Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4: Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2015-2016

Hoạt động 1: Định hướng văn bản.

- GV đưa ra tình huống: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập, tan học em đi thật nhanh về nhà để báo tin cho cha mẹ. Em sẽ kể cho cha mẹ nghe em đã cố gắng như thế nào để đạt được kết quả. Em tin là cha mẹ sẽ vui và tự hào về em.

- GV: Trường hợp đó em sẽ xây dựng văn bản nói hay viết?

- HS: Văn bản nói.

- GV: Văn bản nói ấy có nội dung gì?

- HS: Qúa trình học tập để đạt kết quả cao trong học tập.

- GV: Nói cho ai nghe? Để làm gì?

- HS: Nói với cha mẹ. Cha mẹ vui và tự hào về con.

- GV: Em có người bạn thân lâu không gặp, em muốn báo tin thành tích của em, em phải làm gì?

- HS: Viết thư.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 4: Quá trình tạo lập văn bản - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	
Tiết PPCT: 12
Ngày soạn: 17/8/2015
Ngày dạy: 
Lớp 7A3 7A4
 7A5
 QÚA TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN.
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Kĩ năng:
+ Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã được học về liên kết, bố cục, mạch lạc trong văn bản.
- Thái độ:
+ Có ý thức trong quá trình tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị.
GV đọc bài, soạn bài, tham khảo tài liệu. 
HS chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Ổn định.
Lớp 7A3:7A47A5..	
2. Kiểm tra kiến thức cũ.
- Từ láy là gì? Cho VD?
- Hãy cho biết nghĩa của từ láy?
Các từ sau đây từ nào là từ láy?
a, xinh xắn b, lưa thưa c, nấu nướng d, dễ dàng.
3. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Định hướng văn bản.
- GV đưa ra tình huống: Em được nhà trường khen thưởng về thành tích học tập, tan học em đi thật nhanh về nhà để báo tin cho cha mẹ. Em sẽ kể cho cha mẹ nghe em đã cố gắng như thế nào để đạt được kết quả. Em tin là cha mẹ sẽ vui và tự hào về em.
- GV: Trường hợp đó em sẽ xây dựng văn bản nói hay viết?
- HS: Văn bản nói.
- GV: Văn bản nói ấy có nội dung gì?
- HS: Qúa trình học tập để đạt kết quả cao trong học tập.
- GV: Nói cho ai nghe? Để làm gì?
- HS: Nói với cha mẹ. Cha mẹ vui và tự hào về con.
- GV: Em có người bạn thân lâu không gặp, em muốn báo tin thành tích của em, em phải làm gì?
- HS: Viết thư.
- GV: Trước khi viết thư em phải xác định điều gì?
- HS: + Viết cho ai?
+ Viết để làm gì?
+ Viết về cái gì?
+ Viết như thế nào?
-GV: Thiếu 1 trong 4 điều trên có được không?
Hoạt động 2: Xây dựng bố cục cho văn bản.
- GV: Sau khi xác định được bốn vấn đề đó, các em cần phải làm những việc gì để viết được văn bản?
- HS: Tìm ý -> sắp xếp ý -> Xây dựng bố cục 3 phần.
MB: Giới thiệu buổi lễ khen thưởng.
TB: Lý do được khen thưởng.
- Trước đây học chưa tốt (lý do)
- Thấy các bạn được khen thưởng em có suy nghĩ gì?
- Từ đó em có quyết tâm phấn đấu ra sao?
- Em được khen thưởng có xứng đáng không?
KB: Cảm nghĩ của em.
HĐ 3: Diễn đạt thành văn.
- GV: Để cho bạn hiểu được vấn đề mà em muốn nói, em có thể giao tiếp với bạn bằng những ý đã nêu trong bố cục được không? Vì sao?
- HS: Không thể giao tiếp bằng bố cục được vì đó chỉ là các ý chính, chưa diễn đạt cụ thể những điều mà người viết (nói) muốn thể hiện.
- GV: vậy sau khi có bố cục chúng ta phải làm gì?
Hoạt động 4: GV đưa ra ví dụ.
-GV: Một chiếc xe máy sau khi lắp ráp xong, trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ người ta phải làm gì?
- HS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- GV: Còn chúng ta sau khi hoàn thành xong VB chúng ta cũng phải làm gì?
- HS: Đọc và sửa lỗi.
Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
BT1: GV gọi HS đọc yêu cầu, mời lần lượt các hs khác trả lời, nhận xét. GV chốt ý.
BT 2,3,4: GV gọi HS đứng dậy đọc, nêu yêu cầu. HS làm bài; GV nhận xét.
I. Định hướng văn bản.
Xác định 4 điều:
- Viết cho ai?
- Viết để làm gì?
- Viết về cái gì?
- Viết như thế nào?
II. Xây dựng bố cục văn bản.
Tìm ý
Sắp xếp ý để có bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên.
III. Diễn đạt thành văn.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc, liên kết chặt chẽ với nhau.
IV. Kiểm tra lại VB:
Đọc lại VB vừa tạo lập
Sửa chữa những sai sót.
V. Luyện tập: 
Câu 1: Sgk – 46: 
Câu 2: Sgk – 46:
Không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích.
Điều quan trọng là từ thực tế ấy rút ra những khinh nghiệm học tập để các bạn khác học tốt hơn.
Câu 3: Sgk – 47:
a, - Dàn bài cần viết rõ ý nhưng càng ngắn gọn càng tốt.
- Không nhất thiết phải là những câu văn tuyệt đối hoàn chỉnh và đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặc chẽ với nhau.
b, Các phần trong dàn bài được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu được quy định chặt chẽ.
- Việc trình bày các phần mục cần rõ ràng.
- Sau mỗi phần mục, mỗi ý lớn nhỏ đều phải xuống dòng.
- Các phần mục, ý ngang bậc nhau phải viết thẳng hàng với nhau, ý nhỏ hơn phải viết lùi vào so với ý lớn hơn.
Câu 4: Sgk – 47.
Bước 1: Định hướng
ND thanh minh và xin lỗi
Đối tượng: viết cho bố.
Mục đích: để cho bố hiểu và tha thứ lỗi lầm.
Bước 2: Xây dựng bố cục.
MB: Lí do viết thư
TB: Thanh minh và xin lỗi
KB: Lời hứa không bao giờ tái phạm.
Bước 3: Diễn đạt thành lời văn
Bước 4: Kiểm tra.
4. Củng cố bài giảng:
- Để tạo lập một văn bản thì chúng ta cần phải thực hiện các thao tác nào?
- Cần định hướng như thế nào đối với một văn bản.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Nắm vững các bước để tạo lập văn bản, nội dung của từng bước.
Soạn bài 4 theo câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị viết “Bài tập làm văn số 1”
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_3_Qua_trinh_tao_lap_van_ban.doc