Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

-Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

-Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buột trong câu.

-Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động.

* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

II.Luyện tập:

1.a-Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XVIII.

-Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XVIII.

b.-Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.

-Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c.-Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.

-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d.-Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.

-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

(từ trong ngoặc đơn không bắt buộc phải có mặt).

2.a.-Em bị thầy giáo phê bình.

-Em được thầy giáo phê bình.

b.Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.

-Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.

c.-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.

*Đánh giá: Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu; câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt) - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	27	Ngày soạn: 
Tiết 	99	Ngày dạy: ..	
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
	(TT)	
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 
2. Kỹ năng: 
	- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. 
	- Đặt câu (chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 3. Thái độ: 
- Học tập tốt. 
II. CHUẨN BỊ:	
-HS: Đọc bài, soạn.
 	-GV: SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Mục đích của việc chuyển đổi? Cho ví dụ một câu bị động? 
-Ở tiết trước, các em đã được thế nào là câu chủ động và câu bị động cũng như mục đích chuyển đổi. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I, II ở vở và đến bảng cho ví dụ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)
I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
-Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
-Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lượt bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buột trong câu.
-Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động.
-Gọi HS đọc BT1 (I), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn). GV gợi ý: Về nội dung, hai câu có cùng miêu tả một sự việc không? Theo như ghi nhớ thì hai câu có cùng là bị động không? Về hình thức, hai câu có gì khác nhau?
-Gọi HS đọc BT2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT3(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
* Chuyển ý: Để hiểu rõ thêm về cách chuyển đổi cạu chủ động thành câu bị động, chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Miêu tả cùng một sự việc; hai câu đều là câu bị động. Câu a có dùng từ được, câu b không dùng từ được.
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc. Trả lời: Không phải câu bị động, vì chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng. (HS ghi nội dung).
* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
II.Luyện tập:
1.a-Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XVIII.
-Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XVIII.
b.-Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim.
-Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c.-Con ngựa bạch được (chàng kỵ sĩ) buộc bên gốc đào.
-Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d.-Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
-Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
(từ trong ngoặc đơn không bắt buộc phải có mặt).
2.a.-Em bị thầy giáo phê bình.
-Em được thầy giáo phê bình.
b.Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.
-Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.
c.-Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
*Đánh giá: Câu bị động dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc được nói đến trong câu; câu bị động dùng từ bị có hàm ý đánh giá tiêu cực về sự việc được nói đến trong câu.
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT2, xác định yêu cầu. Thực hiện từng phần.
-Gọi HS đọc BT3, về nhà thực hiện.
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Học bài. Chuẩn bị “Luyện tập viết đoạn văn chứng minh”.
* Câu hỏi soạn: Làm BT phần “chuẩn bị ở nhà” tr 65, 66 SGK.
-HS đọc.

File đính kèm:

  • docTiet 99.doc