Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22, Tiết 83+84 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

- Bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.

- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.

 2. Kĩ năng.

- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.

- Sử dụng các phương pháp lập luận.

. Kỹ năng sống:

 - Suy nghĩ phê phán, sáng tạo: phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm bố cục,

phương pháp làm bài văn nghị luận

 - Ra quyết định lựa chọn : lựa chọ cách lập luận, lấy dẫn chứng.khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng

văn nghị luận

3. Thái độ:

 - Nhận thức được lập luận là quan trọng không biết lập luận thì không làm được văn nghị luận

II. CHUẨN BỊ

 1. Gv: Sgk, giáo án.

 2. Hs: Sgk, vở soạn.

 III. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận

 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định(1’)

 2. Bài cũ.(5’)

Thế nào là văn nghị luận. Đăc điểm của loại văn này.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 767 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 22, Tiết 83+84 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày dạy: / 01 /2016
TPPCT: 81 Lớp dạy : 7.1, 7.2, 7.3 
 TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
 ( Hồ Chí Minh )
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Nết đẹp về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
 - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
 - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh. 
3. Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước và nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân.
 II. CHUẨN BỊ
 1. Gv: sách, giáo án, cktkn
2. Hs: sách, vở soạn,
 III. PHƯƠNG PHÁP:Vấn đáp kết hợp thực hành	
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định(1’)
2. Bài cũ (5’)
 Nêu một số câu tục ngữ về con người và xã hội ? Nêu nhận xét nghệ thuật và ý nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội
 3. Bài mới
Hoạt động 1(5’)
? Trong chương trình ngữ văn 7, em đã được học những tác phẩm nào của Hồ Chí Minh.
 Hs: rằm tháng giêng, cảnh khuya.
? Những hiểu biết của em về Bác.
 Hs: nêu
? Hoàn cảnh ra đời của bài văn.
 Hs: ra đời năm 1951
Hoạt động 2(7’)
? Gọi hs đọc văn bản. 
Hs: đọc.
? Theo em văn bản này được chia làm mấy phần.
Hs: ba phần
Hoạt động 3(25’)
? Vấn đề nghị luận. 
Hs: lòng nồng nàn yêu nước
? Ở đoạn văn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì. 
Hs: so sánh tinh thần nhân dân như làn sóng vô cùng mạnh mẽ.
? Để chứng minh cho nhận định ấy, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào.
 Hs: đưa ra hàng loạt các cuộc đấu tranh của lịch sử.
? Và câu văn: lòng nồng nàn yêu nước được gọi..
 Hs: là luận điểm.
? Thế thì ngày nay thì có dẫn chứng nào.
 Hs: từ các cụ già đến em nhỏ,
? Em có nhận xét gì về hệ thống dẫn chứng đó.
 Hs: rất thuyết phục
? Trước thực tế đó thì Đảng và toàn dân phải có trách nhiệm gì. 
Hs: làm cho tinh thần đó được phát huy.
? Nghệ thuật tiêu biểu. 
Hs: so sánh.
? Em có nhận xét gì về trình tự lập luận của bài viết. Hs: chủ yếu lấy dẫn chứng từ xưa đến nay, từ cụ thể đến trừu tượng
I. Giới thiệu
 1. Tác giả
Hồ Chí Minh là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà cách mạng, chính trị vĩ đại của dân tộc Việt.
 2. Tác phẩm
Báo cáo chính trị của Đảng II, tháng 2, 1951
II. Tìm hiểu chung
 1. Đọc, chú thích
 2. Bố cục
 + Từ đầu đến ‘lũ cướp nước’ –> Nhận định chung về lòng yêu nước 
+ Tiếp theo đến ‘yêu nước’ –> Chứng minh những biểu hiện của lòng yêu nước 
+ Đoạn còn lại -> Nhiệm vụ của chúng ta 
III. Tìm hiểu văn bản
 1. Vấn đề nghị luận
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 2. Giải quyết vấn đề
Dẫn chứng:
- Lịch sử ta có nhiểu cuộc khánh chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 + Bà Trưng, bà Triệu,..
 + Ta phải nhớ ơn,..
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với đồng bào ta ngày trước:
 + Từ cụ già..đến cháu..
 + Từ nhân dân miền ...
 + Từ chiến sĩ
3. Ý nghĩa mở rộng
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng giống như thứ của quý.
Làm cho thứ của quý đó được trưng bày
4. Củng cố(1) Hệ thống kiến thức
5.Dặn dò(1’)	Chuẩn bị: Câu đặc biệt.
V . RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................
...............................................................................................
Tuần 22,
 TPPCT: 82 Lớp dạy : 7.1, 7.2, 7.3 
CÂU ĐẶC BIỆT
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức.
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
 - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: 
 - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
II. CHUẨN BỊ.
 1. Gv: Sgk, giáo án, bảng phụ
 2. Hs: Sgk, vở soạn.
 III. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành
.IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
 1. Ổn định.(1’)
 2. Bài cũ.(5’)
	Rút gọn câu là gì? Cho ví dụ.
 Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý đến điều gì?
3. Bài mới.
Hoạt động 1(10’)
? Câu in đậm có cấu tạo như thế nào
 Hs: Đó là một câu không thể có C-V
Hs: Quan sát và xác định
? Tìm câu có cấu tạo đặc biệt giống như trên ở ví dụ sau 
? Vậy thế nào là câu đặc biệt
Hoạt động 2(12)
? Treo bảng phụ, yêu cầu hs thảo luận và điền (x) vào ô trống
Hs: Được chia làm 4 tổ, mỗi tổ làm 1 ví dụ
Hoạt động 3(15’)
. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ?
GV đưa ra ví dụ , hướng dẫn hs và yêu cầu học nhà làm
I. Thế nào là câu đặc biệt.
 1. Ví dụ.
(1) Ôi, em Thủy
(2) Chim sâu hỏi chiếc lá.
- Lá ơi!...
 2. Ghi nhớ (SGK)
II. Tác dụng
Câu đặc biệt được dùng để:
- Xác định thời gian, nơi chốn.
- Liệt kê, thông báo
- Bộc lộ cảm xúc
- Gọi đáp
III. Luyện tập
 Bài tập 1, 2: Những câu đặc biệt và câu rút gọn 
a. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong Giương, trong hòm. Nghĩa là phải ra sức .kháng chiến 
 Câu rút gọn: Tác dụng: làm câu gọn hơn, tránh lặp từ 
b. Ba giây Bốn giấy Năm giây Lâu quá
Câu đặc biệt : Tác dụng : thông báo thời gian 
c. Một hồi tàu –câu đặc biệt: Tác dụng : tường thuật 
d. Lá ơi – câu đặc biệt: Tác dụng : gọi đáp 
- Hãy kể chuyện đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm , chẳng có gì đáng kể đâu – câu rút gọn 
 * Tác dụng : làm câu gọn hơn, tránh lặp từ 
 Bài tập 3: 
- VD: Đêm hàng xóm em thật hoàn toàn yên tĩnh. Mọi gia đình thường tập trung tại căn nhà của mình, dưới ánh đèn rực sáng và trong bầu không khí thân mật, ấm cúng. Ngoài đường rất ít người đi lại. Thỉnh thoảng mới thấy 1 chiếc xe hai bánh rồ máy chạy. Gâu ! Gâu ! đầu làng vang lên vài tiếng chó sủa. Mới chín giờ tối mà tưởng đã khuya rồi. Gió. Những bụi cây trong vườn như đang rì rầm điều gì bí mật
4. Củng cố(1’) Hệ thống kiến thức
5. Dặn dò(1’)
 Chuẩn bị: Bố cục và phương pháp lập luận.trong bài văn nghị luận
V . RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................
Tuần 22,
 TPPCT: 83 Lớp dạy : 7.1, 7.2, 7.3 
 BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức.
- Bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
 2. Kĩ năng.
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
. Kỹ năng sống:
 - Suy nghĩ phê phán, sáng tạo: phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm bố cục, 
phương pháp làm bài văn nghị luận
 - Ra quyết định lựa chọn : lựa chọ cách lập luận, lấy dẫn chứng..khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng 
văn nghị luận
3. Thái độ: 
 - Nhận thức được lập luận là quan trọng không biết lập luận thì không làm được văn nghị luận
II. CHUẨN BỊ
 1. Gv: Sgk, giáo án.
 2. Hs: Sgk, vở soạn.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận
 IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định(1’)
 2. Bài cũ.(5’)
Thế nào là văn nghị luận. Đăc điểm của loại văn này.
3. Bài mới.
Hoạt động 1(22’)
? Đọc và trả lời câu hỏi 
Hs: Quan sát
? Bài văn này có mấy phần 
Hs: Ba phần
? Mỗi phần có mấy đoạn và tìm luận điểm chung trong đoạn 
- Luận điểm đoạn 1 :Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước 
- Luận điểm đoạn 2 : Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại ; Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng 
- Luận điểm đoạn 3 : Bổn phận của chúng ta 
? Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết phương pháp lập luận được sử dụng ntn?
- GV: Hướng dẫn.
 - HS: Thảo luận nhóm 2p. 
- Hàng 1 lập luận theo quan hệ gì ? hàng hai lập luận theo quan hệ gì ?hàng 3 lập luận theo quan hệ gì ?hàng ngang 4 lập luận theo quan hệ nào ?)
- Hàng 1 lập luận theo quan hệ gì ? hàng hai lập luận theo quan hệ gì ?hàng 3 lập luận theo quan hệ gì ?hàng ngang 4 lập luận theo quan hệ nào ?)
+ Hàng ngang 1 : quan hệ nhân quả 
+ Hàng ngang 2 : quan hệ nhân quả 
+ Hành ngang 3 : quan hệ tổng – phân – hợp 
+ Hàng dọc 1 : suy luận tương đồng theo thời gian 
+ Hàng ngang 4: suy luận tương đồng 
+ Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo thời gian 
+ Hàng dọc 3 : quan hệ nhận quả
? So sánh mối quan hệ giữa bố cục và lập luận. 
- Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo dính gắn bó các phần, các ý của bố cục 
Hoạt động 2(15’)
? Bài văn nêu lên tư tưởng gì
 Hs: Phải học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn
? Tư tưởng ấy thể hiện ở luận điểm
 Hs: Ở đời.. thành tài
 Và có thầy.. nhất
? Bố cục gồm mấy phần
 Hs: Ba phần 
Mở bài: Nêu vấn đề
 Thân bài: lấy dẫn chứng
 Kết bài: khẳng định tư tưởng
? Cách lập luận được sử dụng ở trong bài 
Hs: Nêu
? Nhận xét cách làm bài của hs
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
- Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo dính gắn bó các phần, các ý của bố cục 
- Bố cục gồm ba phần
MB: Nêu vấn đề
TB: Trình bày nội dung chủ yếu của bài
KB: Nêu kết luận khẳng định tư tưởng của bài.
* Ghi nhớ Sgk / 31
II. Luyện tập
Văn bản: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
1. Bài nêu lên tư tưởng: Mỗi người phải biết học tập những điều cơ bản nhất thì mới có thể trở thành người tài giỏi, thành đạt lớn 
2. Luận điểm .
- Học cơ bản mới trở thành tài 
- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài 
- Nếu không cố công luyện tập thì sẽ vẽ không đúng được 
- Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được thầy giỏi 
3. Bố cục : 3 phần 
a. Mở bài: Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học thành tài 
b. Thân bài : Từ danh hoạ.mọi thứ 
c. Kết bài : Đoạn còn lại
4. Củng cố(1’)
	Bố cục và phương pháp lập luận có quan hệ gì?
5. Dặn dò(1’)
	Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
V . RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................
.....................................................................................................................................
Tuần 22
 TPPCT:84 
 LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
	Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
	Cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng.
	Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
	Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn nghị luận.
 Kỹ năng sống
 - Suy nghĩ
 3. Thái độ: 
 Thấy rõ vai trò quan trọng của việc lập luận trong văn nghị luận để biết cách làm bài văn tốt hơn
II. CHUẨN BỊ
1. Gv: Sgk, giáo án.
2. Hs: Sgk, vở soạn.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định.(1’)
 2. Bài cũ.(5’)
Bố cục của văn bản và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận có mối quan hệ thế nào? 
 3. Bài mới.
Hoạt động 1
? Dựa vào phần tham khảo ở sgk, cho biết thế nào là lập luận. Hs: nêu.
? Gọi hs đọc ví dụ. 
- Hôm nay trời mưa, chúng ta không thể chơi công viên.
 - Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều. 
 - Trời nắng quá, đi ăn kem đi.
? Trong các câu đó, đâu là luận cứ, bộ phận nào là kết luận thể hiện tư tưởng của người viết. 
Hs: từ luận cứ mà rút ra kết luận.
? Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận thế nào.
? Vị trí của hai bộ phận này có thể thay đổi cho nhau hay không. 
Hs: có.
? Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau 
Hs; thực hiện. 
? Mỗi luận cứ có thể có mấy kết luận.
 Hs: một luận cứ có thể có nhiều kết luận
Hoạt động 2
? Hãy so sánh với một số kết luận ở I2 để thấy.
? Do đặc điểm của nghị luận là vậy nên đòi hỏi gì ở hệ thống luận cứ và phương pháp lập luận. Hs: phải chặt chẽ, khoa học, thuyết phục hơn.
? Hãy lập luận điểm “sách là người bạn lớn của con người”. Hs: thảo luận nhóm.
I. Lập luận tron đời sống
 1. Xét ví dụ
Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dặt người đọc, người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận mang tính tư tưởng của người nói, người viết.
Lập luận bao gồm: luận cứ, kết luận.
 2. Bổ sung luận cứ
 a. ......vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.
 b.......vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.
 c. Mệt quá.........
 d. ở nhà .....
 e. Những ngày nghỉ....
3. Viết tiếp kết luận
a.... đến thư viện đọc sách đi( hãy đi chơi đi) 
b.... phải có gắng học nhiều( phải học thôi, chẳng biết học cái gì trước).
c.... ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).
d.... phải gương mẫu chứ.
e.....chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành 
II. Lập luận trong văn nghị luận.
1- Luận điểm: trong nghị luận mang tính khái quát hơn.
- Hệ thống lập luận:
 + Vì sao phải có lập luận.
 + Cụ thể luận điểm.
2.Lập luận cho luận điểm “sách là người bạn lớn”
- Lí do nêu luận điểm : Vì con người không chỉ có đời sống v/c mà còn có đời sống tinh thần. Sách chính là món ăn quí giá cần cho đời sống tinh thần.
+ Nội dung của luận điểm :
- Sách dẫn dắt người ta đi sâu vào mọi lĩnh vực của c/s. 
- Sách đưa ta trở về quá khứ, đưa ta tới tương lai, đặc biệt là giúp ta sống sâu sắc c/s hôm nay. 
- Sách giúp ta thư giãn khi mỏi mệt, giúp ta nhận ra chân sống 
- Sách dạy ta bao điều về đạo lí, về khoa học. 
+ Luận điểm đó đúng với thực tế. 
+ Tác dụng: Nhắc nhở động viên, khích lệ mọi người trong xh biết quí sách, hiểu được giá trị lớn lao của sách và nâng cao lòng ham đọc sách lí và nét đẹp của cuộc
4. Củng cố(1’) 
	Hãy làm thêm một số bài tập ở sgk về cách nêu kết luận.
5. Dặn dò (1’)
 Chuẩn bị: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
V . RÚT KINH NGHIỆM:
 ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Kí duyệt tuần 22 
Ngày / 01 /2016
.
.........................................................
Tổ trưởng
 Châu Thanh Gương

File đính kèm:

  • docBai_19_Tuc_ngu_ve_con_nguoi_va_xa_hoi.doc