Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Quỳnh Thạch

- Tập làm văn

 + Xác định được yêu cầu của bài văn lập luận giair thích

 + Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng

 + Một số bài viết lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, có tình cảm bộc lộ qua lời văn biểu cảm.

 - Nhược điểm:

 + Tính mạch lạc trong vản bản chưa thể hiện rõ

 + Dùng từ còn thiếu chính xác, viết câu chưa chuẩn, diễn đạt còn vụng về

 + Một số bài lập luận chưa thuyết phục, bài viết còn sơ sài, thiếu minh chứng trong thực tế.

 

doc573 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Quỳnh Thạch, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹp hơn bên cạnh hình ảnh gì ?
GV : Sự gặp gỡ và vương vít giữa hai thứ hồng và cốm được tác giả miêu tả như thế nào ?
GV : Sự hòa hợp, tương xứng giữa cốm và hông được phân tích tích trên những phương diện nào ? 
HS : Màu sắc và hương vị
GV : Miêu tả màu sắc của hồng và cốm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
HS : So sánh
GV : Em hiểu như thế nào về « ngọc thạch », « ngọc lựu » ?
HS : Giải thích
GV : Phép so sánh cho em cảm nhận gì về sắc màu của hồng cốm ?
HS : Sắc màu tươi đẹp, cao quý
GV : Màu sắc và hương vị của hồng - cốm có sự hòa hợp tuyệt vời theo triết lí âm dương. Âm dương hòa hợp sẽ tạo nên hạnh phúc lâu bền cho đôi lứa.
GV : Xoáy sâu vào miêu tả « hồng cốm tốt đôi », Thạch Lam muốn khẳng định giá trị gì của cốm ?
GV : Từ những suy ngẫm về vẻ đẹp và giá trị của cốm, Thạch Lam bày tỏ thái độ như thế nào khi những tục lệ tốt đẹp mất dần đi ?
HS : Thật đáng tiếc…và nhũn nhặn)
GV : Câu văn này được tác giả đặt trong dấu ngoặc đơn nhằm mục đích gì ?
HS : - Như một lời nhắn gửi và chê trách
 - Như một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc : một nét sắc màu văn hóa dân tộc sẽ mất dần trong lối sống hiện đại.
GV : Lời cảnh báo, lời chê trách ấy cách chúng ta hơn một nửa thế kỉ, nhưng đọc lên vẫn thấy nóng hổi tính thời sự.
GV : Ca ngợi giá trị của cốm, bày tỏ thái độ trước sự mất dần của hình ảnh « hồng cốm tốt đôi », nhà văn muốn truyền tới bạn đọc tình cảm, thái độ gì đối với thức quà của dân tộc ?
HS : Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc
GV : Theo Thạch Lam thì « cốm không phải là thức quà của người ăn vội »
GV : Ăn cốm phải ăn như thế nào ?
GV : Ăn cốm không phải là cách ăn cho thích, cho khoái khẩu, cho no bụng, ăn cho lấy nhiều… mà phải có kiểu cách ; ăn chậm rãi, thong thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ.
GV : Thưởng thức cốm đúng cách sẽ có được cảm giác gì ?
GV : Qua lời văn của Thạch Lam ta thấy tác giả thể hiện cách thưởng thức cốm bằng nhiều giác quan
GV : Đó là những giác quan nào ?
HS : Khứu giác, thị giác, vị giác
GV : Nhà văn phải là một người như thế nào mới có thể diễn tả hết sự thú vị khi thưởng thức cốm ?
HS : Một người sành cốm, tinh tế và sâu sắc trong cách thưởng thức cốm.
GV : Trong cách thưởng thức cốm ấy, Thạch Lam đã nghĩ gì về mối quan hệ giữa lá sen và cốm ?
HS : « Chúng ta có thể nói rằng…một chút bụi nào »
GV : Các từ ngữ « bao bọc », « nằm ủ » diễn tả mối quan hệ như thế nào giữa lá sen và cốm ?
HS : Mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý « cái lộc của Trời ».
GV : Thạch Lam quả rất chi li, tỉ mỉ, cặn kẽ khi luận bàn về cách ăn cốm
GV : Lời văn của Thạch Lam cho em hiểu gì về cách ăn cốm ?
GV : Thạch Lam có một cái nhìn văn hóa trong ẩm thực. Truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam phong phú, đa dạng, độc đáo, không chỉ ở các thức quà, cách ăn, bánh trái thay đổi theo mùa, theo tuần tiết trong năm mà quan trọng hơn ở cách ăn, cách thưởng thức sao cho sành điệu.
GV : Từ đó, nhà văn đã đưa ra lời đề nghị gì với những người mua cốm ?
GV : Lời đề nghị của Thạch Lam cho em hiểu gì về thái độ, tấm lòng của nhà văn đối với một thức quà quê : cốm ?
GV : Đó cũng là biểu hiện trái tim người Hà Nội luôn thiết tha đến việc bảo lưu và giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, trong đó có cách nhấm nhót món quà quê hương : cốm Vòng.
GV : Nếu biết trân trọng, nâng niu thức quà của lúa non sẽ đem lại điều tốt đẹp gì cho sự thưởng thức ?
HS : Sự thưởng thức sẽ được trang nhã, đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng nhiều hơn.
GV : Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về văn hóa ẩm thực và nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ?
HS : Rất tao nhã, độc đáo và nhân văn
GV : Đoạn văn cũng cho ta một cách nhìn thấu đáo, một thái độ văn hóa khi nói về sự thưởng thức một món ăn dân tộc, bình dị như cốm.
GV : Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài tùy bút ?
GV : Qua bài tùy bút của Thạch Lam, em hiểu gì về cốm ?
GV : Yêu cầu HS đọc câu hỏi 6* - SGK
HS : Đọc
GV : Yêu cầu HS thảo luận
HS : Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV : Nhận xét
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả
 - Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh
 Sau đổi thành : Nguyễn Tường Lân
 (1910 – 1942)
 - Là cây bút tinh tế, nhạy cảm, có sở trường về truyện ngắn
 2. Tác phẩm
 Trong tập « Hà Nội băm sáu phố phường » (1943)
II. Đọc, tìm hiểu chung
 - Thể loại : tùy bút
 - Phương thức biểu đạt : biểu cảm
 - Bố cục : 3 phần
 + P1 : đoạn 1, 2
 Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
 + P2 : đoạn 3
 Phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm
 + P3 : đoạn 4
 Bàn về sự thưởng thức cốm
III. Phân tích
1. Nguồn gốc của cốm
 a. Sự hình thành hạt lúa
 - Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen, nhuần thấm hương thơm của lá sen
 - một thức quà thanh nhã và tinh khiết
 - hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa, ngửi thấy mùi thơm mát…
 - một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ
 - giọt sữa đông dần, bông lúa cong xuống nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời
→ Sự hình thành hạt lúa là quá trình kết tinh sắc nước hương trời, những cái tinh hoa, tinh túy.
b. Cốm làng Vòng
 - Đợi đến lúc vừa nhất, gặt mang về
 - Một loạt cách chế biến, bí mật, khắt khe giữ gìn
 - Làm ra cốm dẻo thơm
→ Người làm cốm là những nghệ nhân
- Cô gái làng Vòng
 + xinh xinh, áo quần gọn ghẽ
 + đòn gánh hai đầu cong vút như chiếc thuyền rồng
→ Những cô gái làng Vòng đẹp, duyên dáng, gắn liền với sự độc đáo, sang trọng, cổ truyền của đồ nghề bán cốm rong.
2. Giá trị văn hóa của cốm
 - Cốm : + thức quà riêng biệt của đất nước
 + thức dâng của đồng lúa
 + mang hương vị…đồng quê nội cỏ
→ Lời ca ngợi cốm bình dị, khiêm nhường mà chứa đựng bên trong bao giá trị đặc sắc.
 Cốm là quà tặng của đồng quê, là đặc sản của dân tộc, là quà quê nhưng là một thứ quà thiêng liêng.
 - Cốm để làm quà sêu tết
 - thức quà thanh sạch, trung thành như các vật lễ nghi
 - Hồng cốm tốt đôi
 - Hai màu hòa hợp : + xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già
 + một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc nâng đỡ nhau – hạnh phúc
→ Cốm mang giá trị tinh thần, giá trị văn hóa dân tộc. Cốm như một chứng nhân, một sứ giả của tình yêu, góp phần cho nhân duyên tôt đẹp của con người.
3. Thưởng thức cốm
 - ăn cốm : từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ
 - thu được trong hương vị mùi thơm phức của lúa mới, hoa cỏ dại, mùi hơi ngát của lá sen già
→ Ăn cốm là sự thưởng thức nhiều giá trị kết tinh ở đó, là văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
- Mua cốm : chớ thọc tay mân mê, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà ve vuốt, phải nên kính trọng
→ Thái độ nâng niu, trân trọng một thức quà bình dị mà đáng quý.
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
 - Lời văn dung dị, nhẹ nhàng, đằm thắm, sâu lắng, giàu chất thơ.
 - Từ ngữ chọn lọc, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.
 - Quan sát tinh tế, sử dụng phối hợp nhiều giác quan.
 - Phối hợp nhiều phương thức biểu đạt : miêu tả, tự sự, nghị lụân, biểu cảm.
 2. Nội dung	
 - Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ.
 - Cốm là sản vật quý của dân tộc cần được trân trọng giữ gìn.
V. Luyện tập
IV. Củng cố
 GV khái quát kiến thức cơ bản của bài 
V. Hướng dẫn
	1. Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững giá trị tác phẩm, làm phần Luyện tập
 2. Soạn bài: Ôn tập văn biểu cảm
D. RÚT KINH NGHIỆM
 ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết thứ: 58	
Tên bài:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài này, HS cần:
 - Củng cố kiến thức về văn biểu cảm, kĩ năng liên kết trong văn bản
 - Nhận thức được năng lực viết văn biểu cảm của mình, biết cách sửa lỗi trong bài
B. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, SGK, Bài viết của HS đã chấm và nhận xét
 - HS: Ôn tập, Vở ghi, SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 III.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Chép lại đề lên bảng
HS: Ghi đề vào vở
GV: Xác định thể loại của bài viết
GV: Đối tượng biểu cảm là gì?
GV: Hướng dẫn HS xây dựng dàn bài
HS: Lập dàn bài 
GV: Nhận xét bài làm của HS
 (Có dẫn chứng kèm theo)
 - Ưu điểm:
 + Xác định được chính xác đối tượng biểu cảm
 + Bài viết đúng thể loại, bố cục rõ ràng
 + Một số bài viết cảm xúc rất dồi dào, tình cảm bộc lộ chân thành, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc
 - Nhược điểm:
 + Tính mạch lạc trong văn bản chưa thể hiện rõ
 + Dùng từ còn thiếu chính xác, viết câu chưa chuẩn, diễn đạt còn vụng về
 + Một số bài tình cảm chưa thực chân thành, hình dung tưởng tượng còn thiếu khách quan
 + Khi nói về kỉ niệm còn dài dòng, sa vào kể lể, thiếu xúc cảm
GV: Lựa chọn một số bài và đoạn văn viết tốt cho HS đọc tham khảo
HS: Đọc tham khảo
GV: Trả bài cho HS
HS: Nhận bài, xem lại bài, trao đổi với bạn để rút kinh nghiệm
GV: Kiếm tra mộ số lỗi được sửa trong bài HS
HS: Trình bày
GV: Nhận xét
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý
 Đề bài: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, bạn, thầy cô giáo…)
Thể loại: biểu cảm
Đối tượng: một người thân của em
Dàn bài
A. Mở bài
 Giới thiệu về người thân của em và tình cảm của em đối với người thấn đó.
B. Thân bài
 + Xúc cảm về những nét tiêu biểu để lại ấn tượng về ngoại hình, tính cách
 + Mối quan hệ gắn bó của em và người thân đó trong cuộc sống
 + Kỉ niệm sâu sắc về người thân 
C. Kết bài
 Tình cảm sâu sắc của đối với người thân đó.
II. Nhận xét và đọc tham khảo
III. Trả bài, trao đổi và rút kinh nghiệm
IV. Củng cố
 GV rút kinh nghiệm giờ trả bài
V. Hướng dẫn
	1. Xem lại bài viết
	2. Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
D. RÚT KINH NGHIỆM
	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết thứ: 59
Tên bài:
CHƠI CHỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài này, HS cần:
 - Hiểu được thế nào là chơi chữ.
 - Nắm được một số lối chơ chữ thường dùng.
 - Bước đầu cảm thụ được cái hay cái đẹp của phép chơi chữ, vận dụng cách chơi chữ giản đơn trong nói và viết.
 - Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
B. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ
 - HS: Học bài cũ, Chuẩn bị bài mới, Vở ghi, SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra
 ? Thế nào là điệp ngữ. Cho ví dụ
 ? Kể tên các loại điệp ngữ. Cho ví dụ
 III.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV : Yêu cầu HS đọc bài ca dao
HS : Đọc
GV : Trong bài ca dao, từ nào được nhắc lại nhiều lần ?
HS : Từ « lợi »
GV : Từ « lợi » trong câu « Bói xem… » có nghĩa là gì ?
GV : Trong câu thơ cuối, nếu bỏ vế câu « nhưng răng không còn » thì từ « lợi » trong cụm từ « lợi thì có lợi » sẽ hiểu như thế nào ?
HS : Thuận lợi, lợi lộc
GV : Trong câu trả lời của thầy bói, mới chỉ nghe vế đầu « lợi thì có lợi », người đọc sẽ nghĩ rằng từ « lợi » được dùng theo đúng ý của bà già, và câu hỏi của bà đã được đáp theo đúng chiều hướng bà mong muốn.
GV : Nhưng khi đọc hết câu, em hiểu từ « lợi » như thế nào ?
GV : Từ « lợi » trong câu thơ cuối không còn có nghĩa « thuận lợi, lợi lộc » nữa mà đã chuyển sang một nghĩa khác. Đây là nghệ thuật « đánh tráo ngữ nghĩa ».
GV : Việc sử dụng từ « lợi » ở câu thơ cuối là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ?
GV : Cách dùng từ như thế có tác dụng ra sao ?
GV : Chơi chữ là gì ?
GV : Yêu cầu HS đọc Ghi nhớ - SGK
HS : Đọc Ghi nhớ - SGK
GV : Yêu cầu HS đọc ví dụ
HS : Đọc ví dụ
GV : Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS : Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV : Chuẩn kiến thức
GV : Có những lối chơi chữ thường gặp nào ?
GV : Cho ví dụ
HS : Lấy ví dụ
GV : Chơi chữ thường dùng trong những trường hợp nào ?
GV : Yêu cầu HS đọc BT1 – SGK
HS : Đọc
GV : Yêu cầu HS thảo luận
HS : Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV : Chuẩn kiến thức
GV : Yêu cầu HS đọc BT2 – SGK
HS : Đọc
GV : Yêu cầu HS thảo luận
HS : Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV : Chuẩn kiến thức
GV : Yêu cầu HS thảo luận
 Tổ chức cho HS thi tìm nhanh
HS : Thảo luận nhóm – Cử đại diện tham gia thi
GV : Đánh giá kết quả của các nhóm
GV : Yêu cầu HS đọc BT2 – SGK
HS : Đọc
GV : Yêu cầu HS làm việc cá nhân
HS : Làm bài – Trình bày
GV : Nhận xét
I. Thế nào là chơi chữ ?
 1. Ví dụ
 - Lợi (1) : thuận lợi, lợi lộc
 - Lợi (2, 3) : răng lợi
→ hiện tượng đồng âm
 Tạo cảm giác bất ngờ, thú vị, tuy đượm chút hài hước nhưng không cay độc, chế giễu bà cụ.
2. Kết luận
 Chơi chữ là biện pháp nghệ thuật lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị.
II. Các lối chơi chữ
 1. Ví dụ
 (1) ranh tướng – danh tướng
→ hiện tượng gần âm : giễu cợt, châm iếm Nava
 « tiếng tăm » và « nồng nặc »
→ tương phản về nghĩa : đả kích, châm biếm Nava
 (2) Điệp lại phụ âm đầu « m » 
 (3) cá đối – cối đá
 mèo cái – mái kèo
→ nói lái
 (4) sầu riêng (tính từ) : trạng thái tâm lí tiêu cực cá nhân
 sầu riêng (danh từ) : một loại quả ở Nam Bộ
 vui chung (tính từ) : trạng thái tâm lí tích cực của tập thể
→ đồng nghĩa và trái nghĩa
 2. Kết luận
 - Các lối chơi chữ thường gặp :
 + Dùng từ ngữ đồng âm
 + Dùng lối nói trại
 + Dùng cách điệp âm
 + Dùng lối nói lái
 + Dùng từ ngừ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa
 - Chơi chữ thường dùng trong uộc sống thường ngày, trong thơ văn (thơ vă trào phúng, câu đối, câu đố…)
III. Luyện tập
 Bài tập 1
 Liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang
→ các từ chỉ các loài rắn (có nghĩa gần gũi nhau)
 Bài tập 2
 Những tiếng chỉ các sự vật gần gũi nhau :
thịt, mỡ, dò, nem, chả
nứa, tre, trúc, hóp
→ chơi chữ
Bài tập 3
Bài tập 4
Cam (gói cam) : một loại quả
Cam (khổ tận cam lai): vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp
 (khổ: đắng, tận: kết, cam: ngọt, lai: đến)
→ Lối chơi chữ dùng từ đồng âm
IV. Củng cố
 Khái quát nội dung bài học
V. Hướng dẫn
	1. Học bài, hoàn thành bài tập
 2. Chuẩn bị bài: Chuẩn mực sử dụng từ
D. RÚT KINH NGHIỆM
 ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết thứ: 60
Tên bài:
TẬP LÀM THƠ LỤC BÁT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài này, HS cần:
 - Hiểu được luật thơ luạc bát
 - Thấy được vẻ đẹp của thể thơ truyền thống của dân tộc với những mẫu mực như ca dao, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
 - Có hứng thú tập làm thơ lục bát và phát huy khả năng sáng tạo
B. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, SGK, Bảng phụ
 - HS: Chuẩn bị bài mới, Vở ghi, SGK.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 III.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Sử dụng bảng phụ, yêu cầu HS đọc bài ca dao
HS: Đọc
GV: Bài ca dao gồm mấy cặp lục bát?
HS: 2 cặp lục bát
GV: Trong một cặp lục bát, mỗi dòng thơ có mấy tiếng?
HS: Câu lục có 6 tiếng, câu bát có 8 tiếng
GV: Thơ lục bát có quy định chặt chẽ về số lượng cấu tạo. Mỗi cặp lục bát được tạo nên bởi hai dòng: dòng trên 6 tiếng (câu lục), dòng dưới 8 tiếng (câu bát).
 Song thơ lục bát còn có quy định khá nghiêm ngặt vè vần.
GV: Hãy chỉ rõ cách hiệp vần trong bài ca dao?
GV: Rút ra nhận xét gì về cách hiệp vần trong thơ lục bát?
HS: Trong một cặp, tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát.
 Giữa hai cặp lục bát liền nhau: tiếng thứ 8 của câu bát (cặp trên) hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục (cặp dưới)
GV: Cách hiệp vần này giúp cho thơ lục bát có thể có dung lượng rất dài. Ví dụ: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du có 3254 câu lục bát, truyện thơ “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu có 2082 câu lục bát...
 Về thanh điệu: sự thay đổi âm điệu trầm bổng trong thơ lục bát phải theo luật bằng trắc.
 + Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang gọi là tiếng bằng, kí hiệu: B
 + Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng có thah trắc, kí hiệu: T
 + Vần kí hiệu: V
GV: Yêu cầu HS lên bảng điền các kí hiệu ứng với mỗi tiếng của bài ca dao vào các ô
HS: Lên bảng điền kí hiệu B, T, V
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Quan sát đặc điểm thanh điệu, em có nhận xét gì về tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu bát?
HS: Cùng là thành bằng, song tiếng thứ 6 thanh ngang, tiếng thứ 8 thanh huyền
GV: Nhận xét gì về thanh điệu đứng ở vị trí chẵn?
HS: Tuân thủ chặt chẽ 2 – 4 – 6 – 8 
 B – T – B – B 
GV: Thanh điệu ở các vị trí lẻ có đặc điểm gì?
HS: Không quy định chặt chẽ
GV: Nhận xét cách ngắt nhịp trong bài ca dao?
HS: 2/2/2, 4/4
GV: Nhận xét về luật thơ lục bát?
GV: Sử dụng bảng phụ - Yêu cầu HS đọc
HS: Đọc
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát trong bài ca dao
GV: Yêu cầu HS đọc BT1 – SGK
HS: Đọc
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV: Nhận xét
GV: Yêu cầu HS đọc BT2 – SGK
HS: Đọc
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm
HS: Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV: Nhận xét
GV: Tổ chức cho HS tập làm thơ lục bát
 + Đội 1: xướng câu lục
 + Đội 2: xướng câu bát
 Đội nào không làm được là thua, đội thắng có quyền xướng câu lục
HS: Thi làm thơ
GV: Làm trọng tài cho cuộc thi
GV: Cho một số HS đọc thơ tự sáng tác
HS: Đọc
GV: Yêu cầu HS nhận xét
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét
I. Luật thơ lục bát
 1. Ví dụ
 - 2 cặp lục bát
 - Mỗi cặp lục bát:
 + Câu lục: 6 tiếng
 + Câu bát: 8 tiếng
 - Hiệp vần: nhà – cà, tương – sương – đường 
B B B T B B
 T B B T T BV B BV
 T B T T B BV
 T B T T B BV B B
2. Kết luận
 (SGK)
3. Bài tập
	Anh em nào phải người xa
 Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân 
 Yêu nhau như thể tay chân
 Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy
- Bài ca dao gồm hai cặp lục bát
 Mỗi cặp lục bát: câu lục (6 tiếng), câu bát
(8 tiếng)
- Hiệp vần: + tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát (xa – nhà)
 + tiếng thứ 8 của câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục ở cặp thứ hai (thân – chân)
 + tiếng thứ 6 của câu lục lại hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát (chân – thân)
- Thanh điệu
 B B B T B BV
 B B T T T BV B BV
 B B B T B BV
 B B B T B BV B B
 Trong đó :
 + Tiếng thứ 2 : B, tiếng thư 4 : T
 + Trong câu bát : Câu 1, tiếng thứ 6: thanh huyền, tiếng thứ 8 : thanh không
 Câu 2, tiếng thứ 6: thanh không, tiếng thứ 8 : thanh huyền
- Nhịp thơ : 2/2/2, 4/4
II. Luyện tập
 1. Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao
 2. Sửa thơ lục bát
 3. Làm thơ lục bát
 4. Nghe và bình thơ lục bát
IV. Củng cố
 Rút kinh nghệm giờ tập làm thơ lục bát
V. Hướng dẫn
	1. Nắm vững đặc điểm thể thơ lục bát
 2. Chuẩn bị bài : Ôn tập văn bản biểu cảm 
D. RÚT KINH NGHIỆM
 Kí duyệt, ngày tháng năm 
TUẦN 16
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết thứ: 61
Tên bài:
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Qua bài này, HS cần:
 - Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ.
 - Trên cơ sở các yêu cầu đó, tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ, có ý thức dung từ đúng chuẩn mực, tránh thái độ cẩu thả khi nói, khi viết.
B. CHUẨN BỊ
 - GV: Giáo án, SGK, Phiếu học tập
 - HS: Học bài cũ, Chuẩn bị bài mới, SGK, Vở ghi
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra
 ? Thế nào là chơi chữ. Kể tên các lối chơi chữ thường gặp
 III.Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV : Yêu cầu HS đọc mục I – SGK
HS : Đọc
GV : Hướng dãn HS làm từng câu
Chỉ ra chỗ sai
Nguyên nhân
Viết lại câu với từ dùng chính xác
GV : Yêu cầu HS thảo luận – Phát phiếu học tập N1, 2 : phần I
 N3, 4 : phần II
 N5, 6 : phần III
HS : Thảo luận nhóm – Hoàn thành phiếu học tập – Đại diện trình bày
 N1, 3, 5 : trình bày nội dung sai như thế nào, nguyên nhân
 N2, 4, 6 : Viết lại câu với từ dùng thích hợp
GV : Chuẩn kiến thức
GV : Em hiể

File đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 7CHUAN.doc