm ngoái)
- Anh Dậu bị đánh trói, cùm kẹp.
?8: Trong tình cảnh như vậy chị Dậu vẫn có những cử chỉ, hành động với chồng con ntn?(mời 2 hs)
- Múc cháo ra la liệt, quạt cho chóng nguội để chồng con ăn
- Ngồi cạnh xem chồng ăn có ngon miệng không. 
?9: Em hãy nhận xét những hành động này của chị Dậu? ( mời 3 hs)
- Chốt lại 
- Chăm sóc chồng con chu đáo trong mọi hoàn cảnh
?10: Trước sự hống hách của bọn tay sai chị có thái độ ntn?Vì sao chị phải làm như vậy?( mời 2 hs)
- Run run, tha thiết van xin 
- Vì chị sợ chồng chị lại bị đánh trói tiếp.
? 11: Khi đó chị xưng hô với bọn chúng ra sao? ( mời 1 hs)
- Gọi ông xưng cháu 
? 12: Qua cách thái độ và cách xưng hô em thấy chị Dậu là người ntn?
- Là người nông dân hiền lành, nói năng lễ độ, có tình có lí.
* Nhưng bọn tay sai không hề đếm xỉa đến điều đó mà cứ sầm sập tiến vào.
?13: Lúc này chị có hành động và lời nói ntn? Vì sao? ( mời 2 hs)
- Chị dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống, chạy tới đỡ tay hắn.
- Cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho 
=> Vì chị quá lo lắng cho sức khỏe của chồng.
* Nhưng dù chị có nói ntn đi nữa nhưng tên cai lệ vẫn không quan tâm thậm chí còn đánh chị và nhảy vào đánh anh Dậu. 
?14: Khi sức chịu đựng của chị đã vượt quá giới hạn thì đồng thời các xưng hô của chị cũng thay đổi ntn?( mời 1 hs)
- Từ ông – cháu -> vai chị Dậu thấp hơn 
- Chuyển sang bà – mày -> vai chị Dậu cao hơn 
?15: Vì sao chị lại thay đổi nhanh như vậy? ( 2 hs)
- Chị bị dồn đến đường cùng, không còn cách khác chị phải vùng lên đấu tranh.
 *) Lúc đầu chị sợ hãi van xin tha thiết bằng gọng run run, gọi ông xưng cháu để làm thức tỉnh lương tâm của tên Cai lệ nhưng hắn lại đáp lại chị bằng cái bốp và cái tát rồi xông vào đánh chồng chị 
?16: Khi bị dồn vào đường cùng chị Dậu đã làm gì? ( mời 1 hs) 
- Chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa túm tóc lẳng cho một cái.
? 17: Qua những chi tiết vừa phân tích em thấy chị Dậu là người ntn?( mời 2 hs)
? 18: Em có nhân xét gì về cách xây dựng tình huống nhân vật? ( 1 hs) 
- Tình huống rất hấp dẫn và kịch tính. 
? 19: Từ đoạn trích này các em học được điều gì? 
( mời 3 hs)
- Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. 
- Trong c/s đôi khi chúng ta cũng phải nhún nhường để giữ mối quan hệ thân thiết
với những người xung quanh nhưng đôi khi mình càng nhún nhường mà họ càng chèn ép, băt nạt thì chúng ta phải đứng lên đấu tranh như chị Dậu trong đoạn trích nhé ! 
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
 - Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS đóng vai 
- HS nhận xét cách đọc 
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- HS trả lời cá nhân 
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
- Lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả 
 - NTT (1893- 1954)
 - Quê: Mai Lâm – Đông Anh – Hà Nội. 
 - Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyyeen viết về nông thôn trước CM T8.(Slide 3)
2. Tác phẩm 
 2.1. Đoạn trích 
 - Vị trị: Chương XVIII của t/p.
 - PTBĐ: TS+ MT+ BC. (Slide 4)
II. Đọc – hiểu chú thích
2. Phân tích
 a. Nhân vật Chị Dậu
- Sống trong hoàn cảnh khó khăn, bế tắc vô cùng
( Slide 5)
- Là người phụ nữ dịu dàng đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con
( Slide 6)
- Là người nông dân hiền lành, nói năng lễ độ, có tình có lí.( slide 7)
- Chị đã liều mạng cự lại
( slide 7)
=>Là người kiên cường, dũng cảm dám đấu tranh với cái ác, tiềm tàng tinh thần phản kháng và có sức sống mãnh liệt 
( Slide 7)
D. Củng cố - Dặn dò
1. Câu hỏi? Trò chơi
 2. Dặn dò
 Học sinh học bài cũ, chuẩn bị nội dung bài học tiết 2
 ( Slide 8)

File đính kèm:

  • docSong_chet_mac_bay_20150727_023859.doc
Giáo án liên quan