Giáo án Ngữ văn 7 - Vi Thị Thơm - Tuần 8

* Mở bài:

- Giới thiệu loài cây

- Lý do em yêu thích

* Thân bài:

- Các đặc điểm gợi cảm của cây: rễ, thân, lá

- Cảm nhận, cảm nghĩ, cảm tưởng của em về cây.

- Ý nghĩa của cây trong cuộc sống

- Ý nghĩa của cây đối với bản thân em

* Kết bài:

 - Tình cảm của em đối với loài cây đó.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Vi Thị Thơm - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất bao la, hoang vắng.
c2. Hai câu thực:
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà
- Thêm người: tiều vài chú.
- Thêm nhà: chợ mấy nhà.
 Nghệ thuật đảo ngữ, dùng từ láy tượng hình 
( vài, mấy ) .
- Lom khom: gợi tả hình dáng vất vả nhỏ nhoi của người tiều phu giữa rừng núi rậm rạp.
- Lác đác: gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
- Vị trí: đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống dưới núi.
 Sự sống ở đèo Ngang: ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
=> Nỗi buồn man mác của lòng người trước cảnh tượng hoang sơ, heo hút nơi biển cả, nơi tận cùng của xứ Đàng Ngoài thời xưa.
c3. Hai câu luận:
 Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
- Nghệ thuật: 
+ Đối ý ( nội dung câu 1 với nội dung câu 2 ) 
+ Đối thanh ( hệ thống thanh điệu câu trên đối lại hệ thống thanh điệu câu dưới )
 Tác dụng: Làm nổi bật hai trạng thái cảm xúc nhớ nước, thương nhà đồng thời tạo nhạc điệu cân đối cho lời thơ.
=> Hình ảnh ẩn dụ: tượng trưng mượn tiếng chim kêu, mượn chuyện xưa để tỏ lòng người, đó là nỗi nhớ nước thương nhà bồn chồn trong dạ.
c4. Hai câu kết:
 Dừng chân đứng lại trời non nước
 Một mảnh tình riêng ta với ta.
- Cảnh Đèo Ngang: Trời, non, nước.
 Không gian: mênh mang, xa lạ, tĩnh vắng.
 Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Mảnh tình riêng: ẩn dụ từ vựng. Đó là một thế giới nội tâm là nỗi buồn, nỗi cô đơn thăm thẳm của một cá nhân, cá thể con người.
 Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm, lặng lẽ.
=> Nghệ thuật tương phản, ta với ta: tuy 2 mà 1 chỉ để nói một con người, 1 nỗi buồn, 1 nỗi cô lẻ không ai chia sẻ ngoài trời cao, đất rộng. 
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
b. Nội dung:
 * Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ. Nắm nội dung chính.
- Nhận xét về các cách biểu lộ cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị: Bạn đến chơi nhà
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
***********************************************
Tuần: 8 Ngày soạn: 04/10/2014
Tiết PPCT: 30 Ngày dạy: 06/10/2014
 Tập làm văn: LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài.
 - Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một vấn đề văn biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm thể loại biểu cảm.
 - Các thao tác làm bài biểu cảm, cách thể hiện những cảm xúc, tình cảm.
 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS tính sáng tạo, biết tự biểu lộ cảm xúc của mình khi viết văn.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, HS làm bài tập nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 Lớp7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 Lớp 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đề văn biểu cảm thường chứa đựng những yếu tố nào?
 - Nêu các bước khi làm văn biểu cảm?
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã đi vào tìm hiểu đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm. Tiết này chúng ta sẽ đi vào luyện tập cách làm văn bảnbiểu cảm.
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung bài dạy
 TÌM HIỂU CHUNG:
- GV: Yêu cầu học sinh đọc kĩ hai văn bản (SGK - 100)
- HS thảo luận nhóm – 4 nhóm – 5 phút và trả lời câu hỏi. 
- Gv nhận xét bổ sung.
GV: Định hướng của văn bản gồm những ý nào?
GV: Nêu điều cần viết?
GV: Xác định phần mở bài?
- Nội dung của phần đó?
GV: Phần thân bài? Nội dung?
GV: Phần kết bài? Nội dung? 
GV: Từ việc phân tích trên em hãy rút ra kết luận, tìm hiểu đề, bố cục văn bản biểu cảm?
- Hs suy nghĩ và rút ra kết luận.
LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề
Ví dụ: Viết về cây tre.
GV: Đề bài yêu cầu em viết điều gì? 
GV: Giải thích yêu cầu của đề? 
GV: Giải thích tại sao em yêu loài cây đó? ( tre)?
- GV gợi ý, hướng dẫn HS sắp xếp các ý
- HS luyện tập viết phần mở bài, kết bài vào giấy
- HS tập viết mở bài và kết bài. GV chấm và ghi điểm.
GV chấm, nhận xét.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- GV gợi ý: HS thực hành viết đoạn văn cho đề bài trên. 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm:
* Tìm hiểu ví dụ:Văn bản: 
- Cây sấu Hà Nội - Tạ Việt Anh
- Sấu Hà Nội - Nguyễn Tuân
- Tả cây sấu để nói về tình cảm với Hà Nội.
- Tả cây sấu: hương, hoa: hình dáng, đặc điểm, tác dụng của cây sấu trong đời sống hàng ngày, tình cảm của người viết đối với cây sấu.
- Từ đầu đến mặt đường: Giới thiệu cây sấu về lá, hoa, hương: thể hiện tình cảm yêu mến cây sấu ( qua từ ngữ miêu tả biểu cảm ).
- Tiếp đến cổng trường: tác dụng của trái sấu.
Qua đó biểu lộ tình cảm với Hà Nội gợi nhớ quê hương với những món ăn giản dị, sự khéo léo, mến khách của người Hà Nội, những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu.
- Kết bài: Đoạn cuối: Hình ảnh Hà Nội cùng cuối thu, gió thu gợi nhớ Hà Nội .
=> Kết luận:
- Văn bản biểu cảm đòi hỏi có định hướng rõ ràng, bố cục mạch lạc.
- Các phần trong văn bản phải kết hợp việc miêu tả vật được tả với việc biểu hiện tình cảm với đối tượng được nói đến trong ẩn ý.
II. LUYỆN TẬP:
Đề bài : Loài cây em yêu.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý.:
- Viết về thái độ, tình cảm với một loài cây cụ thể.
- Yêu cầu:
 Loài cây: Đối tượng miêu tả và biểu cảm.
Em: chủ thể, bày tỏ cảm xúc.
Yêu: phạm vi tình cảm thể hiện .
- Lý do: Tre là loài cây gần gũi với đời sống con người Việt Nam.
- Tre có nhiều đặc điểm thú vị, quanh năm xanh tốt, trồng được bất kỳ ở đâu. Mọc thành bụi, thành rừng, ( đoàn kết) có nhiều công dụng....Là người Việt Nam ai cũng gắn bó với tre.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về cây tre, nêu lý do, bày tỏ tình cảm, tre giản dị, gần gũi với mỗi người.
b. Thân bài: 
- Cây tre Việt Nam bốn mùa xanh tươi, có nhiều đặc điểm gần gũi với phẩm chất người lao động Việt Nam.
- Cây tre gắn liền với tuổi thơ qua chiếc đèn ông sao, giỏ tre đựng đồ chơi, chiếc cần câu tre....
c. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm gắn bó với cây tre.
3. Viết bài
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Trình bày các bước làm văn biểu cảm
- Thực hành tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết một vài đoạn văn theo dàn ý.
* Bài mới:
* Hướng dẫn bài viết số 2: Văn phát biểu cảm nghĩ về một loài cây. Lập dàn bài cho kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về loài cây. HS tự chọn loài cây nào mà em yêu thích(mít, xoài, phượng, tre, sấu, dừa, ổi…). Chú ý đặc điểm của cây: lá, thân, rễ, cành, hoa, quả….Chuẩn bị bút, giấy kiểm tra.
- Tuần tới sẽ làm bài viết số 2.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
*****************************************
Tuần: 8 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết PPCT: 31, 32 Ngày dạy: 11/10/2014
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Vận dụng những kiến thức đã học để viết bài văn biểu cảm.
 - Vận dụng các kĩ năng: tưởng tượng + miêu tả + trình bày cảm xúc.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Đề bài: Cảm nghĩ về loài cây em yêu thích
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 
Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
1. Yêu cầu chung: 
- Kiểu văn bản: Biểu cảm
- Đối tượng nêu cảm nghĩ: một loài cây
- Mục đích: Thể hiện cảm xúc của bản thân về loài cây đó.
- Nội dung: Vẻ đẹp, sự quyến rũ, ý nghĩa của loài cây mà em yêu.
- Kiểu bài: Phương thức biểu cảm
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
1.0 điểm
2. Yêu cầu cụ thể :
* Mở bài: 
- Giới thiệu loài cây
- Lý do em yêu thích
* Thân bài: 
- Các đặc điểm gợi cảm của cây: rễ, thân, lá…
- Cảm nhận, cảm nghĩ, cảm tưởng của em về cây.
- Ý nghĩa của cây trong cuộc sống
- Ý nghĩa của cây đối với bản thân em
* Kết bài: 
 - Tình cảm của em đối với loài cây đó.
0.75 điểm
7.5 điểm 
0.75 điểm
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
****************************************
Tuần: 9 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết PPCT: 33 Ngày dạy: 07/10/2014
 Văn bản : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
( Nguyễn Khuyến)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của tác giả qua một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Biết phân tích bài thơ Nôm Đường luật.
B .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
 - Sáng tạo trong việc vận dụng thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết được thể loại của văn bản.
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú.
 - Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, trân trọng tình bạn.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích, bình giảng, đọc diễn cảm, HS thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 Lớp 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 Lớp 7A2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài: Qua Đèo Ngang? Bài thơ tả cảnh hay tả tình?.
 - Phân tích ý nghĩa cụm từ: "ta với ta"
 3. Bài mới: Cuối thế kỉ 19 trong làng thơ Việt Nam xuất hiện một nhà thơ trữ tình – trào phúng nổi tiếng. Thơ trữ tình của ông gắn liền với làng cảnh nông thôn Việt Nam. Đó chính là nhà thơ Nguyễn Khuyến. Về chủ đề tình bạn, ông để lại hai bài thơ có giá trị. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em bài thơ “Bạn đến chơi nhà” để các em thấy trong quan hệ bạn bè Nguyễn Khuyến là con người như thế nào?
Hoạt động của Gv & HS
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHUNG
GV:Phần giới thiệu chung cho em biết gì về tác giả Tam nguyên Yên đổ là gì?
- HS: dựa vào chú thích để trả lời
- HS: Xem chân dung nhà thơ. GV Giới thiệu thêm về đề tài và phong cách thơ Nguyễn Khuyến. Ông làm nhiều thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ ông thể hiện tình yêu nông thôn, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống khổ cực của nhân dân, châm biếm, đả kích bọn quan lại, bọn thực dân Pháp và bộc lộ tấm lòng yêu nước.
GV:Nêu hiểu biết về tác phẩm? Thể thơ
- HS: dựa vào chú thích để trả lời
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- GV: nêu yêu cầu đọc: giọng vui, hóm hỉnh, ngắt nhịp đúng. 
- GV: đọc mẫu/2 HS đọc lại/GV nhận xét cách đọc.
- Chú ý: 1,2,3,4,5.
- Rốn bầu: đài, cánh hoa.
GV: Có thể chia bố cục bài thơ như thế nào để phân tích?
- HS: thảo luận: trình bày...
- GV: Kết luận và bổ sung/mở rộng:
- GV giảng: Thực ra đây không phải là kết cấu phổ biến của Đường luật: (bố cục phổ biến: Đề, thực, luận, kết). ở đây do chủ ý tác giả muốn bộc lộ tình cảm nên cấu trúc có sự phát triển cho phù hợp. Đó cũng chính là sự sáng tạo của các nhà thơ.
* HS đọc câu thơ 1.
GV: Trong thông báo bạn đến chơi nhà có những yếu tố nào đáng chú ý? Cách xưng hô có ý nghĩa gì?
- HS: trình bày
GV: Em có nhận xét gì về quan hệ bạn bè của tác giả?
Em hình dung tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến chơi nhà.?
* HS đọc 6 câu tiếp:
GV: Tác giả trình bày hoàn cảnh tiếp khách qua những chi tiết nào?
- HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Qua lời phân bua của tác giả em hình dung như thế nào về hoàn cảnh tiếp khách của tác giả?
GV: Nếu hiểu đây là hoàn cảnh thật thì em hiểu chủ nhân là người như thế nào? Tình cảm của ông với bạn ra sao?
- HS: Suy nghĩ và trả lời. Có thể hiểu theo cả 2 cách: Chủ nhân là người thật thà, chất phác. Tình cảm với bạn chân thật, không khách sáo.
- Nghèo khó. Hóm hỉnh, hài hước, yêu đời. Quý bạn bằng tình cảm dân dã, chất phác
- Chủ nhân là người trọng tình nghĩa hơn vật chất, là người tin ở sự cao cả của tình bạn.
* HS đọc câu thơ cuối
GV: Hai từ ta được liên kết bằng từ nào? Loại từ đó gọi là gì?
- HS: - từ với: quan hệ từ 
GV: Em hiểu ta với ta là ai? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, " ta với ta" có ý nghĩa gì?
- HS: - ta: chủ nhân ( tác giả ) - Ta: khách ( bạn )
GV: Đặt trong quan hệ với văn bản câu cuối có ý nghĩa gì?
GV: Theo em cụm từ " ta với ta" ở đây có gì khác với cụm từ " ta với ta" trong văn bản "Qua Đèo Ngang"?
- HS thảo luận nhóm – 4 nhóm - 4 phút 
 ta với ta 
+ Qua Đèo Ngang: là một từ, chỉ sự hòa hợp trong một nội tâm buồn
+ Bạn đến chơi nhà là hai từ đồng âm chỉ sự hòa hợp của 2 con người trong một tình bạn chan hòa...
- HS rút ra ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Bài thơ nói về tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê -> Khóc Dương Khuê. Ngoài ra trong văn học Trung Quốc có một tình bạn nổi tiếng giữa Bá Nha và Tử Kỳ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835-1909), lúc nhỏ có tên là Thắng, là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 
- Quê: thôn Vị Hạ xã Yên Đổ, nay thuộc Trung Lương, Bình Lục Hà Nam...
- Ông từng đỗ đầu 3 kỳ thi nên được gọi là Tam Nguyên Yên đổ.
2. Tác phẩm: 
- Viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật, hiệp vần cuối câu 1,2,4,6,8.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần.
- Câu 1: Niềm vui bạn đến chơi nhà.
- 6 câu tiếp: Việc tiếp đãi bạn.
- Câu cuối: Khẳng định về một tình bạn thắm thiết.
b. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
c. Phân tích:
c1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà: 
 Đã bấy lâu nay bác tới nhà
 Cách xưng hô, thân mật, gần gũi tôn trọng bạn bè.
Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu 
Quan hệ bạn bè bền chặt, thân thiết thủy chung. Tác giả hồ hởi, vui vẻ, thỏa lòng mong đợi.
c2. Việc tiếp đãi bạn:(6 câu tiếp )
- Trẻ: đi vắng, chợ: xa
- Ao: sâu, nước cả cá: không bắt được
- Vườn: rộng, rào thưa gà: không bắt được
- Cải: chửa ra cây, cà: mới nụ
- Bầu: vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
 Chưa được thu hoạch.
- Trầu: không có.
-> Tác giả có đầy đủ những điều kiện vật chất để tiếp khách nhưng tất cả đều tiềm ẩn ở thế khả năng, còn hiện thời thì chẳng có gì.
=> Các điều kiện được trình bày theo thứ tự tăng dần: Tình bạn của họ sâu sắc, trong sáng vì nó được xây cất trên các nhu cầu tinh thần 
c3. Cảm nghĩ về tình bạn: 
- ta với ta: không còn quan hệ tách rời ở đó chỉ còn sự gắn bó hòa hợp
=> Đối lập giữa nhiều cái không(về vật chất ) là cái có (về tình bạn) cái có chỉ là một, là duy nhất nhưng là cái quyết định giá trị của toàn bài thơ. Bài thơ thể hiện niềm hân hoan tin tưởng ở tình bạn cao quý, thiêng liêng.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng òa ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngôn ngữ thể loại điêu luyện.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyễn Khuyến và của các tác giả khác.
- Nhận xét về ngôn ngữ và giọng điệu của thơ.
* Bài mới:
- Chuẩn bị: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Hướng dẫn đọc thêm : Xa ngắm thác núi Lư. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
*****************************************
Tuần: 9 Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết PPCT: 34, 35 Ngày dạy: 07 /10/2014
 Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
	(Tĩnh dạ tứ- Lí Bạch)
 Hướng dẫn đọc thêm văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 (Vọng Lư sơn bộc bố – Lí Bạch)
 * CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài hương(nhìn trăng nhớ quê) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ của Lí Bạch.
 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
 - Nghệ thuật đói và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tời tâm tình nhà thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu bài thơ cổ thể hiện qua văn bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sáng bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm, HS thảo luận nhóm.
	* XA MGẮM THÁC NÚI LƯ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ.
 - Bước đầu nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
 - Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
 - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 - Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào tích lũy vốn từ Hán Việt.
 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm, HS thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS 
 Lớp 7A1: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 Lớp 7A 2: Sĩ số ……Vắng: ……(P:…………..; KP:…………..)
 2. Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến và nêu ý nghĩa văn bản?
 3. Bài mới: Lí Bạch - nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, được mệnh danh là thi tiên có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Chúng ta cùng tìm hiểu 1 VB như vậy.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
*CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM
 THANH TĨNH
GIỚI THIỆU CHUNG
HS đọc chú thích sgk
GV: Em biết gì thêm về tác giả và phong cách sáng tác của Lí Bạch?
- Thi tiên: tiên thơ
GV: Thể loại văn bản:
(mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, không quy định chặt chẽ về niêm luật, đối)
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
- GV gọi học sinh đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Chú thích
- Chú ý: giải nghĩa từ Hán - Việt 
GV: Bài thơ có mấy phần? Nội dung của từng phần?
* HS đọc 2câu đầu
GV: Câu 1 miêu tả cảnh tượng gì? Yếu tố sàng nghĩa là gì? Yếu tố này cho em hình dung liên tưởng gì về vị trí quan sát trăng của tác giả?
- HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Trong tâm trạng ấy, cảm nhận của tác giả về ánh trăng như thế nào?
- HS: trăng sáng quá mà tưởng sương nhưng chính là không có sương
GV: Nghi thị là gì? Tác dụng của việc dùng từ "nghi thị"?
- HS: Từ nghi thị khiến hình ảnh thơ mang vẻ huyền ảo
GV: Hình ảnh nào được gợi ra từ hai câu thơ đầu?
* HS đọc 2 câu cuối
GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ở 2 câu thơ cuối?
GV: Cử chỉ cúi đầu trong lời thơ cúi đầu nhớ cố hương mang ý nghĩa hình ảnh hay tâm trạng?
GV: Diễn tả tâm trạng suy tư của con người. Đêm khuya thanh tĩnh, nhà thơ trằn trọc không ngủ, nhìn xuống đất thấy ánh trăng như sương, khi ngẩng đầu thấy vầng trăng ngay trước mặt.
GV: Tình cảm đối với quê hương của tác giả?
- HS: Lý Bạch là người nặng tình với quê, phải xa quê nên tình quê của ông vừa tha thiết, vừa tủi hổ.
- GV liên hệ:
Nhật mộ

File đính kèm:

  • docTUAN 8 VAN 7 2014 2015.doc