Giáo án Ngữ văn 7 - Trần Văn Anh

H: Qua tìm hiểu các tình huống và 2 bài ca dao, em hiểu khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm ?

H: Người ta bộc lộ tình cảm để làm gì?

GV chuyển ý: Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì để phân biệt với những phương tiện biểu cảm khác? sang phần II.

 HDHS tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm

HS đọc 2 đoạn văn

H: Em có nhận xét gì về tình cảm thể hiện qua hai đoạn văn ?

 

doc10 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Trần Văn Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/09/2014
Ngày giảng: 24/09/2014
 Tiết 20: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về văn bản tự sự, về tạo lập văn bản, về các tác phẩm VH có liên quan đến đề bài và cách sử dụng từ ngữ, đặt câu...
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Thái độ: 
 - Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài, nhờ đó, có được những kinh nghiệm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: chấm, chữa bài, bảng phụ ghi những lỗi thường gặp mà học sinh mắc phải.
2. Học sinh : Đọc lại đề bài, tập xây dựng dàn ý chi tiết.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
3. Bài mới:
Những giờ học trước, các em đã tìm hiểu về các kĩ năng tạo lập văn bản. Qua giờ trả bài hôm nay sẽ giúp các em thấy được những ưu điểm và những hạn chế trong bài viết để rút kinh nghiệm viết những bài sau tốt hơn.
HOẠ TĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 GV chép đề bài lên bảng
 - Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản
 - Nêu ra định hướng của bài làm
 - Lập dàn ý
H: Hãy xác định thể loại, yêu cầu về nội dung? 
GV hướng dẫn học sinh xây dựng đề cương cho bài viết.
H:Theo em, phần mở bài cần nêu những ý gì ?
H: Phần thân bài cần triển khai những ý gì ?
H: Phần kết bài cần nêu những ý gì? 
Nhận xét chung Định hướng
GV: Hướng sửa các lỗi đã mắc?
GV: Trả bài cho HS và nêu yêu cầu :
 1. Mỗi HS tự xem lại bài và tự sửa lỗi
 2. Trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệ
I. ĐỀ BÀI: 
- Em hãy tả lại một người thân mà em yêu quý nhất
II. ĐỊNH HƯỚNG: 
- Thể loại : Miêu tả
- Nội dung: + Tả lại một người thân mà em yêu quý nhất
Lưu ý: phải kết hợp miêu tả với biểu cảm.
III. LẬP DÀN BÀI:
 1.MB: Giới thiệu chung về người thân được tả (bố, mẹ ,ông bà, anh chị em,bạn thân……..)
 2. TB: 
- Miêu tả hìh dáng bên ngoài của nguời thân (Khuân mặt, mắt, mũi, miệng, tay, chân, mái tóc,hình dáng, ……..)
-Tả được tính cách bên trong (Tính tình, lời nói, cử chỉ, hành động,quan hệ với mọi nguời,dành tình cảm cho em vói mọi gười xung quanh........)
- Tình cảm của em dành cho người thân đó
3. KB: 
- Cảm nghĩ của em về người thân đó.
- Trình bày sạch sẽ,rõ ràng.
IV. NHẬN XÉT:
1. Ưu điểm:
- Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một số bài viết kể chuyện có cảm xúc sâu sắc, diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
2. Nhược điểm: 
- Một số em chưa cố gắng làm bài, bài viết còn
sơ sài, viết đại khái, chuyện kể chưa đặc sắc.
- Chữ viết ẩu, còn sai lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện.
- Diễn đạt chưa mạch lạc,dùng từ chưa chính xác… 
V. Trả bài- chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính 
tả
Mở gia
câu truyện
dảng bài
giốt đấy
Củng
Gáy
Đả
Giử
Đen nhánh
Lồng mẹ
Mở ra
câu chuyện
giảng bài
dốt đấy
cũng
gái
đã
giữ
đen nháy
lòng mẹ
Dùng từ
nôn nao một niềm vui
xốn xang 
một niềm vui
Câu - diễn đạt
 ăn bữa cơm gia đình cả nhà ngồi ăn cơm
cả gia
 đình
 tôi ngồi 
ăn cơm 
4. Củng cố:
- Nhấn mạnh yêu cầu chung của bài.
- Lưu ý một số lỗi hay mắc
5. Dặn dò: 
- Xem lại lý thuyết văn tự sự, các kĩ năng để tạo lập văn bản.
- Chuẩn bị bài: “ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” giờ sau học
Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------&---------------
Ngày soạn: 25/09/2014
Ngày giảng: 27/09/2014
 Tiết 21: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Khái niệm về văn biểu cảm.
- Vai trò,đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếpvà gián tiếp trong các văn bản biểu cảm .
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
3. Thái độ: 
 Nhận biết các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Văn bản biểu cảm mẫu.
2. Học sinh: Đọc SGK, tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu hỏi: Sau khi học xong văn bản : " Cuộc chia tay của những con búp bê" em tự nhận thấy gia đình chúng ta quý giá và quan trọng như thế nào ? Em sẽ làm gì để bảo vệ gia đình của mình ?
Đáp án:
- Tổ ấm gia đình là vô cùng quý gia và quan trọng, vì gia đình là nơi chôn nhau, cắt rốn, nơi nuôi dưỡng mỗi người trở thành người có ích cho gia đình và xã hội..
- Em sẽ cố gắng chăm chỉ học thật tốt, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, chăm làm việc nhà và cố gắng bảo vệ, giữ gìn, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
3. Bài mới:
 Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu bộc lộ tình cảm, thái độ với thế giới xung quanh. Một sự vật, một phong cảnh, một con người…đều khơi gợi những tình cảm, cảm xúc. Khi ta thể hiện tình cảm, cảm xúc đối với các đối tượng ấy trên trang giấy, chính là chúng ta đã tạo ra văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
GV: HDHS tìm hiểu nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 
H: Em hãy vận dụng kiến thức Hán Việt để giải thích: Nhu, cầu, biểu, cảm 
HS: Nhu: cần phái có. cầu: mong muốn. biểu: thể hiện ra bên ngoài. cảm: rung động, mến phục
H: Vậy nhu cầu biểu cảm là gì ?
GV đưa một số tình huống cụ thể:
H: Khi xem một bộ phim hay, em rất thích bộ phim ấy, em làm thế nào để mọi người biết điều này ? 
HS: Bày tỏ tình cảm của mình.
H: Em thích một bài hát nào đó em sẽ làm gì để thể hiện tình cảm này? 
HS: nói hoặc hát
GV gọi học sinh 2 bài ca dao trong SGK
H: Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì ?
HS: Trả lời
H: Qua tìm hiểu các tình huống và 2 bài ca dao, em hiểu khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm ?
H: Người ta bộc lộ tình cảm để làm gì?
GV chuyển ý: Vậy văn biểu cảm có những đặc điểm gì để phân biệt với những phương tiện biểu cảm khác? sang phần II.
 HDHS tìm hiểu đặc điểm chung của văn biểu cảm 
HS đọc 2 đoạn văn 
H: Em có nhận xét gì về tình cảm thể hiện qua hai đoạn văn ?
H: Đoạn văn có phải chỉ sử dụng biện pháp miêu tả không ? mà qua đó để bộc lộ điều gì ?
H: Có ý kiến cho rằng: tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn qua 2 đoạn văn trên em có tán thành ý kiến đó không ?
GV giải thích tư tưởng nhân văn: Tình yêu thương con người, căm ghét thói xấu….
HS: Có, vì đó là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn, cảm và nghĩ không tách rời nhau.
H: Hãy chỉ ra sự khác nhau trong phương thức biểu đạt cảm xúc của hai đoạn văn trên?
GV khẳng định: Văn biểu cảm chỉ nhằm cho người đọc biết được, cảm được tình cảm của người viết. Tình cảm là nội dung thông tin chủ yếu của văn biểu cảm. 
H: Văn biểu cảm là gì ?
GV kết luận -HS đọc ghi nhớ.
So sánh 2 đoạn văn và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm? vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy?
Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh ?
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:
1. Nhu cầu biểu cảm của con người.
- Là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình.
- Câu 1: Tiếng ca oán thán của những con người thấp cổ bé họng trong XHPK xưa.
- Câu 2: Ca ngợi cảnh đẹp trù phú của đồng quê VN, sức sống mãnh liệt của con người
- Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác thì ta có nhu cầu biểu cảm
- Khêu gợi sự đồng cảm nơi người đọc 
2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:
* Ví dụ:
- Đoạn 1: Nỗi nhớ bạn gắn với những kỉ niệm.
- Đoạn 2: Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
=> Hai đoạn văn không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mà sử dụng biện pháp miêu tả, liên tưởng gợi cảm xúc sâu sắc.
- Từ miêu tả gợi liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc.
- Biểu cảm trực tiếp: (sử dụng những từ ngữ trực tiếp nói lên tình cảm của mình).
- Biểu cảm gián tiếp (sử dụng các phép tu từ, miêu tả, kể để khêu gợi tình cảm người đọc).
* Ghi nhớ SGK/ 73
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
- Đoạn b: là biểu cảm vì nhà văn đã biến hoa hải đường thành tình cảm.
- Nội dung biểu cảm của đoạn văn:
+ Hải đường rộ lên hàng trăm đoá hoa ở đầu cành phơi phới như 1 lời chào hạnh phúc.
+ Hải đường có màu đỏ thắm rất quí, hân hoan, say đắm.
+ Hoa hải đường rực rỡ, nồng nàn nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền.
2. Bài 2: 
Hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả 2 bài đều trực tiếp nêu tư tưởng, tình cảm, không thông qua 1 phương tiện trung gian như miêu tả, kể chuyện nào cả.
4. Củng cố: 
 - Trình bày đặc điểm của văn biểu cảm?
5. Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập.
- Sưu tầm các bài văn, đoạn văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đó.
- Xem trước bài " từ HV tiếp theo"
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------&---------------
Ngày soạn: 25/09/2014
Ngày giảng: 27/09/2014
Tiết 22: TỪ HÁN VIỆT ( Tiếp )
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Tác dụng của từ Hán Việt trong văn bản. 
- Tác hại của việc lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa ,phù hợp với ngữ cảnh.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt
3.Thái độ: 
 Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn
 cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: - Đọc kỹ phần II SGK. Bảng phụ
2. Học sinh : Đọc SGK, tập trả lời những câu hỏi trong SGK
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1.Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:
Có mấy loại từ ghép Hán Việt ? Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt như thế nào ? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
 Trong hệ thống từ ngữ của chúng ta, từ mượn chiếm một số lượng khá lớn. Từ mượn nhiều nhất là từ Hán Việt. Giờ học trước các em đã tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt. Vậy sử dụng từ Hán Việt như thế nào là đúng, là hợp lí. Giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
HS đọc VD a.
H: Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ HV (in đậm) mà không dùng các từ thuần việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn) ?
HS:
+ Phụ nữ: đàn bà => trang trọng
+ Từ trần: chết ; mai táng: chôn=> thể hiện thái độ tôn kính.
+ Tử thi: xác chết => tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.
HS đọc vd b.
H: Các từ HV trên tạo được sắc thái gì cho đoạn văn ?
HS: 
+ Kinh đô: nơi đóng đô của nhà vua
+ Yết kiến: gặp gỡ người bề trên với tư cách là khách.
+ Trẫm, bệ hạ, thần: từ dùng để xưng hô trong XHPK 
=> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa
H: Theo em, trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? vì sao ? 
H: Trong khi nói viết, khi gặp 1 cặp từ thuần Việt – Hán Việt đồng nghĩa thì chúng ta sẽ giải quyết như thế nào ? 
HS: Khi cần tạo sắc thái biểu cảm thì dùng từ Hán Việt, nhưng không nên lạm dụng
H: Khi sử dụng từ HV ta chú ý điều gì?
Bài tập1: Chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống.
GV hướng dẫn HS lên bảng trình bày
Bài tập 2: Tại sao người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lý ?
VD: Không nói núi dài - nói Trường Sơn.
 Không nói chín rồng - nói Cửu Long.
Tên người : Thanh Vân , Thu Hà, Thanh Thủy, Minh Nguyệt ....
I. Sử dụng từ HV:
1. Sử dụng từ HV để tạo sắc thái biểu cảm:
a. - Phụ nữ: Trang trọng
- Từ trần: Thể hiện thái độ tôn kính.
- Tử thi: Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác ghê sợ.
b. - Kinh đô: Nơi đóng đô của nhà vua
- Yết kiến: Gặp gỡ người bề trên với tư cách là khách.
- Trẫm, bệ hạ, thần: Từ dùng để xưng hô trong XHPK 
=> Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí XH xưa
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt: 
a. Xét VD:
- Vd1 
+ Đề nghị mẹ thưởng cho con...
+ Mẹ thưởng cho con một phần ...
=> Câu 2 hay hơn vì nó thể hiện thái độ tôn trọng và lễ phép hơn.
- Vd2 
+ Ngoài sân,nhi đồng đang vui đùa
+ Ngoài sân,trẻ em đang vui đùa
=> Câu 2 hay hơn vì nó tự nhiên,trong sáng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kết luận:
- Khi nói hoắc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.ghi nhôù :sgk
II.Luyện tập 
1. Bài 1: 
a.1 : Mẹ
a.2 : Thân mẫu.
b.1 : Phu nhân.
b.2 : Vợ
c.1 : Sắp chết.
c.2 : Lâm chung
d.1 : Giáo huấn.
d.2 : Dạy bảo.
- Thể thơ lục bát.
2. Bài 2: 
- Vì từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng.
- VD: Hoàng Thanh Vân, Hoàng Long, Hải Dương, Trường Sơn, Cửu Long => mang sắc thái trang trọng.
3.Bài 3: )
- Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, nhan sắc tuyệt trần.
4.Bài 4: 
- Dùng từ Hán Việt là không phù hợp, phải thay bằng từ thuần Việt: bảo vệ = giữ gìn, mĩ lệ = đẹp đẽ. 
4. Củng cố:
- Sử dụng từ HV như thế nào để tạo ra sắc thái biểu cảm?
- Có nên lạm dụng từ HV hay không?
4. Hướng dẫn tự học:
- Học bài theo ghi nhớ SGK. Nắm chắc đơn vị tạo từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt, sắc thái biểu cảm từ Hán Việt và cách dùng từ Hán Việt.
- Tiếp tục tìm hiểu nghĩa của các y/t Hán Việt xuất hiện nhiều trong các văn bản đã học 
- Chuẩn bị bài: “Đặc điểm văn bản biểu cảm” theo câu hỏi SGK.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------&---------------

File đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 chuan.doc
Giáo án liên quan