Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, Tiết 4: Liên kết câu trong văn bản

? Đọc và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sữa lại để thành đoạn văn có nghĩa.

-Câu (1) nói về tình trạng không ngủ được của con nhưng câu (2) lại nói “giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng”. Có thể thêm “Còn bây giờ”.

Giữa câu (1) (2) (3) chưa có sự liên kết vì đối tượng nói đến ở câu (1)(2) là đứa con còn đối tượng nói đến ở câu (3) lại là đứa trẻ.

GV kết luận: Để tạo sự liên kết giữa các câu cần biết sử dụng phương tiện liên kết. Chẳng hạn khi thêm các từ Còn bây giờ vào câu (2) và thay từ đứa trẻ bằng từ con ở câu (3) thì tính liên kết giữa các câu sẽ chặt chẽ hơn.

? Từ VD trên, hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì ? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì.

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 1, Tiết 4: Liên kết câu trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 1 
 Tiết 4
 Tuần 1
 Tập làm văn: LIÊN KẾT CÂU TRONG VĂN BẢN
 I. MỤC TIÊU
 1.Kiến thức: 
 - Khái niệm liên kết trong văn bản
 - Yêu cầu về liên kết trong văn bản
 2. Kĩ năng :
 - Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản
 - Viết bài văn , đoạn văn cĩ tính liên kết.
 3. Thái độ : Giúp HS thấy được 1 văn bản cĩ tính liên kết làm cho người nghe dễ hiểu. 
 II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Khái niệm liên kết và những yêu cầu về liên kết. 
 III. CHUẨN BỊ
 - Giáo viên:Sách tham khảo, VD
 - Học sinh:Chuẩn bị bài,SGK, VBT, Vghi
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS
 2. Kiểm tra miệng (3 phút): kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Tiến trình bài học
HOẠT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới(2 phút)
Giới thiệu :Trong chương trình ngữ văn 6 , các em đã được học về khái niệm VB. VB là một chuỗi lời nói miệng hay viết có chủ đề thống nhất , có sự liên kết mạch lạc giữa các câu để tạo thành VB phục vụ mục đích giao tiếp . Vậy thế nào là liên kết ? Liên kết được thực hiện bằng phương tiện gì ? Đó chính là vấn đề chúng ta tìm hiểu và học hôm nay
Hoạt động 2: Thế nào là liên kết trong văn bản(10 phút)
_HS đọc đoạn văn a trang 17.
Gợi ý: Nhận xét từng câu
? Cĩ câu nào sai ngữ pháp khơng? Cĩ câu nào mơ hồ về ý nghĩa khơng.
- Các câu trong đoạn , nếu tách rời ra khỏi đoạn đều là những câu hồn chỉnh,nội dung rõ ràng-> khơng sai ngữ pháp , khơng mơ hồ về ý nghĩa
- Ghép các câu thành đoạn thì trở nên khĩ hiểu, ý nghĩa khơng được biểu đạt rõ ràng
? Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết như thế thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa.
-En-ri-cô sẽ không hiểu. 
? Nếu En-ri-cô vẫn chưa hiểu thì hãy cho biết vì lí do gì.
-Vì giữa các câu khơng cĩ mối quan hệ gì với nhau.
GV cho HS đọc lại đoạn văn trong bài “Mẹ tôi” : Từ đầu…cứu sống con”. 
? Muốn cho đvăn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì.
-Phải có tính chất liên kết
( Liên: liên;kết: nối, buộc; Lkết : nối liền nhau, gắn bĩ với nhau)
GV: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhấtcủa văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
Hoạt động 3:Phương tiện liên kết trong văn bản.(10 phút) 
? Đọc kĩ lại đoạn văn trên và cho biết thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. Hãy sữa lại để En-ri-cơ hiểu được ý bố.
-Đoạn văn khó hiểu về nội dung vì giữa các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ với nhau.
GV gợi ý: Muốn sửa lỗi liên kết, phải đốn được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nĩi cho En-ri-cơ nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cơ hiểu được tình thương yêu vơ bờ bến của mẹ dành cho con
- Với định hướng về chủ đề như vậy , cĩ thể sửa đoạn văn như sau:
 Trước mặt ......với mẹ. Con biết khơng, cách đây.....để cứu sống con! Người ấy cĩ đáng để con cư xử như thế khơng? Bố rất buồn vì hành động của con. Thơi trong 1 thời gian con đừng hơn bố.
GV cho HS đọc phần b SGK trang 18.
? Đọc và chỉ ra sự thiếu liên kết của chúng. Hãy sữa lại để thành đoạn văn có nghĩa.
-Câu (1) nói về tình trạng không ngủ được của con nhưng câu (2) lại nói “giấc ngủ đến với con một cách dễ dàng”. Có thể thêm “Còn bây giờ”.
Giữa câu (1) (2) (3) chưa có sự liên kết vì đối tượng nói đến ở câu (1)(2) là đứa con còn đối tượng nói đến ở câu (3) lại là đứa trẻ. 
GV kết luận: Để tạo sự liên kết giữa các câu cần biết sử dụng phương tiện liên kết. Chẳng hạn khi thêm các từ Còn bây giờ vào câu (2) và thay từ đứa trẻ bằng từ con ở câu (3) thì tính liên kết giữa các câu sẽ chặt chẽ hơn.
? Từ VD trên, hãy cho biết: Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì ? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì.
-Ghi nhớ SGK trang 18
Hoạt động 4: Luyện tập.(12 phút)
HS đọc: Sắp xếp các câu theo một thứ tự hợp lí để tạo thành một đạn văn có tính liên kết chặt chẽ.
HS làm vào vở bài tập
GV gọi HS lên bảng làm
GV hướng dẫn HS làm bài tập 2/ SGK trang 18: Các câu văn đã có tính liên kết chưa ? Vì sao? 
- Điền các từ ngữ thích hợp vào chỗ trống?
“ Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp 1 của con.” Có ý kiến cho rằng: Sự liên kết giữa 2 câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong Văn bản : Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao ?
- Gv cho HS đọc bài 5 - yêu cầu
I.Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản:
1.Tính liên kết :VD/ SGK
- “ Đoạn văn “ Trước mặt cô … đừng hôn bố”.
-> Thiếu sự liên kết .
- Liên kết làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
2.Phương tiện liên kết trong văn bản. 
- Giữa câu (1) (2) (3) chưa có sự liên kết vì đối tượng nói đến ở câu (1)(2) là đứa con còn đối tượng nói đến ở câu (3) lại là đứa trẻ. 
->Trườc câu (2) thêm cụm từ liên kết “còn bây giờ” .
->Câu (3) thay từ “đứa trẻ bằng từ “con”.
*Ghi nhớ 1: SGK/ 18
III. Luyện tập:
1. Bài 1 /18: Sắp xếp các câu theo một thứ tự:1-4-2-5-3
2. Bài 2 /19:Mặt hình thức có vẻ “liên kết”do sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trùng lập nhưng thật ra chưa có sự liên kết nào vì nội dung các câu chưa có sự gắn bó chặt chẽ thống nhất nhau.
3. Bài 3 ( 19 ) :
Điền từ : bà, bà , cháu, bà, bà, cháu, thế là.
4. Bài 4 ( 19 ) :
 Nếu tách riêng 2 câu văn thì có vẻ rời rạc nhưng nếu đọc tiếp câu 3 thì ta thấy câu 3 kết nối 2 câu trên thành 1 thể thống nhất làm đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ 
5. Bài 5
Đĩ là câu chuyện cổ tích nổi tiếng mang tẹn “ cây tre trăm đốt” . câu chuyện này dùng chi tiết một trăm đốt tre nối kết với phép mầu của Bụt để cĩ cây tre trăm đốt. Đĩ là 1 phép liên kết dựa vào nội dung, dựa vào các chi tiết đặc sắc cĩ liên quan với nhau để liên kết truyện.
4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức)(4phút)
 -Liên kết trong văn bản có tác dụng gì ? -> VB liền mạch
 -Để văn bản có tính liên kết ta phải làm gì ?-> Cĩ phương tiện liên kết
5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà)(4 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học ghi nhớ Sgk / 18
 - Hoàn thành các bài tập vào VBT 
 - Sưu tầm thêm 1 số văn bản, xác định tính liên kết trong văn bản.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 -Chuẩn bị bài: “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
 + Đọc hiểu văn bản
 + Ý nghĩa truyện
 + Tình cảm anh em Thành -Thủy
 + Thủy chia tay với lớp học 
 + Tâm trạng của Thành khi bước ra khỏi trường
V. RÚT KINH NGHIỆM:
a.Nội dung........................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………………............................................
b.Phương pháp........................................................................................................................................................................
……………………………………………………………………………………................................................
c.Đồ dùng thiết bị dạy học
………………………………………………………………………………………............................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 1 Tiet 4.doc
Giáo án liên quan