Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7, Bài 2: Bố cục trong văn bản

? Nhưng cách kể ấy có nêu bật được ý nghĩa phê phán và có làm cho ta buồn cười như trong bản kể SGK 6 không ? Tại sao? ( So với văn bản được kể ở SGK 6 thì sự sắp đạt các câu ,các ý ở các ví dụ trên có gì thay đổi ? sự thay đổi đó đã dẫn đến kết quả như thế nào ? )

 ( HS thảo luận )

· Đoạn 2 trong văn bản đã có sự thay đổi về trình tự các sự việc . Sự thay đổi đã làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ ,khiến tiếng cười không bật ra được và câu chuyện không thể tạp trung vào phê phán nhân vật chính được nữa

? Từ đây em rút ra đươc bố cục trong văn bản ?

 HS đọc ghi nhớ 2 mục 2

? Hãy nhớ lại những kiến thức em đã học về văn bản tự sự và văn bản miêu tả cho biết nhiệm vụ của mỗi phần trong từng kiểu văn bản ?

· Văn bản tự sự :

- Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

- Thân bài : Diễn biến và phát triển của sự việc ,câu chuyện

- Kết bài : Kết thúc câu chuyện

· Văn bản miêu tả

- Mở bài : Tả khái quát

- Thân bài : Tả chi tiết

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 10837 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 7, Bài 2: Bố cục trong văn bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2	Ngày soạn:17/8/2010
Tiết 7	Ngày dạy:19/8/2010
Bài 2
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu tầm quan trọng và yêu cầu của bố cục trong va8n bản ;trên cơ sở đó ,có ỳ thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
 - Bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch ,hợp lí cho các bài làm.
 B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Tác dụng của việc xây dựng bố cục.
 . 2.Kĩ năng
 - Nhận biết ,phân tích bố cục trong văn bản .
 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc –hiểu văn bản,xây dựng bố cục cho một văn bản nói(viết) cụ thể .
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:Tích hợp với phần văn bản đã hoc.
 C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định 
2. Kiểm tra :
- Thế nào là tính liên kết trong văn bản ? Để văn bản có tính liên kết cần phải có những yêu cầu gì ?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Trong những năm học trước , các em đã được làm quen với công việc xây dựng dàn bài , Dàn bài lại là chính kết quả , hình thức thể hiện của bố cục . Vì thế bố cục trong vb không phải là 1 vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với chúng ta . Tuy nhiên trên thực tế , vẫn có rất nhiều học sinh không qua tâm đến bố cục , và rất ngại xd bố cục trong lúc làm bài . Vì vậy bài học hôm nay sẽ học ta thấy rõ tầm quan trọng của bố cục trong vb , bước đầu giúp ta xd được bố cục rành mạch , hợp lí .
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Ở năm học trước các em đã học về đơn từ . Hãy nhắc lại các bước cơ bản của một lá đơn ? 
Gồm ca bước :
+ Đơn gửi ai ?
+ Ai gửi đơn 
+ Gửi để làm gì ?
? Những nôi dung ấy được sắp xếp theo trật tự như thế nào? 
Chặt chẽ ,rõ ràng ,hợp lí 
? Em có thể tuỳ thích ghi nội dung nào trước cũng được không ? Từ đây em thấy bố cục của một văn bản cần đạt được yêu cầu gì để người đọc có thể hiểu được văn bản ?
Muốn được dễ dàng tiếp nhận thì các đoạn trong văn bản phải rõ ràng . nghĩa là bố cục trong văn bản phải rành mạch ,rõ ràng từng phần ,từng khoản .
? Vậy em hiểu thế nào là bố cục của một văn bản ?
 HS đọc ghi nhớ 1 
 HS đọc văn bản 2.1 
? Bản kể trong sách ngữ văn 6 và bản kể trong văn bản trên cơ bản là giống nhau ở những câu văn . Nhưng vì sao văn bản ở sách ngữ văn 6 lại dễ tiếp nhận và gây hứng thú còn ở văn bản ví dụ lại khó tiếp nhận ? ( Bản kể trong ví dụ gồm mấy đoạn văn ? Các câu trong mỗi đoạn có tập tập chung quanh một ý thống nhất không ? Ý của đoạn này và ý của đoạn kia có phân biệt được với nhau không ?)
Như vậy ,muốn dễ dàng tiếp nhận thì các đoạn mạch trong văn bản phải rành rẽ ,rõ ràng . . Điều đó có nghĩa là trong văn bản bố cục phải rành mạch ,rõ ràng từng phần từng đoạn HS tiếp tục đọc văn bản 2.2 
? Văn bản gồm mấy đoạn ? 
? Nội dung của mỗi đoạn ấy có tương đối thống nhất không ?
Nội dung của mỗi đoạn tương đối thống nhất như trong bản kể SGK ngữ văn 6 . Đoạn văn đầu nói đến anh tính hay khoe ,đang muốn khoe mà chư a được khoe .Đoạn 2 thì anh ta đã khoe được.
? Vậy chuyện kể theo cách này có quá thiếu rành mạch hay không ? (không )
? Nhưng cách kể ấy có nêu bật được ý nghĩa phê phán và có làm cho ta buồn cười như trong bản kể SGK 6 không ? Tại sao? ( So với văn bản được kể ở SGK 6 thì sự sắp đạt các câu ,các ý ở các ví dụ trên có gì thay đổi ? sự thay đổi đó đã dẫn đến kết quả như thế nào ? ) 
 ( HS thảo luận )
Đoạn 2 trong văn bản đã có sự thay đổi về trình tự các sự việc . Sự thay đổi đã làm cho câu chuyện mất đi yếu tố bất ngờ ,khiến tiếng cười không bật ra được và câu chuyện không thể tạp trung vào phê phán nhân vật chính được nữa
? Từ đây em rút ra đươc bố cục trong văn bản ?
 HS đọc ghi nhớ 2 mục 2
? Hãy nhớ lại những kiến thức em đã học về văn bản tự sự và văn bản miêu tả cho biết nhiệm vụ của mỗi phần trong từng kiểu văn bản ?
Văn bản tự sự :
- Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc 
- Thân bài : Diễn biến và phát triển của sự việc ,câu chuyện 
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện 
Văn bản miêu tả 
- Mở bài : Tả khái quát
- Thân bài : Tả chi tiết 
Kết bài : Tóm tắt về đối tượng miêu tả và phát biểu cảm nghĩ .
? Từ nội dung trên ,hãy cho biết mộtvăn bản thường gồm mấy phần ? Nhiệm vụ từng phần có phân biệt nhau rõ ràng không? 
 ( HS thảo luận )
Một văn bản thường có bố cục ba phần . Qua bố cục ,ta thấy một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn đến sự phân biệt giữa các đoạn ,các phần . Ví dụ mở bài không đơn thuần chỉ là sự thông báo đề tài của văn bản màa còn làm cho người đọc ( người nghe) có thể đi vào văn bản một cách dễ dàng ,tự nhiên và hứng thú. Phần kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại đề tài hay đưa ra những lời hứa hẹn mà cần phải tạo ra một kết bài cho văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc ( người nghe) 
? Có ý kiến cho rằng phần mở bài chỉ là sự tóm tắt ,rút gọn của phần thân bài ,còn phần kết bài chẳng qua là sự lặp lại một lần nữa của phần mở bài .Điều này đúng hay sai ? 
Ý kiến trên là không đúng vì qua ví dụ trên và sự lập luận về 1 bố cục rành mạch ta thấy rõ sự phân biệt giữa các đoạn ,các phần .Có như vậy thì bố cục mới đạt tới yêu cầu về sự hợp lí . 
? Một ý kiến khác lại cho rằng nôi dung chính của việc tự sự ,việc miêu tả đã được dồn cả vào phần thân bài . Vì vậy phần mở bài và kềt bài không cần thiết lắm . Em có đồng ý với ý kiến trên không ? 
Ta không thể đồng ý với ý kiến trên vì mỗi phần có nhiệm vụ riêng của nó ,không thể thiếu 
? Theo em ,phần mở bài chuẩn bị những gì cho phần thân bài và vì sao khi trình bày xong phần thân bài cần phải có kết bài ?
Mở bài thường giới thiệu đối tượng đựoc nói đến ( con người , vật ,đồ vật , cảnh vật …) Ngoài ra ,mở bài còn làm cho người đọc ( người nghe )cảm thấy tự nhiên và hứng thú với vấn đề được nói đến ,kết bài thừơng đến cảm tưởng ,cảm nghĩ về đối tượng của ngừơi nói ( viết) thế nhưng nó còn lưa lại ấn tượng tốt đẹp cho người đọc ,người nghe khi tiếp xúc với văn bản 
? Như thế , có thể nói bố cục ba phần có khả năng giúp cho văn bản rành mạch và trở nên hợp lí không ? Vì sao ? 
Qua thưc tế làm bài ,ta thấy không phải cứ chia bố cục thành 3 phần như trên làbố cục của nó sẽ tự nhiên trở nên rành mạch và hợp lí màa ta cân phải cố gắng tâïp luyên để biết cách làm mở bài ,thân bài ,kết bài cho có hiệu quả . Nói cách khác ,trong khi ỵêu cầu về một bố cục rành mạch đòi hỏi phải chú ý hơn đến sự phân biệt giữa các đoạn , các phần thì yêu cầu về mạch lạc lại đòi hỏi phải quan tâm hơn đến sự tiếp nối liên quan giữa phần ,đoạn đó .
? Vậy mạch lãc trong văn bản là gì ? Để một văn bản có tính mạch lạch cần ophải có những yêu cầu gì ( Bài học sau các em sẽ rõ ) 
? Tóm lại ,bài học hôm nay ta biết thêm những kiến thức gì về văn bản ?
 Hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ SGK – t.30 
I TÌM HIỂU CHUNG
1. Bố cục của văn bản 
Ví dụ: Một lá đơn xin gia nhập Đội
-Tên,tuổi,địa chỉ,nghề nghiệp của người viết đơn
-Yêu cầu,nguyện vọng,lời hứa
 => Các nội dung được sắp xếp theo một trình tự , 1 hệ thống rành mạch, hợp lí 
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 
Nội dung trong vb phải thống nhất chặt chẽ với nhau , giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi 
- Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người viết (nói) dễ dàng đạt được mục đích 
3. Các phần của bố cục 
 3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài mỗi phần có một nhiệm vụ riêng 
IV . Luyện tập
Bài 2: Tìm bố cục của văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê”
 HD : HS quan sát lại toàn bộ văn bản 
 Thảo luận nhóm để thống nhất ý kiền 
Mở bài : “ Mẹ tôi …khóc nhiều” -> Giới thiệu hoàn cảnh bất hạnh của 2 anh em Thành – Thuỷ 
Thân bài : “ Đêm qua …đi thôi con”-> Cảnh chia đồ chơi của hai anh em và cảnh chia tay của Thuỷ với lo81p học 
Kết bài : Còn lại : -> Cuộc chia tay đầy xúc động của hai anh em .
Bài 3: Nhận xét về bố cục của văn bản 
 HS thảo luận ý kiến 
Bố cục thên chưa hợp lí vì các điểm 1,2,3 mới kể lại việc học tốt chứ chưa phải là trình bày king nghiệm học tốt 
Điểm 4 không phải nói về kinh nghiệm học tốt mà nói về thành tích .
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 Xác định bố cục của một văn bản tự chọn ,nêu nhận xét về bố cục của văn bản đó.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………	

File đính kèm:

  • doc7 -bo cuc trong van ban.doc