Giáo án Ngữ văn 8

GV treo bảng phụ ghi 3 đoạn văn trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam cao.

- Gọi HS đọc 3 đoạn văn, lưu ý những từ in đậm.

? Trong các từ in đậm trên, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?

? Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?

? Theo em những từ ngữ gợi hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trang thái hoặc mô phỏng âm thanh có tác dụng gì trong văn miêu tả, tự sự?

GV: Những từ ngữ gợi hình ảnh dáng vẻ gọi là từ tượng hình. Những từ ngữ mô phỏng âm thanh gọi là từ tượng thanh.

 

doc178 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3384 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
Câu 2: Trong văn bản tự sự yếu tố biểu cảm có tác dụng gì.
 A.Giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể.
 B. Giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về một sự việc.
 C. Giúp người viết hiểu một cách toàn diện sự việc được kể.
 D. Giúp sự việc dược kể hiện lên sinh động, phong phú.
 Câu 3: Trong đoạn văn sau câu nào không phải là câu chứa yếu tố miêu tả?
 “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại.(1) Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra.(2)Cái đầu lão ngọeo về một bênvà cái miệng của lão mếu như con nít.(3). Lão hu hu khóc.(4)Tôi thương lão quá.(5)”
A. Câu 1; B. Câu 2,3; C. Câu 4; D. Câu 5. 
Câu 4: Trong các câu văn sau câu nào chứa yếu tố biểu cảm?
“Chao ôi, đối với những người… không bao giờ ta thương”
“ Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi” 
“Khi người ta khổ thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa”.
“ Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”. 
 Câu 5: Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm gồm có mấy phần? 
 A. 2 phần. B. 3 phần. C. 4 phần. D.5 phần. 
 Câu 6: Trong từng phần của bài cần đưa các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn. A. Đúng B. Sai. 
Phần 2: Tự luận(7 điểm): 
Câu 7: Kể về một lần em mắc khuyết điểm thầy,cô giáo buồn.
V. BiÓu ®iÓm - §¸p ¸n:
Phần I: Trắc nghiệm: ( Mỗi câu đúng đạt 0,5đ .Tổng 3 điểm.) 
Câu:
1
2
3
4
5
6
Đáp án: 
D
A
D
A
B
A
Phần II. Tự luận(7 điểm):
Yêu cầu đề ra.
- Thể loại: Tự sự+ miêu tả và biểu cảm.
- Nội dung: Mắc khuyết điểm thầy , cô giáo buồn
- Hình thức:Trình bày rõ ràng,mạch lạc.
Dàn bài 
 */ Mở bài (1 điểm) Giới thiệu về lần mắc khuyết điểm của bản thân.
 */ Thân bài (5 điểm)
- Kể lại lần mắc khuyết điểm .Khi nào ? ở đâu ? em mắc lổi gì ?
- Miêu tả sự việc xảy ,hình ảnh thầy, c ô giáo trong và sau khi em mắc lổi.
- Những tình cảm suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy
 */ Kết bài (1 điểm) Câu chuyện kết thúc và cảm nghĩ chung.
.Biểu điểm
- Điểm9,10:Bài làm đạt tất cả các yêu cầu(hoặc chỉ có vài sơ suất nhỏ).Văn viết có cảm xúc,sai không quá 5 lỗi chính tả.
- Điểm 7,8:Bài làm đạt được các yêu cầu về kỹ năng.Nêu được các ý 	cơ bản.Sai không quá 7 lỗi chính tả.
- Điểm 5,6: Nắm được yêu cầu về kỹ năng,bài viết chưa mạch lạc,hiểu được nội dung yêu cầu của đề ra nhưng giải quyết chưa trọn vẹn.
- Điểm dưới 5: Chưa hiểu rõ vấn đề,kỹ năng viết bài còn hạn chế,sai nhiều lỗi chính tả,ngữ pháp.
VI. Cũng cố – dặn dò:
- GV thu bài và nhận xét giờ làm bài
- Nhắc nhở HS về xem lại bài viết.
-Ôn lại về bài văn tự sự.
-Soạn bài: - Chuẩn bị bài: Nói quá. 
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
===============* *===============
KIỂM TRA TUẦN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 10
Tiết 37 
NÓI QUÁ
Ngày soạn:24/10/2013
Ngày dạy:.............................
lớp8
I/ Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Khái niệm nói quá.
- Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá (chú ý cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…)
- Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá.
2. Kỹ năng:
Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc – hiểu văn bản.
3. Thái độ:
	Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật.
II/ Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề, Phân tích các tình huống; gợi mở
III/ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:
-G/v Giáo án ; SGK, Bảng phụ
- HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.
IV/ Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: ở lớp 6 và lớp 7 các em đã đợc học những phép tu từ nào? 
- HS2: Hãy đọc một câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phơng chỉ quan hệ ruột thịt ? 
V. Bài mới
*Lời vào bài mới: 
* Bài mới: 
chương trình ngữ văn lớp 6 và lớp 7 các em đã được tìm hiểu một số phép tu từ về từ vựng. Hôm nay, giới thiệu thêm với các em một phép tu từ: nói quá
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Nói quá và tác dụng của nói quá
 * Mục tiêu: - Khái niệm nói quá và tác dụng của biện pháp tu từ nói quá 
* Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ ghi 2 ví dụ trong SGK.
- Cách nói của câu tục ngữ và câu ca dao trên có đúng sự thật không?
- ý nghĩa hàm ẩn của những câu nói ấy là gì?
- Thực chất cách nói ấy nhằm mục đích gì?
GV treo bảng phụ 2 ( ghi cách nói của ca dao và cách nói bình thường)
- Em có nhận xét gì về 2 cách nói trên? 
- Cách nói nào gây ân tượng hơn, sinh động hơn?
GV: Cách nói như hai câu tục ngữ và ca dao trên gọi là nói quá.
- Vậy thế nào là nói quá? Nói quá có tác dụng gì? 
- Có thể dùng những từ ngữ nào đồng nghĩa thay thế cho từ “nói quá”?
GV đưa ra câu hỏi cho HS thảo luận: 
- Em hãy phân biệt phép tu từ nói quá với lời nói khoác trong cuộc sống?
I. Nói quá và tác dụng của nói quá:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét:
- Cách nói đó không đúng với sự thật.
+ chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối: rất ngắn.
+ thánh thót như mưa ruộng cày: ướt đẩm => sự vất vả của người lao động.
- Nhấn mạnh mức độ, quy mô, tính chất của sự vật được nói tới.
- Trong cách nói của ca dao:
 + Mức độ, qui mô, tính chất của nội dung sự vật, hiện tượng đã được phóng đại lên.
 + Điều muốn nói được nhấn mạnh. 
- Cách nói của ca dao ấn tượng hơn sinh động hơn. Đồng thời tăng giá trị biểu cảm.
 * Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
3. Kết luận:
=> Ghi nhớ: HS đọc. 
- Ví dụ: khoa trương, cường điệu, thậm xưng, phóng đại, ...
Hoạt động 2: Luyện tập
* Mục tiêu: 
* Cách tiến hành:
- GV cho HS đọc bài tập Suy nghĩ trình bày
II. Luyện tập
 Bài tập 1:
 a. Sỏi đá thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn ( Nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động)
 b. Đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lý gì không phải bận tâm.
 c. Thét ra lửa: kẻ có quyền sinh quyền sát đối với người khác.
Bài tập 2:
 a. Chó ăn đá, gà ăn sỏi. d. Mở từng khúc ruột.
 b. Bầm gan tím ruột. e. Vắt chân lên cổ.
 c.Ruột để ngoài da.
 Bài tập 3: Đặt câu:
 1. Cậu viết như rồng bay phượng múa ấy!
 2. Mình nghĩ nát óc mà vẩn chưa giải được bài toán này. 
 3. Công việc lấp bể vá trời ấy là công việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới làm xong.
 4. Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp bể.
 5. Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng.
GV hướng dẫn HS làm những bài tập còn lại.
VI. Cũng cố – dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập 4, 5, 6.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập truyện kí Việt Nam hiện đại.
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
===============* *===============
Tiết 38 
ÔN TẬP 
TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
Ngày soạn: 24/10/2013
Ngày dạy:.............................
lớp8
I/ Mục tiêu bài học
1/. Kiến thức:
 - Sự giống nhau và khác nhau cơ bảncủa các truyện kí đã học về các phương diện thể loại ,phương thức biểu đạt ,nội dung,nghệ thuật.
 - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
 - Đặc điểm của các nhân vật trong các tác phẩm truyện .
2/. Kĩ năng:
 -Khái quát ,hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể .
-Cảm thụ nét riêng ,độc đáo của tác phẩm đã học ..
3/.Thái độ:
-Ý thức tự học, tình yêu v/c nghệ thuật.
II/ Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề, Phân tích các tình huống; gợi mở
III/ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:
-G/v Giáo án ; SGK, Tài liệu liên quan, (Bảng phụ)
- HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.
IV/ Kiểm tra bài cũ: 
- HS1: ở lớp 6 và lớp 7 các em đã đợc học những phép tu từ nào? 
V. Bài mới
*Lời vào bài mới: 
* Bài mới: 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn ôn tập theo 3 câu hỏi của sgk
	G/v định hướng khái niệm truyện kí : Chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật, truện (truyện ngắn, tiểu thuyết) và kí (hồi kí, phóng sự, tuỳ bút…)
Câu 1 : Lập bảng thống kê các văn bản truyện kí Việt Nam đã học theo mẫu đã cho ở sgk
	G/v kiểm tra phần chuẩn bị của h/s, gọi một h/s lên trình bày phần chuẩn bị của mình về từng văn bản theo từng mục cụ thể. H/s nhận xét, g/v tổng hợp kết quả đúng lên bảng phụ (g/v lập bảng thống kê theo mẫu)
TT
Tên văn bản
Tên tác giả
Năm xuất bản
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh 
1941
Truyện ngắn
Những kỉ niệm trong sáng về ngày đầu tiên đi học
Tự sự kết hợp với trữ tình, kể truyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm, đánh giá. Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm 
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng 
1940
Hồi kí
Nỗi cay đắng- tủi cực và tình yêu thương mẹ mãnh liệt của bé Hồng khi xa mẹ, khi được nằm trong lòng mẹ 
- Tự sự kết hợp với trữ tình. Kể truyện kết hợp miêu tả và biểu cảm, đánh giá
- Cảm xúc và tâm trạng nồng nà, mãnh liệt, sử dụng những hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo
3
Tức nước vở bờ 
Ngô Tất Tố 
1939
Tiểu thuyết 
- Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nữa phong kiến, tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo
- Ca ngợi những phong cách cao quý và sức mạnh quật khởi tiềm tàng, mạnh mẽ của chị Dậu, cúng là của phụ nữ Việt Nam trước cách mạng
- Ngòi bút hiện thực khoẻ khoắn, giàu tư tưởng lạc quan
- Xây dung tình huống truyện bất ngờ, có cao trào giải quyết hợp lí
- Xây dung, miêu tả nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ và hành động, trong thế tương phản với các nhân vật khác
4
LãoHạc 
Nam Cao 
1943
Truyện ngắn 
Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 . Thái độ trân trọng của tác giả đối với họ 
Tài năng khắc hoạ nhân vật rất cụ thể, sống động, đặc biệt là miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí của một số nhân vật. Cách kể truyện mới mẻ linh hoạt. Ngôn ngữ kể truyện và miêu tả người rất chân thực, đậm đà chất nông thôn, nông dân và triết lí nhưng rất giản dị, tự nhiên
Câu 2 : Những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản 2, 3, 4 
 - H/s đọc yêu cầu của bài tập 2 
	- G/v yêu cầu h/s nhắc lại các tác phẩm truyện kí trung đại ở lớp 6 (Mẹ hiền dạy con, con hổ có nghĩa, thầy thuốc giỏi, cốt ở tấm lòng…)
	- G/v yêu cầu h/s nhắc lại các tác phẩm tryện kí ở lớp 7 
	Ra đời thời kì 1900 – 1945 (truyện kí hiện đại Việt nam) : Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tiến, Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, một món quà của lúa non : Cốm của Thạch Lam.
	- Từ đó g/v cho h/s so sánh, phân tích thấy rõ những điểm giống và khác nhau về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của 3 văn bản 2, 3, 4 
	1, Giống nhau : 
	a, Thể loại văn bản tự sự
	b, Thời gian ra đời : (1930 – 1945)
	c, Đề tài, chủ đề : 
	Con người và cuộc sống xã hội đương thời của tác giả, đi sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ, bị vùi dập.
	d, Giá trị tư tưởng : 
	Chan chứa tư tưởng nhân đạo (yêu thương, trân trọng những tình cảm, những phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của con người, tố cáo những gì tàn ác, xấu xa)
	e, Giá trị nghệ thuật 
	Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi với đời sống, ngôn ngữ rất giãn dị, cách kể truyện và miêu tả, tả người, tả tâm lý rất cụ thể, hấp dẫn.
	Đó là đặc điểm của dòng văn xuôi hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng 8 – dòng văn học được khơi nguồn vào những năm 20, phát triển mạnh mẽ rực rỡ vào những năm 1930 – 1945, trong đó văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã góp phần đáng kể vào quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam về nhiều mặt : Đề tài, chủ đề, thể loại đến xây dung nhân vật, ngôn ngữ….
	2, Khác nhau.
	- Thể loại: Hồi kí - tiểu thuyết - truyện ngắn.
	- Nhân vật chính: em bé - phụ nữ - ông lão
	- Phương thức biểu đạt: + Trong lòng mẹ: Chủ yếu là biểu cảm
	 + Tức nước vỡ bờ: “ tự sự
	 + Lão Hạc: “ tự sự và miêu tả nv.
(Xem bảng hệ thống)
Câu 3 :Trong mỗi vb trên, em thích đoạn văn (nhân vật) nào nhất?
* Ví dụ: Các đoạn văn.
	(1) Cảm giác của Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ.
	(2) Chị Dậu đánh nhau với cai lệ và người nhà Lí trưởng.
	 (3) Đoạn miêu tả nỗi đau của lão Hạc khi bán chó Vàng.
* Yêu cầu:
	- Trình bày dưới dạng bài cảm thụ văn học.
	- Nêu được lí do thích.
	1, Giải thích câu thành ngữ “Tức nước vở bờ”. Câu thành ngữ ấy được chọn làm nhan đề cho đoạn trích học có thoả đáng không? Vì sao? 
(H/s viết đoạn văn ngắn)
	2, Viết phần kết truyện khác cho truyện ngắn lão Hạc
 3, So¹n bµi : Th«ng tin ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000
VI. Cũng cố – dặn dò:
- Nắm nội dung bài học.
- Giải thích câu thành ngữ “Tức nước vở bờ”. Câu thành ngữ ấy được chọn làm nhan đề cho đoạn trích học có thoả đáng không? Vì sao? 
(H/s viết đoạn văn ngắn)
- Viết phần kết truyện khác cho truyện ngắn lão Hạc
- So¹n bµi : Th«ng tin ngµy tr¸i ®Êt n¨m 2000
* Điều chỉnh, rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
===============* *=============== 
Tiết 39 
THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
Ngày soạn: 24/10/2013
Ngày dạy:.............................
lớp8
I/ Mục tiêu bài học
1/.Kiến thức:
- Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị của văn bản đề xuất.
2/. Kĩ năng:
- Đọc, tìm hiểu, phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh 1vấn đề khoa học.
3/.Thái độ:
- Có suy nghĩ tích cực về những việc tương tự khác trong vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
II/ Phương pháp dạy học: 
- Nêu vấn đề, Phân tích các tình huống; gợi mở
III/ Đồ dùng dạy học cần chuẩn bị:
-G/v Giáo án ; SGK, Tài liệu liên quan, Ảnh minh họa về ô nhiểm môi trường.
- HS đọc và soạn bài đầy đủ ở nhà.
IV/ Kiểm tra bài cũ: 
Ngày trái đất là ngày gì ? Tại sao nước ta lần đầu tiên tham gia năm 2000 với chủ đề “ Một ngày không dùng bao bì ni lông” ? không dùng bao bì ni lông thì dùng bằng chất liệu gì?
V. Bài mới
*Lời vào bài mới: 
* Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Đọc -Tìm hiểu chung
* Mục tiêu: Nắm được vấn đề chung của văn bản: từ khó, thể loại, bố cục...
* Cách tiến hành:
G/v hướng dẫn h/s đọc văn bản
G/v kiểm tra việc nhớ chú thích
Nếu văn bản thuyết minh nhằm trình bày tri thức về các hiện tượng, sinh vật trong tự nhiên xã hội, thì theo em 
? Văn bản này có thuộc văn bản kiểu thuyết minh không? Vì sao?
? Tính nhật dung của văn bản này biểu hiện ở vần đề xã hội nào mà nó muốn đề cập?
? Hãy phân tích bố cục của văn bản
GV Gợi ý: Chia mấy đoạn?
? Từ đâu đến đâu? ND của từ đoạn?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản
* Mục tiêu: - Thấy được tác hại, việc sử dụng bao bì ni lông, trong cách thuyết minh và tính hợp lí của những kiến nghị của văn bản đề xuất.
* Cách tiến hành:
Theo dõi phần mở bài cho biết :
? Những sự kiện nào được thông báo?
? Văn bản này chủ yếu nhằm thuyết minh cho sự kiện nào?
? Nhận xét cách trình bày sự kiện đó?
? Từ đó em nhận được những nội dung quan trọng nào được nêu trong phần đầu văn bản?
GV treo ảnh minh họa
Hãy theo dõi phần thân bài và cho biết:
? Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây hại đối với môi trường và sức khoẻ con người?
- G. Dùng bao bì ni lông có nhiều cái lợi nhưng ko ít cái hại. Vậy cái hại của bao bì ni lông là gì?
- H. Thảo luận. Liên hệ thực tế.
? Ngoài những dẫn liệu ở sgk về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, em còn biết thêm tác hại nào nữa?
- G. Tại vườn thú Côbê (ấn Độ): 90 con hươu chết do ăn phải những hộp nhựa của khách. Trên thế giới hàng năm có 100.000 chim, thú chết do nuốt phải túi ni lông...
? Hãy xác định rõ phương pháp thuyết minh của đv này trong các phương pháp sau: liệt kê, phân tích, kết hợp liệt kê và phân tích?
? Nêu tác dụng của cách thuyết minh này?
? Sau khi đọc được những thông tin này, em thu nhận được những kiến thức gì về hiểm hoạ của việc dùng bao bì ni lông? 
- H. Suy nghĩ, thảo luận.
? ở địa phương em cũng như ở VN đã có những biện pháp xử lí bao bì ni lông ntn? Nêu tác hại của các biện pháp ấy?
 (Chôn lấp, đốt, tái chế)
- Liên hệ: Việc vứt rác thải bi lông trục đường 518 Cẩm tâm...
? Vb đã đề xuất những biện pháp gì để hạn chế bớt rác thải là bao bì ni lông? Biện pháp nào hiệu quả nhất? (1 và 4)
? Theo em, những biện pháp đó có hợp lí không? Muốn thực hiện phải có điều kiện gì? 
? Các biện pháp ấy đã giải quyết triệt để tận gốc vấn đề chưa? Vì sao?
H/s đọc phần kết 
? Nội dung của phần này là gì?
? Văn bản đã đưa ra những kiến nghị nào để thuyết phục người đọc để bảo vệ môi trường trái đất khỏi nguy cơ ô nhiểm
? tại sao nhiệm vụ chung được nêu trư

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8 chuan kien thuc.doc