Giáo án Ngữ văn 7 tuần 31 - Trường THCS Đạ Long

 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

- Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.

 2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.

- Viết văn bản hành chính đúng quy cách.

 3. Thái độ: - Vận dụng văn bản hành chính vào việc viết đơn từ trong cuộc sống.

 

doc7 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tuần 31 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 06/04//2015
Tiết PPCT: 122 	 Ngày dạy: 08/04/2015
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết, kiến thức về Tiếng Việt vào giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. 
 - Rèn kỹ năng giải quyết câu hỏi, tích hợp văn bản, Tập làm văn.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình Tiếng Việt 7 học kì II đã học.
- Giới hạn nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
- Dấu câu
- Nhận biết vị trí dấu chấm hỏi.
- Hiểu tác dụng dấu chấm lửng, dấu gạch ngang
Số câu: 
Số điểm: 
 1
0.5
2
 1
3
 1.5
2. Phép biến đổi câu
- Nhận biết khái niệm câu bị động, câu đặc biệt
- Xác định câu rút gọn.
- Chuyển câu chủ động sang bị động.
Số câu:
Số điểm: 
1.5
2.0
1
0.5
0.5
1.5
 3
 4.0
3. Biện pháp tu từ
- Hiểu kiểu liệt kê trong câu
Số câu:
Số điểm:
1
0.5
 1
 0.5
4. Tạo lập 
văn bản
- Tạo lập văn bản có trạng ngữ, câu đặc biệt câu rút gọn.
Số câu:
Số điểm:
1
4
1
 4.0
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
2.5
2.5
4
2
 1.5
5.5
8
10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm ) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất 
 Câu 1: Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu ?
 A. Câu trần thuật. B. Câu nghi vấn.
 C. Câu cầu khiến. D. Câu cảm thán.
Câu 2: Câu đặc biệt là câu: 
Có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động. 
Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
Có thành phần chính và thành phần phụ.
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn?
Ai cũng phải học đi đôi với hành.
Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành.
Học đi đôi với hành.
Mọi người cần học đi đôi với hành. 
Câu 4: Dấu chấm lửng trong câu sau được dùng để làm gì? 
 Luôn thức dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt.
	A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.	
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng.
 C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị xuất hiện một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
D. Chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ hài hước, châm biếm.
Câu 5: Sách - người bạn không thể thiếu, là món ăn tinh thần của nhân loại. 
 Dấu gạch ngang được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì?
A. Nối các từ nằm trong một liên danh.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Để liệt kê. 
D. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Câu 6: Câu văn sau đã sử dụng phép liệt kê gì?
 “Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”
	A. Liệt kê không tăng tiến.	B. Liệt kê theo từng cặp.
	C. Liệt kê tăng tiến.	D. Liệt kê không theo từng cặp.
B. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm) a. Thế nào là câu bị động? 
 b. Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động theo 2 kiểu khác nhau: 
 “Chàng kỵ sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào”
Câu 2 (4.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) với đề tài tự chọn trong đó có sử dụng trạng ngữ, câu đặc biệt và câu rút gọn. (Gạch chân các loại câu đó trong đoạn văn )
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
C
B
C
A
D
C
 Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
II. TỰ LUẬN ( 7.0 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Câu 1 (3.0 điểm)
HS trả lời được câu bị động theo ghi nhớ sgk/ 57 
Hai cách chuyển: 
+ Cách 1: Con ngựa bạch bị/(được) chàng kỵ sĩ buộc bên gốc đào.
+ Cách 2: Con ngựa bạch bị buộc bên gốc đào (bởi chàng kỵ sĩ).
1.. điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 2
* Yêu cầu:
 - Học sinh viết được đoạn văn từ 8 câu trở lên diễn đạt nội dung rõ ràng, lưu loát.
- Câu văn có sử dụng trạng ngữ 
- Câu văn có dùng câu đặc biệt 
 - Câu văn có dùng câu rút gọn 
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
1.0 điểm
(Lưu ý: Đáp án phần tự luận chỉ mang tính chất tương đối, minh hoạ. Tùy theo từng đối tượng HS và cách hành văn mà GV có cách đánh giá hợp lí)
VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
	******************************
Tuần 31 Ngày soạn: 06/04/2015
Tiết PPCT: 123 	 Ngày dạy: 08/04/2015
 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
 2. Kỹ năng: 
- Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống.
- Viết văn bản hành chính đúng quy cách.
 3. Thái độ: - Vận dụng văn bản hành chính vào việc viết đơn từ trong cuộc sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích ví dụ, liên hệ thực tế, thảo luận nhóm, 
D. TIếN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2:Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới: Văn bản hành chính thường gặp là đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm..
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NộI DUNG KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung
GV gọi 3 HS đọc 3 văn bản trong Sgk 
GV: Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo ?
+ Thông báo: truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng đều biết 
+ Kiến nghị: khi cần đề bạt một nguyện vọng chính đáng của các nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết 
+ Báo cáo: khi cần phải thông báo 1 vấn đề gì đó lên cấp trên 
 Mỗi văn bản có mục đích gì ? 
Thông báo nhằm phổ biến một nội dung 
Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến 
Báo cáo: nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết 
 Ba ví dụ ấy có điểm gì giống và khác nhau ?
+ Giống: hình thức trình bày đều theo một trình tự nhất định ( theo mẫu) 
+ Khác nhau: về mục đích và nội dung 
Hình thức trình bày của 3 văn bản có gì khác với văn bản truyện và thơ mà em đã học ?
+ Khác: thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng, còn vb hành chính không phải là hư cấu tưởng tượng. Ngôn ngữ thơ được viết theo ngôn ngữ nghệ thuật còn ngôn ngữ vb được viết trên ngôn ngữ hành chính 
 Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như 3 loại văn bản trên ? 
Biên bản, đơn từ, hợp đồng, sơ yếu lí lịch .
 Qua phân tích em hãy rút ra đặc điểm của vb hành chính: mục đích, nội dung và hình thức? ( Ghi nhớ sgk )
Luyện tập
- Em vừa học xong phép liệt kê, vậy mẫu nào có sử dụng phép liệt kê ? Đó là kiểu liệt kê gì?
- Văn bản báo cáo, liệt kê về kết quả trồng cây 
- (Liệt kê thông báo không theo cặp, không tăng tiến )
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập1 ? ( HSTLN)
GV hướng dẫn HS viết đơn xin phép hoàn chỉnh
Hướng dẫn tự học
HS đọc kĩ văn bản đề nghị. Cho biết văn bản đề nghị dùng để làm gì? Trình bày Ví dụ về văn bản đề nghị
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Thế nào là văn bản hành chính ?
 *Ví dụ : Sgk/107-109 
- Thông báo nhằm phổ biến một nội dung 
- Đề nghị nhằm đề xuất một nguyện vọng ý kiến 
- Báo cáo: nhằm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết
 => Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong giao dịch hành chính, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp xã hội. Thường dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu hoặc ghi lại những sự việc có tính chất hành chính – công vụ nhằm giải quyết các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể, cá nhân với tập thể. 
- Văn bản hành chính thường gặp là đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, thông báo, chỉ thị, bản kiểm điểm..
- Đặc điểm của văn bản hành chính: tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, đơn nghĩa.
Cách trình bày 
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Địa điểm làm văn bản và ngày tháng 
- Họ tên, chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận văn bản 
- Họ tên, chức vụ của người gửi hay tên cơ quan, tập thể gửi văn bản
- Nội dung thông báo, đề nghị, báo cáo 
- Kí tên người gửi văn bản
2. Ghi nhớ: Sgk/110
II. LUYỆN TẬP: 
 Bài 1: Xử lí tình huống 
1. Dùng văn bản thông báo 
2. Dùng văn bản báo cáo
3. Dùng phương thức biểu cảm 
4. Đơn xin nghỉ học 
5. Văn bản đề nghị 
6. Văn kể chuyện 
Bài 2: HS viết đơn xin phép
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Nắm được thế nào là văn bản hành chính? Các đề mục? Đặc điểm? Văn bản hành chính thường gặp.
* Bài mới: Chuẩn bị “Văn bản đề nghị”
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************
Tuần 31 Ngày soạn: 09/04//2015
Tiết PPCT: 124 	 Ngày dạy: 11/04/2015
 Tập làm văn: VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tìm hiểu sâu hơn về văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
- Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
- Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết văn bản đề nghị. Viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
- Nhận được những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, diễn giảng, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 
 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..) 
 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn bản hành chính? Cách trình bày văn bản hành chính?
 3. Bài mới: Có một danh lam thắng cảnh nổi tiếng liên quan đến văn bản sắp học. Cả lớp muốn đi tham quan cùng cô giáo chủ nhiệm.-> Viết đơn đề nghị lên nhà trường.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Hs đọc 2 văn bản trong Sgk 
- Viết văn bản đề nghị để làm gì ? 
(Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó )
- Giấy đề nghị cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?
( Nội dung rõ ràng, ngắn gọn. Trình bày: trang trọng, sáng sủa, lời lẽ đúng mực )
- Em hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị ? ( HS tự nêu ) 
- Hs đọc 4 tình huống trong Sgk. Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết giấy đề nghị ? ( a, d)
 + Hs đọc lại 2 văn bản đề nghị trong Sgk 
- Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào ? 
( Người hay cơ quan nhận văn bản đề nghị 
 Người đứng ra viết văn bản 
 Nội dung chính của văn bản)
- Cả 2 văn bản có điểm gì giống và khác nhau ?
( Nội dung khác nhau, trình bày khác nhau )
- Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 văn bản ?
( Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì? )
- Qua phân tích 2 văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản đề nghị ?
- Em hãy nêu dàn mục của văn bản đề nghị?
 ( Sgk)
Luyện tập
- Em hãy nêu yêu cầu của bài tập 1 ?
- Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? ( HSTLN)
GV nhận xét, sửa chữa
Hướng dẫn tự học
Nắm được những đặc điểm của văn bản đề nghị. Sưu tầm một số văn bản đề nghị làm tư liệu học tập. 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Đặc điểm của văn bản đề nghị 
 a. Đọc văn bản:
- Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng
- Văn bản 2: Đề nghị UBND xã giải quyết tình trạng lấn lề đường..
 b. Đặc điểm của văn bản đề nghị:
- Nội dung rõ ràng, ngắn gọn.
- Trình bày sạch sẽ, trang trọng lời lẽ đúng mực.
2. Cách làm văn bản nghị luận:
a. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
- Khi viết một văn bản đề nghị cần viết rõ: Ai đề nghị? Đề nghị ai? đề nghị điều gì? 
b. Dàn mục một văn bản đề nghị:
- Quốc hiệu tiêu ngữ
- Địa điểm ngày làm giấy đề nghị
- Tên văn bản
- Nơi nhận đề nghị
- Nơi đề nghị
- Sự việc, lí do, ý kiến 
- Chữ kí họ tên người đề nghị.
c. Lưu ý.
* Ghi nhớ sgk
II. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1:
+ Giống: ở chổ cả 2 đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng 
+ Khác: một bên là nguyện vọng của một cá nhân, còn một bên là nhu cầu tập thể 
Bài tập 2:
 Cần tránh các lỗi sau: không đề rõ người gửi ;nội dung Vb quá dài nêu ý kiến đề nghị không rõ ràng; lời văn thiếu trang nhã 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ:
- Nắm được những đặc điểm của văn bản đề nghị. Sưu tầm một số văn bản đề nghị làm tư liệu học tập.
* Bài mới: 
- Soạn bài “ Văn bản báo cáo”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTUAN_31_VAN_7_20142015_20150725_025331.doc