Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8

Hoạt động 3: Tìm hiểu sủ dụng từ đồng nghĩa

?Thử thay các từ “ quả” và “ trái” , “bỏ mạng” và

“ hi sinh” trong các ví dụ và rút ra kết luận?

- Qủa và trái có thể thay thế cho nhau.

- Bỏ mạng và hi sinh không thể thay thế cho nhau vì sắc thái biểu cảm khác nhau

? Từ đồng nghĩa được sử dụng như thế nào? Vì sao đoạn trích “ chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “ sau phút chia li” mà không phải là “sau phút chia tay”?

“ Chia tay” và “ chia li” điều có nghĩa rời nhau , mỗi người một nơi.

“ Chia li” mang sắc thái cổ xưa , diễn tả tâm trạng bi sầu của người phụ nữ.

? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lựa chọn không?

 

doc29 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2558 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối với ngày nay thì không đúng.
 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Chim sâu có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3. Thừa quan hệ từ.
- Thừa quan hệ từ “qua”
-> Câu ca dao “công cha như núi Thái Sơn”
- Thừa quan hệ từ “về”
-> Hình thức có thể ………….giá trị nội dung”
4. Dùng quan hệ từ không có giá trị liên kết.
- Không những giỏi về môn toán , không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa.
Nó thích tâm sự với mẹ , không thích tâm sự với chị.
* Ghi nhớ ( sgk)
Hoạt động 2: Luyện tập.
?Thêm quan hệ từ thích hợp bài tập 1?
- Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
- Con xin báo một tin vui để( cho ) cha mẹ mừng.
?Thay các quan hệ từ sai?
?Thay các quan hệ từ sai thành các quan hệ từ thích hợp?
- Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.
- Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
- Bài thơ đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
? Dùng trắc nghiệm cho biết quan hệ từ dùng đúng hay sai?
II. Luyện tập.
Bài 1:Thêm quan hệ từ.
_ Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
_ Con xin báo một tin vui để ( cho ) cha mẹ mừng.
Bài 2: Các từ dùng sai và sữa lại.
Với à như 
Tuy à dù
 Bằng à về
Bài 3: Thay các quan hệ từ thích hợp.
_ Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.
_ Câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
 _ Bài thơ đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
 Bài 4: 
a ( + ) , b ( + ) , c ( - )bỏ từ cho , d ( + ) , e ( - ) nên nói quyền lợi của bản thân mình , e ( - )thừa từ của , h ( + ) , I ( - ) từ giá chỉ nêu 1 điều kiện thuận lợi làm giả thiết.
Hoạt động3: Củng cố.
? Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào?
4. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc ghi nhớ. 
 - Làm bài tập 5/108. Soạn bài: Xa ngắm thác núi Lư.
 Ngày soạn: 21/ 10/2012 
 Tiết 34:HDĐT văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ – ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
 ( Vọng lư sơn bộc bố - Lí Bạch )-(Phong kiều dạ bạc – Trương Kế )
 I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Lí Bạch và Trương Kế.
- Vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của thiên tài Lí Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của nhà thơ.
- Cảm nhận được nỗi buồn của người xa quê trong bài thơ của Trương Kế.
- Đặc điểm độc đáo trong hai bài thơ
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
- Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: soạn bài và các câu hỏi ở SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? Nêu những nét chính về nghệ thuật và nội dung?
3. Dạy bài mới:
 Hoạt động của GV - HS
 Nội dung chính
 A. Văn bản: Xa ngắm thác núi Lư
GV gọi HS đọc SGK trang 111 để tìm hiểu vài nét về tác giả?
? Cho biết vài nét về tác giả Lí Bạch?
_ Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường , tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.
GV gọi HS đọc bài thơ
- GV hướng dẫn HS đọc
GV đọc mẫu. HS đọc -> nhận xét
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 
HS đọc từ khó ( SGK)
?Bài thơ thuộc thể thơ nào?
I. Tìm hiểu chung. 
_ Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường , tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.
_ “Xa ngắm thác núi Lư” thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc, hiểu chú thích, thể loại:
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
* Từ khó ( SGK)
3. Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
?Chữ “vọng” ờ đề bài và chữ “dao” ở câu 2 nghĩa là gì?
Vọng : trông từ xa.
Dao : xa , khan , nhìn , xem.
?Nhà thơ đứng ngắm núi Lư ở vị trí nào?Lợi thế của điểm nhìn đó?
- Hương Lô được ngắm nhìn từ xa.Từ điểm nhìn đó có thể làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước.
?Câu thơ thứ nhất tả cảnh gì? Cảnh đó như thế nào?
So sánh bản dịch nghĩa với bản dịch thơ , thấy cái hay trong câu thơ của Lí Bạch qua động từ “sinh” : hơi nước + ánh mặt trời à làn khói tía mờ ảo rực rỡ.
Câu thơ thứ nhất làm phông nền cho từng vẻ đẹp của thác nước được miêu tả trong 3 câu sau vừa như có sự hợp lí vừa thêm lung linh , huyền ảo.
GV hướng dẫm HS phân tích 3 câu thơ sau để cảm nhận vẻ đẹp khác nhau của thác Lư được Lí Bạch phát hiện và miêu tả.
Chỉ ra cái hay của hai câu thơ 3,4?
?Tác giả ngắm thác Lư từ xa , từ đây thác nước đã biến thành gì?
- Vì ở xa ngắm nên dưới mắt nhà thơ thác nước đã biến thành một dãy lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
? Các từ “quải , phi ,trực , nghi” nghĩa là gì?Tác dụng của các từ ấy trong bài thơ?
Chữ “quải” (treo ) biến cái động của thác nước thành cái tĩnh của dải lụa.
Động từ “ phi” ( bay ) “ trực” ( thẳng đứng ) ở câu thứ 3 cho thấy bức tranh khung cảnh từ thế tĩnh chuyển sang thế động.
Các từ “ nghi” ( ngỡ là ) “ lạc” ( rơi xuống) nói lên vẻ đẹp huyền ảo.
? Qua các từ trên cho thấy Hương Lô là khung cảnh như thế nào?
- Các từ “quải , phi ,trực , nghi” và hình ảnh Ngân Hà gợi cho người đọc hình dung được cảnh Hương Lô vừa là thế núi cao ,sườn núi dốc đứng vừa là một nơi có vẻ đẹp huyền ảo.
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
GV hướng dẫn HS đọc
GV đọc mẫu. HS đọc -> nhận xét
HS đọc từ khó ( SGK)
? Bài thơ thuộc thể thơ nào?
? Cảnh Phong Kiều hiện lên qua hình ảnh nào ở câu thơ thứ nhất?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây?
? Câu thơ thứ nhất gợi ra một không gian cảnh vật như thế nào?
? Khung cảnh Phong Kiều được hiện lên như thế nào ở câu thơ thứ hai? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở đây?
? Cảm nhận của em về cảnh Phong Kiều qua hai câu đầu?
? Hai câu thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua đây em hiểu gì về tâm hồn của nhà thơ?
? Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
? Cho biết nội dung của bài thơ?
 Nghệ thuật: Lấy động tả tĩnh, mượn sáng tả tối mượn âm thanh truyền h. ảnh liệt kê, nhân hóa
- Nội dung: Cảnh Phong Kiều tĩnh lặng, thanh bình, thể hiện tình yêu thiên nhiên quê hương, đất nước.
III. Tìm hiểu văn bản
-Điểm nhìn: Từ xa nhìn đó có thể làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước.
1- Câu 1:
-Phông nền của bức tranh toàn cảnh : hơi khói bao trùm + ánh nắng mặt trời-> một màu tím vừa rực rỡ vừa kì ảo.
2- Ba câu còn lại.
- Lối nói khoa trương
- Kết hợp cái thực và cái ảo
- Liên tưởng hay: dải ngân hà, rất phù hợp tấm lụa trắng ở câu hai
- Thác nước đã biến thành một dãy lụa trắng được treo trên giữa khoảng vách núi và dòng sông.
- Các từ “quải , phi ,trực , nghi” và hình ảnh Ngân Hà gợi cho người đọc hình dung được cảnh Hương Lô vừa là thế núi cao, sườn núi dốc đứng vừa là một nơi có vẻ đẹp huyền ảo, kì vĩ .
IV. Tổng kết
=> Ghi nhớ.
B. Văn bản : Phong kiều dạ bạc 
Tìm hiểu chung
II. Đọc, hiểu chú thích, thể loại
1. Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích
* Từ khó ( SGK)
3. Thể loại
- Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
III. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
* Hai câu đầu:
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
- Hình ảnh quen thuộc, đặc sắc -> gợi tả bằng nghệ thuật liệt kê, lấy động tả tĩnh.
- Cảnh hiện lên vừa cụ thể vừa khái quát thể hiện sự thanh vắng tĩnh lặng
Lửa chài, cây bên sầu vương giấc hồ.
+ hình ảnh: lùm cây, lửa chài
+ Biện pháp: lấy sáng nói tối
Khung cảnh thiên nhiên với màu sắc ảm đạm, âm thanh lạc lõng, sầu não gợi nỗi buồn man mác.
* Hai câu cuối
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh -> tô đậm sự tĩnh mịch của cảnh vật
- Là biểu hiện một tâm hồn gắn bó thiết tha sâu nặng với thiên nhiên, quê hương đất nước.
* Tổng kết
Nghệ thuật
Nội dung
4.Củng cố: 
- Bài: “ Vọng Lư sơn bộc bố” – Cảnh đẹp mĩ lệ, hùng vĩ
 5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc lòng hai bài thơ, nội dung và nghệ thuật
- Soạn; “ Từ đồng nghĩa”
 Ngày soạn:22/ 10/ 2012
Tiết 35: Tiếng Việt: TỪ ĐỒNG NGHĨA 
 I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: giáo án
- Học sinh: bài soạn, xem trước BT(SGK)
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định trật tự
2. Kiểm tra bài cũ: Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh các lỗi gì?
3.Giới thiệu bài mới.
 Ở tiểu học các em đã học về từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết điều đó. 
 Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. 
GV yêu cầu HS đọc lại bản dịch thơ “ Xa ngắm thác núi Lư”của Tương Như.
? Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ “ rọi,trông”?
? Ngoài nghĩa “ nhìn”từ “ trông” còn có nghĩa gì?
a. Coi sóc , giữ gìn cho yên ổn.
b. Mong.
? Tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông?
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: Trông coi, chăm sóc, coi sóc.
b. Mong: Hi vọng, trông mong.
? Thế nào là đồng nghĩa? Cho ví dụ? ( Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.Ví dụ : mẹ , má , u , bầm.
 Mang , vác , khiêng.)
?Từ đồng nghĩa thường có mấy nhóm từ? Cho ví dụ? (Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau:Ví dụ : thi.
+ Thơ : thi ca , thi nhân , thi pháp.
+ Định hơn thua : thi tài , khoa thi
+ Làm việc thực tế : thi hành , thi ân.)
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại từ đồng nghĩa. 
GV yêu cầu HS đọc mục I SGK trang 114.
? So sánh nghĩa của từ “quả” và từ “trái”?
Đồng nghĩa hoàn toàn.
?So sánh nghĩa của từ “bỏ mạng”, “chết” “hi sinh”?
? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
Từ đồng nghĩa có hai loại:
_ Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt về sắc thái ý nghĩa ).
Ví dụ : mẹ _ má.
 Xe lửa _ tàu hỏa.
_ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái ý nghĩa khác nhau ).
Ví dụ : chết , hi sinh , bỏ mạng.
 Bầu , phát biểu , múa mép.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sủ dụng từ đồng nghĩa
?Thử thay các từ “ quả” và “ trái” , “bỏ mạng” và 
“ hi sinh” trong các ví dụ và rút ra kết luận?
- Qủa và trái có thể thay thế cho nhau.
- Bỏ mạng và hi sinh không thể thay thế cho nhau vì sắc thái biểu cảm khác nhau
? Từ đồng nghĩa được sử dụng như thế nào? Vì sao đoạn trích “ chinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là “ sau phút chia li” mà không phải là “sau phút chia tay”?
“ Chia tay” và “ chia li” điều có nghĩa rời nhau , mỗi người một nơi.
“ Chia li” mang sắc thái cổ xưa , diễn tả tâm trạng bi sầu của người phụ nữ.
? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần phải lựa chọn không?
Hoạt động 4. Luyện tập
I. Thế nào là từ đồng nghĩa.
1-Ví dụ:
2. Nhận xét
Rọi : soi , chiếu.
Trông : nhìn , nhòm , ngó , liếc
3. Ghi nhớ:SGK
II. Các loại từ đồng nghĩa.
 1. Ví dụ:
 2. Nhận xét:
Giống : chết.
Khác : bỏ mạng chết vô ích , còn hi sinh là chết vì nghĩa vụ cao cả.
 3. Ghi nhớ ( SGK)
Từ đồng nghĩa có hai loại:
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt về sắc thái ý nghĩa ).
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn 
( có sắc thái ý nghĩa khác nhau ).
III. Sử dụng từ đồng nghĩa.
- Có trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau, có trường hợp thì không.
- Khi nói hoặc viết cần phải cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa nhũng từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
IV. Luyện tập.
.1- Bài 1: Từ Hán Việt đồng nghĩa.
_ Gan dạ - dũng cảm.
_ Nhà thơ – thi sĩ .
_ Mổ xẻ - phẩu thuật.
_ Của cải – tải sản.
_ Nước ngoài – ngoại quốc
_ Chó biển – hải cẩu.
_ Đòi hỏi – yêu cầu.
_ Năm học – niên khóa.
_ Loài người – nhân loại.
_ Thay mặt – đại diện.
 2- Bài 2. Từ đồng nghĩa gốc Ấn Âu
_ Máy thu thanh – ra-di-ô
_ Sinh tố - vita min
_ Dương cầm – piano
 3- Bài 3.Từ địa phương đồng nghĩa với từ toàn dân.
_ Vừng – mè.
_ Mẹ - má , u , bầm
 _ Về - dìa.
_ Ba – tía.
_ Là - ủi.
4- Bài 4.Từ đồng nghĩa thay thế.
_ Đưa – trao
_ Đưa – tiễn.
 _ Nói – cười
_ Kêu – than.
 -Đi – mất
 5- Bài 5. Phân biệt nghĩa của các từ
* Ăn , xơi , chén.
_ Ăn : sắc thái bình thường.
_ Xơi : lịch sự , xã giao.
_ Chén : thân mật , thông tục.
* Cho , tặng , biếu.
_ Cho : người trao tặng có ngôi thứ cao hơn người tặng.
_ Biếu : người tặng thấp , ngang bằng.
_ Tặng : không phân biệt ngôi thứ.
* Yếu đuối , yếu ớt.
_ Yếu đuối : thiếu hằn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
_ Yếu ớt : yếu đến mức không đáng kể.
* Xinh , đẹp
 _ Xinh : chỉ người còn trẻ vóc dáng nhỏ nhắn , ưa nhìn.
_ Đẹp : mức độ cao hơn xinh.
* Tu , nhấp , nóc.
_ Tu : uống nhiều lần một mạch.
_ Nhấp : uống từng chút một.
_ Nốc : uống nhiều và hết ngay trong một lúc một cách rất thô tục.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
? Thế nào là từ đồng nghĩa.Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì?
- Dặn dò: Học thuộc các ghi nhớ.
 Ngày soạn: 23/ 10/ 2012
Tiết 36: Tập làm Văn: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM 
 I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: 
 - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 2. Kĩ năng.
 - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
II. CHUẨN BỊ.
 - Giáo viên: giáo án
 - Học sinh: bài soạn , xem trước BT(SGK).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1.Ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra:
 ? Nhắc lại các bước làm bài văn biểu cảm?
 3. Giới thiệu bài mới.
 Để tạo ý cho bài văn biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh, người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm và thể hiện cảm xúc. Đó là nhiều cách lập ý của bài văn biểu cảm. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lập ý của bài văn biểu cảm.
Đọc đoạn văn ( SGK 117)
? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hoá đã khơi gợi tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
- Nhắc đến những công dụng của cây tre -> khẳng định và mong muốn cây tre mãi trường tồn
? Cây tre gắn bó với con người Việt Nam bởi những công dụng như thế nào?
* Gv: Bài này tác gỉa viết vào 1955, khi đó ông chưa nghĩ đến sự xuất hiện của đồ nhựa, mới chỉ nghĩ đến xi măng cốt sắt. Nhưng dù có đồ nhựa đi nữa thì tác dụng của cây tre vẫn nhiều hơn những gì tác giả viết: chiếu tre, tăm tre, đũa tre, hàng mĩ nghệ bằng tre…
Tác giả lập ý ( biểu cảm) bằng cách nào?
(Nhắc lại quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai -> cách bày tỏ tình cảm với sự vật.)
- Đọc đoạn văn SGK 118
? Tác giả say mê con gà đất như thế nào?
 ( Chú gà đẹp mã, oai vệ. Nhớ lại những kỷ niệm khi chơi con gà đất, khi hoá thân vào con gà trống để cất lên điệu nhạc sớm mai)
? Việc hồi tưởng quá khứ gợi lên cảm xúc gì?
 ( Suy nghĩ về hiện tại: lý giải vì sao đồ chơi hấp dẫn với tre, nuối tiếc đồ chơi tuổi thơ)
? Cách lập ý của đoạn văn này là gì?
- Đọc đoạn văn 1 SGK 119
? Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào?
? Cách bày tỏ tình cảm của người viết với cô giáo như thế nào?
- HS đọc đoạn 2(SGK 120)
? Việc liên tưởng từ Lũng Cú, cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau cực Nam của tổ quốc đã giúp tác giả bày tỏ tình cảm gì?
? Đoạn văn lập ý theo cách nào?
- Tưởng tượng giả định tình huống.
Đọc đoạn văn
? Cho biết đối tượng miêu tả là ai?
-U tôi
? Đoạn văn nhắc đến hình ảnh gì về U tôi. Hình dáng? Nét mặt của U tôi được miêu tả như thế nào? Qua đoạn văn em thấy sự quan sát có tác dụng thể hiện tình cảm như thế nào?
- Gợi tả bóng dáng khuôn mặt mẹ với tất cả lòng thương cảm, hối hận của mình vì đã vô tình, thờ ơ)
? Quan sát hình ảnh người mẹ tác giả đã bày tỏ tình cảm của mình như thế nào?
? Em nhận xét gì về tình cảm trong các bài văn , đoạn văn trên?
 ( Tình cảm chân thật, sự việc nêu do đó người viết trải nghiệm hoặc có trong kinh nghiệm của người viết.)
* GV: Dù lập ý bằng cách nào cũng yêu cầu tình cảm phải chân thật -> bài văn mới thuyết phục làm cho người đọc tin, đồng cảm.
 - HS đọc ghi nhớ
I. Những cách lập dàn ý thường gặp của bài văn biểu cảm
1. Liên hệ hiện tại với tương lai
a. Bài tập
b. Nhận xét
- Tre gắn bó với các em, dân tộc Việt Nam -> chia bùi sẻ ngọt.
- Tre bóng mát, là khúc nhạc tâm tình
- Tre làm sáo…
-> cây tre mãi gắn bó và hữu ích
-> từ thực tại mà liên hệ tới tương lai, bộc lộ cảm xúc
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ hiện tại
a. Bài tập
b.Nhận xét
+ Nhắc lại kỉ niệm khi chơi con gà đất.
+ Nuối tiếc đồ chơi tuổi thơ.
-> từ việc hồi tưởng quá khứ mà suy nghĩ về hiện tại
3. Tưởng tượng tình huống , hứa hẹn mong ước
a. Bài tập
b. Nhận xét
* Đoạn 1: 
- Lòng yêu mến cô giáo
+ Chẳng bao giờ em lại quên được cố.
+ Khi lớn lên em luôn nhớ cô, nhớ lại những kỉ niệm khi còn học cô -> tưởng tượng tình huống: không thể quên cô giáo.
* Đoạn2:
+ Ở cực Bắc, nghĩ tới cực Nam trên núi ông nghĩ đến vùng biển, nơi đầy chim nhớ về xứ Tôm.
-> tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước.
4. Quan sát , suy ngẫm
a. Bài tập
b. Nhận xét
+ Đoạn văn dùng biện pháp quan sát chi tiết -> nảy sinh cảm xúc
+ Nhà văn gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ già -> thương cảm và hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.
® Khắc họa hình ảnh con người, nêu nhận xét và bày tỏ tình cảm với người đó.
* Ghi nhớ ( SGK 121)
Hoạt động 2.Luyện tập
- HS đọc , nêu yêu cầu bài tập.
 - Gv hướng dẫn làm bài.
 - HS làm -> trình bày -> HS nhận xét.
 - GV sửa chữa.
- HS đọc đề c(SGK 121), nêu yêu cầu của đề
II- Luyện tập.
1. Bài tập 1: Tập lập ý bài văn biểu cảm
* Đề 1: Cảm xúc về vườn nhà.
- Xác định , hình dung khu vườn nhà em từng có , đang có, mơ ước.
- Xác định vị trí không gian, thời gian viết về vườn nhà. Điều này sẽ quy định cảm xúc của bài.
-> Nếu xa: hoài niệm về vườn 
- Miêu tả khu vườn gắn bó với đời sống của gia đình em ( Hiện tại hoặc lâu đời). Nếu thiếu nó cuộc sống của gia đình em sẽ như thế nào?
- Em có thể nghĩ đến công lao , ý nguyện của người tạo lập khu vườn mà bày tỏ lòng biết ơn. Nếu chẳng may phải bán vườn -> nuối tiếc.
* Đề 2: Cảm xúc về người thân.
* Gợi ý:
+ Xác định người thân định viết là ai? Mối quan hệ thân tình của mình với người đó
- Hồi tưởng những kỉ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ
- Nêu lên sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn trong sinh hoạt vui chơi
- Nghĩ đến hiện tại và tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm , lòng mong muốn.
4.Củng cố: Có mấy cách lập ý cho bài văn biểu cảm, đó là những cách nào?
5. Hướng dẫn học bài
- Học ghi nhớ;
- Làm bài tập b,d
- Chuẩn bị bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”
 Ngày soạn: 28/ 10/ 2012
Tuần 10
Tiết 37: Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH 
 ( Tĩnh dạ tứ) 
 - Lý Bạch - 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt.
- Hình ảnh ánh trăng – vầng trăng tác động tới tâm tình nhà thơ.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối của bài thơ.
- Bước đầu so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
II. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: Giáo án
- Học sinh: soạn bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1.Ổn định tổ chức
2. Kiếm tra:? Đọc thuộc lòng bài thơ “Vọng Lư sơn bộc bố” ? Nêu những đặc sắc nghệ thuật và nội dung?
3. Giới thiệu bài mới.
Lí Bạch – một nhà thơ đời Đường. Có người nói thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch hết sức đa dạng, ý nghĩa vô cùng phong phú. Chủ đề của bài thơ rất quen thuộc: “ Vọng nguyệt hoài hương ” ( trông trăng nhớ quê ) cách thể hiện giản dị mà độc đáo. Bài thơ Tĩnh dạ tứ ( Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh cũng nói về ánh trăng. Hôm nay mời các em cùng tìm hiểu bài thơ này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
 GV : cho h/s tìm hiểu SGK
Hoạt động 2: Tìm hiểu thể thơ và bố cục
GV:HD đọc: Rõ ràng, chậm buồn
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào
? Em hãy so sánh thể thơ của hai văn bản phiên âm và dịch thơ
Cả hai đều là thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, nhưng ở bản dịch thơ câu đầu không gieo vần

File đính kèm:

  • docTuần 8.doc
Giáo án liên quan