Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Hòa

GV giảng: “ Mùa xuân của tôi – Mùa xuân bắc việt [ ] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh [ ]có câu hát huê tình [ ] đẹp như thơ như mộng

? Từ có lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?

- Hs : Liệt kê, nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất bắc, gợi ra các vẻ đẹp khác của mùa xuân.

* Thảo luận 3p: Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?

- HS: Thảo luận trìng bày

- GV giảng: Mưa riu riu, gió lành lạnh, đêm xanh. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. Không khí hoà với cảnh sắc tạo thành 1 sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc.

- GV: Tác giả đã gọi màu xuân đất Bắc là gì ? điều đó có tác dụng gì ?

- GV: Câu văn: Nhựa sống ở trong người căng lên cặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?

- GV: Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: Nhang trầm, đèn nến mở hội liên hoan” ?

- GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật ngôn từ nổi bật trong 2 câu văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó?

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016 - Bùi Thị Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 05/12/2015
Tiết PPCT: 61	 Ngày dạy: 07/12/2015
Văn bản:
MÙA XUÂN CỦA TÔI
 (Vũ Bằng)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Cảm nhận đợc tình yêu quê hương của một người miền Bắc sống ở miền Nam qua lối viết tuỳ bút tài hoa độc đáo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 	- Một số hiểu biết ban đầu về tác giả Vũ Bằng.
 	- Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên thiên, không khí của mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ Sầu xứ”, tâm sự day dứt của tác giả.
 	- Sự kết hợp tài hoa giữa miêu tả và biểu cảm; Lời văn thẫm đẫm cảm xúc trữ tình, dào dạt chất thơ.
2. Kĩ năng 
 	- Đọc - hiểu văn bản tuỳ bút .
 	- Phân tích áng văn xuôi trữ tình giàu chât thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
3. Thái độ
 	- Có tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm.
C. PHƯƠNG PHÁP
 	- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS (1’)
 	- Lớp 7A1: Sĩ số:Vắng:
 	- Lớp 7A2: Sĩ số:Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 	- Em hiểu gì về thể văn tuỳ bút ?
 	- Cảm nhận của em về bài tuỳ bút: “Một thứ quà của lúa non: Cốm “
3. Bài mới: (40’)
* Vào bài (2’)
“ Ai đi về Bắc ta theo với
Thăm lại non sông, đất Lạc Hồng
Từ thủa mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long ”
	- Tâm tư và ước nguyện của nhà thơ - Chiến sĩ thời Nam tiến đã trở thành tiếng nói chung cho biết bao nhiêu con người xa xứ nhớ thương miền Bắc, nhớ thương Hà Nội. Tác giả “Thương nhớ 12” bắt đầu tập sách của mình bằng nỗi nhớ tháng giêng mùa xuân với trăng non, rét ngọt. Với những chi tiết đó, cô cùng các em tìm hiểu qua bài: “Mùa xuân của tôi”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG (5’)
GV: Cho hs đọc phần chú thích sgk
GV: Em hãy nêu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? ( Chú thích sgk)
 GV: Theo em cách đặt tên vb này là Mùa xuân của tôi có ý nghĩa gì?
HS: Mùa xuân của riêng tô, mùa xuân ở trong tôi,, do tôi cảm thấy. Cách đặt tên này nhấn mạnh vai trò của tôi trong cảm thụ màu xuân. 
ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (31’)
GV:Đọc yêu cầu hs đọc tiếp ( giọng đọc chậm rãi, sâu lắng, mềm mại, hơi buồn se sắt )
- Giải thích từ khó. Từ đó hãy xác định nhân vật chính trong vb này? 
GV: Theo dõi vb em thấy tác giả cảm nhận về mùa xuân quê hương được triển khai theo các ý chính nào ? nêu nội dung của ý chính đó ?
Gọi hs đọc đoạn 1
- GV: Quan sát 2 câu đầu vb và cho biết: trong lời bình có cụm từ “Tự nhiên như thế, không có gì lạ hết” được tác giả sử dụng với dụng ý gì ? 
HS: Khẳng định tình cảm mê luyến mùa xuân là tình cảm sẵn có và hết sức thông thường ở mỗi con người 
- GV: Theo dõi câu văn thứ 3. Em hãy nhận xét ngôn từ và dấu câu , nêu tác dụngcủa biện pháp đó ?
HS: Điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu: Đừng thương, ai cấm được.
- GV: Tác giả liên hệ tình cảm mùa xuân của con người với quan hệ gắn bó với các hiện tượng tự nhiên xã hội thể hiện qua từ ngữ nào?
- HS: Non – nước ; bướm – hoa; trai – gái 
- GV: Theo em cách liên hệ này có tác dụng gì ? 
- HS: Khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật , không thể khác, không thể cấm đoán 
- GV: Đoạn văn trên đã bộc lộ thái độ và tình cảm nào của tác giả với mùa xuân quê hương?
GV giảng: Nâng niu trân trọng. Thương nhớ thuỷ chung với mùa xuân.
Gọi hs đọc đoạn 2
- GV: Theo dõi đoạn 2 trong vb để tìm câu văn gợi tả cảnh sắc và không khí mùa xuân HN?
GV giảng: “ Mùa xuân của tôi – Mùa xuân bắc việt [] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh []có câu hát huê tình [] đẹp như thơ như mộng
? Từ có lặp lại và dấu chấm lửng ở cuối câu văn này có tác dụng gì?
- Hs : Liệt kê, nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mùa xuân đất bắc, gợi ra các vẻ đẹp khác của mùa xuân.
* Thảo luận 3p: Những dấu hiệu điển hình nào tạo cảnh sắc, không khí mùa xuân đất Bắc? Những dấu hiệu đó gợi 1 bức tranh xuân đất Bắc như thế nào?
- HS: Thảo luận trìng bày
- GV giảng: Mưa riu riu, gió lành lạnh, đêm xanh. Tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, tiếng trống chèo, câu hát huê tình. Không khí hoà với cảnh sắc tạo thành 1 sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc. 
- GV: Tác giả đã gọi màu xuân đất Bắc là gì ? điều đó có tác dụng gì ?
- GV: Câu văn: Nhựa sống ở trong người căng lên cặp uyên ương đứng cạnh đã diễn tả sức mạnh nào của mùa xuân ?
- GV: Sức mạnh nào của mùa xuân được diễn tả trong câu văn: Nhang trầm, đèn nến  mở hội liên hoan” ?
- GV: Nhận xét về biện pháp nghệ thuật ngôn từ nổi bật trong 2 câu văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó?
- HS: Tạo các hình ảnh so sánh mới mẻ: Nhựa sống trong người căng lên như máu.Trong lòng thì cảm như có biết bao nhiêu là hoa. Tác dụng: diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
- GV: Cách dùng giọng điệu dấu câu có gì đặc biệt - GV: giọng điệu vừa sôi nổi vừa êm ái tha thiết, câu dài được ngắt bằng nhiều dấu phẩy 
- GV: Qua đây, tình cảm nào của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc được bộc lộ ?
- HS: Hân hoan biết ơn, thương nhớ mùa xuân đất Bắc 
Gọi hs đọc đoạn cuối
- GV: Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng có nét gì riêng biệt? Nhận xét về cách thể hiện của tác giả ở đoạn văn này ? 
- HS: Không khí và cảnh sắc thay đổi: Tết .chưa hết hẳn Pha lê mờ 
+ Nhận xét: Tác giả chọn những hình ảnh chi tiết tiêu biểu, đặc sắc tạo nên nét riêng biệt của không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rắm tháng giêng
- GV: Cảnh tượng ấy mang lại cảm xúc đặc biệt nào cho con người? 
- HS: Vui vẻ, phấn chấn trước một năm mới ( cảm thấy rạo rực 1 niềm vui sáng sủa )
- GV: Nhà văn cảm thấy yêu tháng giêng nhất. Điều đó cho thấy con người ở đây đã yêu mùa xuân đất bắc bằng 1 tình yêu như thế nào?
- HS: Cụ thể, chân thành, tinh tế, dồi dào, sâu sắc, bền bỉ 
- GV: Nêu cảm nhận đậm nét của em về cảnh mùa xuân, tình cảm của tác giả và ngòi bút tài hoa tinh tế của tác giả ? (HSTLN 3 phút)
- GV: Nêu giá trị nội dung nghệ thuật của bài văn ? Dựa vào phần ghi nhớ để trả lời
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2’)
- Nắm được toàn bộ nội dung, nghệ huật, ý nghĩa bài.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Tập viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân.
- Soạn bài: Tiết sau các em sẽ kiểm tra một tiết Tiếng Việt.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả 
- Vũ Bằng: (1913 -1984) Tên thật là Vũ Đăng Bằng.
- Ông có sở trường viết truyện ngắn, bút kí, tuỳ bút.
- Là 1 nhà báo, cây bút viết văn có sở trường ở truyện ngắn tuỳ bút.
2. Tác phẩm
- Mùa xuân của tôi trích đoạn đầu của tuỳ bút “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt”. Mở đầu cho nỗi thương nhớ suốt 12 chân thành của tác giả. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần 
+ Từ đầu đến mê luyến mùa xuân – Cảm nhận về qui luật tình cảm của con người về mùa xuân 
+ Tiếp đến mở hội liên hoan – Cảm nhận về cảnh sắc, không khí chung của mùa xuân hà nội 
+ Đoạn còn lại – cảm nhận về cảnh sắc không khí của thánh giêng mùa xuân 
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
c. Phân tích :
c1. Quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân : 
Tự nhiên như thế  Mê luyến mùa xuân
® Điệp từ, điệp ngữ, điệp kiểu câu. Khẳng định tình cảm với mùa xuân là quy luật, không thể khác, không thể cấm đoán 
c2. Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc: 
- Mưa riu riu, gió lành lạnh tiếng nhạn kêu, tiếng trống chào, câu hát huê tình. 
- Mùa xuân khơi gợi sinh lực cho muôn loài , trong đó có con người. 
- Mùa xuân có sức mạnh khơi dậy và lưu giữ các năng lực tinh thần cao quí của con người như đạo lí, gia đình, tổ tiên .
=> Giọng điệu sôi nổi, êm ái thiết tha diễn tả sinh động và hấp dẫn sức sống của mùa xuân 
c3. Mùa xuân trong khoảng sau rằm tháng giêng nới đất Bắc: 
Những vệt xanh tươi  mới lột 
Bữa cơm giản dị .. quạt vào lòng 
=> Không khí đời thường giản dị, ấm cúng, chân thật, cảnh sắc thay đổi 
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Trình bày nội dung văn bnả theo mạch cảm xúc lối cuốn, say mê.
- Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
- Có nhiều liên tưởng phong phú, độc đáo, hiàu chất thơ.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận vẻ vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của con người xa quê.
- Văn bản thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở- Một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Ghi lại những câu văn mà bản thân em cho là hay nhất trong văn bản và phân tích.
- Nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong văn bản.
- Làm phần luyện tập, học phần ghi nhớ sgk.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập lại toàn bộ hệ thống tất cả các bài Tiếng Việt để chuẩn bị tiết sau kiểm tra. 
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
 .
***********************************************
Tuần 16 Ngày soạn: 05/12/2015
Tiết PPCT: 62 Ngày dạy: 07/12/2015 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA
 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng cơ bản của học sinh về kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I. Rèn kĩ năng sử dụng Tiếng Việt trong việc viết văn và giao tiếp xã hội. Giáo dục ý thức tự giác khi làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN: 
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của tiếng Việt tích hợp phần văn bản và tập làm văn
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
1. Cấu tạo từ. 
- Nhận biết: Từ ghép, từ Hán Việt, từ láy.
Số câu: 
Số điểm:
3
 1.5
3
 1.5
2. Nghĩa 
của từ.
- Hiểu về thành ngữ, hiện tượng đồng âm, sử dụng từ đúng nghĩa.
Số câu:
Số điểm:
3
 1.5
3
 1.5
3. Biện pháp tu từ
- Trình bày khái niệm điệp ngữ, dạng điệp ngữ.
Số câu:
Số điểm
1
2.0 
1
 2.0
4. Từ loại
- Tạo lập văn bản có từ trái nghĩa, quan hệ từ, đại từ.
Số câu:
Số điểm:
1
 5.0
1
 5.0
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
3
 1.5	1.5
4
 3.5
1
 5.0
8
 10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm ) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. 
Câu 1: Câu nào sau đây không sử dụng từ láy?
 A. Đôi mắt cô bé long lanh thật đẹp. B. Cánh đồng bát ngát.
 C. Bầu trời cao thăm thẳm. D. Trường em mái ngói đỏ hồng. 
Câu 2: Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là? 
 A. Gan dạ. B. Nhát gan. 	 C. Gan mật. D. Gan sứa.
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được thành ngữ hoàn chỉnh “ Trọng nam nữ” ?
 A. Khinh 	B. Ghen	 C. Ghét	 D. Bỏ.
Câu 4: Câu thơ “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” sử dụng hiện tượng gì ?
 A.Từ đồng nghĩa. 	 B. Từ trái nghĩa. 	
 C. Từ đồng âm. 	 D. Từ láy.
 Câu 5: Từ nào sau đây là từ ghép đẳng lập?
 A. Mưa rào. B. Mưa nắng. C. Giọt mưa. D. Bến sông.
 Câu 6: Dòng nào sau đây dùng từ không chính xác?
 A. Bảo vệ tổ quốc là sứ mệnh của quân đội. 	
 B. Trường ta lập nhiều thành quả chào mừng ngày 20/11.
 C. Bọn địch ngoan cố chống cự lại bị quân ta tiêu diệt.
 D. Thế hệ mai sau sẽ thừa hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
B. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Điệp ngữ là gì? Có mấy dạng điệp ngữ ? 
Xác định điệp ngữ và dạng điệp ngữ sử dụng trong câu ca dao sau:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai”
Câu 2: (5.0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (7 – 10 câu) có sử dụng từ trái nghĩa, đại từ, quan hệ từ và gạch chân dưới những từ đó? (4.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
A. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
A
A
C
B
B
B. TỰ LUẬN (7.0 điểm) 
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
a, Điệp ngữ: Khi nói và viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. 
- Có ba dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
b. Học sinh xác định được điệp ngữ là từ “khăn”, dạng điệp ngữ cách quãng.
1.0 điểm
1.0 điểm
2
a. Yêu cầu chung: 
- Bài làm của học sinh cần trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn, đảm bảo đủ số câu quy định
- Bài làm đảm bảo chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, lời văn trong sáng, liên kết.
b. Yêu cầu cụ thể:
- Hs viết đoạn văn chứa từ trái nghĩa, đại từ, quan hệ từ được sử dụng.
1.0 điểm
4.0 điểm
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
Tuần 16 Ngày soạn: 07/11/2015
 Tiết PPCT: 63 Ngày dạy: 09/12/2015
Tập làm văn 
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ VỀ 
TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 	- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 	- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
 	- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng 
 	- Tìm ý, lập dàn ý bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.
 	- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
 	- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ
 	- Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể.bày tỏ cảm xúc ,suy nghĩ về tác phẩm văn học 
C. PHƯƠNG PHÁP
 	- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS (1’)
- Lớp 7A1: Sĩ số:Vắng:
- Lớp 7A2: Sĩ số:Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
 	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs.
3. Bài mới (42’)
* Vào bài: (2’)
 	- Các em đã học rất nhiều bài văn, thơ thuộc thể loại văn biểu cảm .có thể ở phần luyện tập của các bài đó, các em đã làm quen với việc trình bày cảm nghĩ của mình qua một đoạn văn, và để thưc hành tốt hơn việc luyện nói văn biểu cảm về tác phẩm văn học. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIẾN THỨC (10’)
 GV: Gọi hs đọc đề bài, xác định đề mà mình sẽ luyện nói hôm nay.
 - Đề yêu cầu viết về cái gì? viết như thế nào viết để làm gì?
HS: Thảo luận, trình bày
 - HS trình bày dàn ý mà mình đã chuẩn bị trước ở nhà. 
- Gọi học sinh nhận xét, bổ sung ? 
- GV: Chốt ý .
LUYỆN NÓI (28’)
GV: nêu yêu cầu của tiết luyện nói: Biết phát biểu cảm tưởng, đánh giá đối với tác phẩm văn học. Tập PBCT trước nhóm, lớp trên cơ sơ chuẩn bị trước lập ý và lập dàn ý ở nhà.
- GV: Hướng dẫn, hs tự luyện nói à trình bày trước nhóm.
- HS: Cử đại diện thực hành nói trước lớp
- GV: Nhận xét, sửa chữa, cho điểm. Chú ý các em văn nói khác văn viết.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2’)
- Tiếp tục luyện nói ở nhà.
- Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC
1. Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
2. Định hướng đề:
- Viết về hai tác phẩm: Cảnh khuya ,Rằm tháng giêng.
- Viết theo thể văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Viết để thấy tâm hồn người nghệ sĩ,chiến sĩ cách mạng trong Hồ Chí Minh 
à Cảm phục, kính yêu, biết ơn
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
b. Thân bài: Cảm nghĩ chung tưởng tượng về hình tượng trong tác phẩm .
- Cảm nghĩ về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau,,)
- Cảm nghĩ về tác giả .
3. Kết bài: Tình cảm của em đối với bài thơ, tác giả
II. LUYỆN NÓI
 1. Hình thức: 5 điểm 
- Nói to, rõ ràng, mạch lạc, thay đổi ngữ điệu khi cần.
- Tư thế tự nhiên, tự tin, biết quan sát lớp khi nói 
 2. Nội dung: 5 điểm 
 - Nói đúng yêu cầu .
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Tập nói văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đã học ở nhà với nhóm bạn và tập nói một mình trước gương.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập văn biểu cảm.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần 16 Ngày soạn: 10/12/2015
 Tiết PPCT 64 Ngày dạy: 12/12/2015
 Tập làm văn: 
ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 	- Hệ thống hoá kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc. 
	- Hiểu các văn bản trữ tình trong HKI.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
 	- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn tự sự.
 	- Cách lập ý và lập dàn bài cho một bài văn biểu cảm.
 	- Cách diễn đạt cho môth bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng
 	- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bnả biểu cảm.
 	- Tạo lập văn bản biểu cảm.
3. Thái độ
 	- Biết cách làm bài văn biểu cảm.
C. PHƯƠNG PHÁP
 	- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS (1’)
- Lớp 7A1: Sĩ số:Vắng:
 - Lớp 7A2: Sĩ số:Vắng: 
2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
 	- Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 
3. Bài mới: (43’)
* Vào bài: (1’)
	- Để củng cố lại kiến thức về văn biểu cảm và làm tốt những đề văn phát biểu cảm nghĩ, cô và các em cùng vào tiết học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HỆ THỐNG KIẾN THỨC (20’)
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm văn tự sự,miêu tả, biểu cảm.
 - HS: Tự bộc lộ.
? Vậy em hãy cho biết văn tự sự, miêu tả và văn biểu cảm khác nhau ntn?
? Kể tên một số văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm mà em đã được học?
- Hs: Tự bộc lộ.
- GV: Cho HS nhắc lại yếu tố tự sự, miêu tả,biểu cảm có trong bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá. Từ đó hỏi:
? Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò gì? chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm ntn? nêu vd.
- HS: Tự bộc lộ 
- GV: Nhận xét .
- GV: Cho HS đọc lại đoạn văn mẫu về hoa hải đường SGK/73.
? Trong 2 đoạn văn đó, đoạn văn nào được viết theo phương thức biểu cảm?
 + Đoạn văn 2.
? Vì sao em xác định được như vậy?
- HS: Đoạn văn đó thể hiện tình cảm của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm, sử dụng các phép tu từ như so sánh,
? Như vậy đặc trưng của văn biểu cảm là gì?
- HS: Tự bộc lộ,
- GV: Chốt ý, ghi bảng.
LUYỆN TẬP (20’)
 Nêu các bước làm bài văn BC qua đề sau : “cảm nghĩ mùa xuân” ? 
 + 5 bước: THĐ, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài .
* Thảo luận nhóm: Em hãy thực hiện bước: tìm ý và sắp xếp ý . 
- HS: Các nhóm trình bày .
- GV: Nhận xét ghi bảng 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (2’)
- Học bài cần nhớ :
- Phân biệt văn biểu cảm –tự sự –miêu tả 
- Thế nào là văn biểu cảm .
- Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm .
- Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu ( Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của văn bản)
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC
1. Phân biệt: Tự sự, Miêu tả,Biểu cảm
 - Tự sự: Nhằm kể lại một chuỗi sự việc sự việc này dẫn đên sự việc kia cuối cùng tạo thành một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng
( người, vật, cảnh vật ) sao cho người ta cảm nhận được nó.
- Biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết, nhằm khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
2. Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả trong văn biểu cảm:
- Tự sự, miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm và sự đánh giá.
3. Đặc trưng của văn biểu cảm:
 - Thể hiện tình cảm, thái độ của người viết qua các từ ngữ gợi tả gợi cảm, sử dụng các phép tu từ như so sánh,
II. LUYỆN TẬP
Đề bài : Cảm nghĩ mùa xuân.
1.Thực hiện qua các bước :
- Tìm hiểu đề .
- Lập ý (xác định cảm nghĩ )
- Lập dàn ý, viết bài, đọc và sửa chữa .
2. Tìm ý và sắp xếp ý: 
- MX đem lại cho mỗi người một tuổi mới trong đời .
- MX là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.
- MX là mùa mở đầu cho một năm mới, mở đầu cho một kế hoạch, một dự định. 
à MX đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình mà mọi người xung quanh. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Tìm ý và sắp xếp ý để làm một bài văn theo đề bài văn biểu cảm.
- Ôn tập lại về văn biểu cảm.
- Soạn bài: Sài Gòn tôi yêu
E. RÚT KINH NGHIỆM
...
..

File đính kèm:

  • docvan_7_tuan_16.doc