Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33

-Gọi HS đọc ví dụ SGK/122

- Trong vd (d) ở trên dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ “Va-ren” được dùng để làm gì?

*ngoài từ Va-ren thì dấu gạch nối được dùng với các chứa năng: nối các tiếng trong những từ mượn của nước ngoài gồm nhiều tiếng. Đối với tên đầy đủ người nước ngoài, khi phiên âm dấu gạch nối chỉ được dùng để nối liên kết các tiếng trong từng bộ phận

- Cách viết của dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?

- Hãy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? Nêu cách viết dấu gạch nối?

 

docx3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 -Tiết: 	 Ngày soạn :
Phân môn:Tiếng Việt	 Ngày dạy :
DẤU GẠCH NGANG
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản
2. Kỹ năng
-Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
-Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản
3.Thái độ
-Nâng cao ý thức nghiêm túc trong học tập của học sinh
-Có ý thức dùng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1.Gíao viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ
2.Học sinh:SGK,bài soạn,SBT..
III. PHƯƠNG PHÁP
-Phương pháp trực quan
-Phương pháp TLN
-Phương pháp vấn đáp
-Phương pháp thuyết giảng
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
 3.Giới thiệu bài mới:
Trong đoạn hội thoại sau, những dấu câu nào em đã được học
Sáng mẹ thấy tôi chuẩn bị ra khỏi nhà mẹ hỏi:
	-Con đi đâu thế?
	-Thưa mẹ, con đi sang nhà Lan hỏi bài toán khó.
(đã được học các dấu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi và dấu gạch ngang). Để biết rõ công dụng của dấu gạch ngang được dùng để làm gì và có khác gì với dấu gạch nối. Hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu bài “DẤU GẠCH NGANG”
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung lưu bảng
-Gọi HS đọc ví dụ SGK/129
-Cho hs thảo luận cặp đôi với nhau trả lời cho câu hỏi dấu gạch ngang được dùng để làm gì?
Tại sao cùng một dấu câu nhưng ở mỗi ví dụ lại có tác dụng khác nhau?
Em hãy xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong câu: 
Từ nơi đây, tiếng thơ của Xuân Diệu-thi sĩ tình yêu-sẽ hòa nhập với tiếng thơ giàu chất trữ tình của dân ca xứ Nghệ, âm vang mãi trong tâm hồn bên đôi lứa giao duyên
*Ngoài dấu gạch ngang, còn có hai dấu câu khác cũng có để dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích là dấu phẩy và dấu ngoặc đơn.
-Qua các VD trên em rút ra điều gì về công dụng của dấu gach ngang?
-GV nhận xét và rút ra kết luận
HS đọc
Hs thảo luận và trả lời câu hỏi:
a) Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích với thành phần chính.
b) Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
c) Liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng
d) Nối các bộ phận trong liên danh (tên ghép)
Vì chúng ở các vị trí khác nhau trong câu
Đánh dấu bộ phận chú thích giải thích trong câu.
HS trả lời
I/ Tìm hiểu chung
Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang có những công dụng sau:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
VD: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã – một người đã giành cả đời để nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa – sắp tới sẽ phát hành một cuốn sách mới
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê
VD: Thi đua yêu nước để:
-Diệt giặc đói
-Diệt giặc dốt
-Diệt giặc ngoại xâm
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
VD: cầu truyền hình Hà Nội – Huế đã sẵn sàng
-Gọi HS đọc ví dụ SGK/122
- Trong vd (d) ở trên dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ “Va-ren” được dùng để làm gì?
*ngoài từ Va-ren thì dấu gạch nối được dùng với các chứa năng: nối các tiếng trong những từ mượn của nước ngoài gồm nhiều tiếng. Đối với tên đầy đủ người nước ngoài, khi phiên âm dấu gạch nối chỉ được dùng để nối liên kết các tiếng trong từng bộ phận
- Cách viết của dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
- Hãy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? Nêu cách viết dấu gạch nối?
Va-ren: dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng của người nước ngoài (có thể coi là từ mượn)
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang
Hs trả lời
-HS nghe và ghi vào vở
Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối
Cần phần biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối :
- Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. 
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
Vd: Những người lớn tuổi đa số đều có thói quen nghe ra-đi-ô
Cho hs đọc yêu cầu và thảo luận cặp đôi với nhau để làm bài tâp 1
GV nhận xét và rút ra kết luận
Nêu công dụng của dấu gạch nối trong BT2?
HS đọc yêu cầu và thảo luận
HS lên bảng làm BT
HS khác nhận xét
HS sửa bài vào vở BT
HS suy nghĩ và trả lời
II/ Luyện tập
BT1: Công dụng của dấu gạch ngang
a)Đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích
b)Đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích
c)Đánh đấu lời nói trực tiếp đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích,giải thích
d)Nối các từ trong một liên danh.
e)Nối các từ trong một liên danh
BT2
Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng tronh tên riêng nước ngoài(Bec-lin,An-đát,Lo-ren)
Củng cố
Nắm được công dụng của dấu gạch ngang
Phân biệt được dấu gạch ngang và dấu gạch nối
Dặn dò
- HS học thuộc ghi nhớ
- Làm các bài tập: BT3
- Chuẩn bị bài : “Văn bản báo cáo”

File đính kèm:

  • docxBai_30_Dau_gach_ngang.docx
Giáo án liên quan