Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 66-68: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Bài tập 1:

+ Nội dung trữ tình : 2 câu thơ thấm đượm nổi lo nước thương dân không chỉ là nổi lo thường trực mà còn là nổi lo duy nhất của nhà thơ

+ Hình thức thể hiện: ở hai câu , dòng thơ thứ nhất là biểu cảm trực tiếp , dòng thứ 2 là biểu cảm gián tiếp ; ở câu thứ nhất dùng tả và kể , ở cấu thứ 2 dùng lối ấn dụ tô đậm thêm cho tình cảm được biểu hiện ở dòng thơ thứ nhất

Bài tập 2

Một bên là tình cảm quê hương được thể hiện lúc xa quê , một ên là tình cảm được thê hiện lúc mới đặt chân về quê ; Một bên thể hiện trực tiếp , một bên thể hiện gián tiếp ; một bên thể hiện cách nhẹ nhàng , sâu lắng , một bên đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 66-68: Ôn tập tác phẩm trữ tình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Ngày soạn:30/11/2010
Tiết 66- 67-68 Ngày dạy:1, /12/2010
ÔN TẬP TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hệ thông hóa những tác phẩm trữ tình dân gian, trung đại, hiện đại đã học trong học kỳ I lớp 7, từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn giá trị nội dung, nghệ thuật của chúng
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Khái niệm tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình.
 - Một số đặc điểm chủ yếu của thơ trữ tính.
 - Một số thơ đã học.
 - Giá trị nội dung, nghệ thuật của một số tác phẩm đã học.
2.Kĩ năng
 - Rèn các kỹ năng ghi nhớ, hệ thông hóa, tổng hợp, phân tích chứng minh.
 - Cảm nhận, Phân tích tác phân trữ tình. 
 3. Thái độ:
 Rèn kỹ năng lập dàn bài cho một bài văn.
 C.PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 _ Ổn định :
2 _ Bài cũ : Kết hợp trong ôn tập .
3 _ Bài mới : 
	Tác phẩm trữ tình có một phạm vi rất rộng như văn học dân gian , văn chương bác học , trong nước , ngoài nước , trung đại , hiện đại … Bài ôn tập hôm nay sẽ giúp các em có sự khái quát những vấn đề trên .
Bứơc 1:
Các tổ cử đại diện mình lên thuyết trình câu 1 đã chuẩn bị .
 Tổ 1 : phần tuỳ bút .
 Tổ 2 : phần thơ trung đại Việt Nam .
 Tổ 3 : phần thơ trung đại nước ngoài .
 Tổ 4 : phần thơ hiện đại , ca dao .
_ Lớp hỏi một câu hỏi có liên quan đến phần chuẩn bị của tổ bạn .
_ Học sinh nhận xét , giáo viên nhận xét phần ghi nội dung trên bảng phụ , cách trình bày , cách trả lời câu hỏi của học sinh .
Bước 2 
_ Giáo viên sẽ cho các nhóm trả lời chéo với nhau phần chuẩn bị của câu 2 : Nhóm 1 với nhóm 3 , nhóm 2 với nhóm 4 .
_ Mỗi nhóm cử nhóm trưởng lên đặt câu hỏi cho từng bạn của nhóm khác ( nhóm khác gồm 5 bạn đứng trên bảng ) . Phần câu hỏi của bạn nào thì bạn đó trả lời , không trả lời bổ sung , mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . Câu không trả lời được sẽ dành cho nhóm khác trả lời ( điểm tối đa là 5 ) .
_ Các câu hỏi sẽ được ghi thứ tự từ 1-->5 , bạn nào bốc trúng câu nào thì nhóm trưởng sẽ đọc câu đó và các thành viên trong nhóm ( của nhóm trưởng ) nếu ai phụ trách câu hỏi đó thì sẽ nhận xét Đúng hoặc Sai .
_ Giáo viên nhận xét và công bố kết quả .
Bước 3 
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 4 ,5 / SGK.
Bước 4
_ Giáo viên hướng dẫn học sinh :
 + Phân biệt ca dao trữ tình và thơ trữ tình .
 + Rút ra đặc điểm của tác phẩm trữ tình .
( Giáo viên sử dụng đáp án ghi ở bảng phụ , học sinh đọc phần ghi của giáo viên , đối chiếu với bài soạn của mình để bổ sung ) .
 Học sinh đọc Ghi nhớ / SGK- 182
Tiết 68. Luyện tập 
I. Nội dung ôn tập 
_ Hệ thống kiến thức cơ bản về tác phẩm trữ tình :
(Kẻ sơ đồ như đã hướng dẫn ở phần chuẩn bị) .
2_ Phân biệt ca dao trữ tình và thơ trữ tình :
3_ Đặc điểm của tác phẩm trữ tình 
 Ghi nhớ / SGK
II . Luyện tập 
Bài tập 1:
+ Nội dung trữ tình : 2 câu thơ thấm đượm nổi lo nước thương dân không chỉ là nổi lo thường trực mà còn là nổi lo duy nhất của nhà thơ 
+ Hình thức thể hiện: ở hai câu , dòng thơ thứ nhất là biểu cảm trực tiếp , dòng thứ 2 là biểu cảm gián tiếp ; ở câu thứ nhất dùng tả và kể , ở cấu thứ 2 dùng lối ấn dụ tô đậm thêm cho tình cảm được biểu hiện ở ù dòng thơ thứ nhất 
Bài tập 2
Một bên là tình cảm quê hương được thể hiện lúc xa quê , một ên là tình cảm được thê hiện lúc mới đặt chân về quê ; Một bên thể hiện trực tiếp , một bên thể hiện gián tiếp ; một bên thể hiện cách nhẹ nhàng , sâu lắng , một bên đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi 
Bài tập 3
+ Cảnh vật có những yếu tố giống nhau : ( đêm khuya , trăng , thuyền , dòng sông…) nhưng màu sắc khác nhau ( một bên yên tĩnh và chìm trong u tối , một bên sống động , tuy có nét huyền ảo song cơ bản là trong sáng )
+ điểm khác nổi bật là chủ thể trữ tình : một bên là kẻ lữ khách thao thứ không ngủ vì nổi buốn xa xứ , một bên là người chiến sĩ vừa hoàn thành 1 công việt trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng . Dù cảnh vật , tình cảm được thể hiện trong 2 bài có nhiều điểm khác nhau song ở cả 2 bài , mối qua hệ giữa cảnh và tình hoà quyện với nhau 
 Bài tập 4
 Bài b,c,e đúng
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
	I/ Nội dung :
1. Từ phức 
 Từ ghép Từ láy 
Chính phụ Đẳng lập Bộ phận Toàn bộ 
2. Từ loại :
* Đại từ : _ Khái niệm để trỏ
 _ Các loại đại từ 	để hỏi 
* Quan hệ từ Khái niệm
 Sử dụng Quan hệ từ
 Chữa lỗi về Quan hệ từ
3. Từ Hán việt Khái niệm
 Các loại từ ghép Hán việt
 Cáh sử dụng từ Hán việt
4. Các phép tu từ :
* Điệp ngữ : _ Khái niệm cách quãng 
 _ Các loại điệp ngữ nối tiếp
 chuyển tiếp
* Chơi chữ : _ Khái niệm .
 _ Các lỗi chơi chữ .
5. Thành ngữ : _ Khái niệm .
 _ Sử dụng thành ngữ .
6. Chuẩn mực sử dụng từ :
 Luyện tập sử dụng từ .
	II/ Luyện tập :
Bài tập trắc nghiệm : ( Phiếu học tập ) 
Câu 1 : Từ nào sau đây là từ ghép ?
Lúng túng . C. Lụt lội .
Lung linh . D. Lung lay .
Câu 2 : Từ nào không phải là từ láy toàn bộ ?
xanh xanh .	C. đo đỏ .
xinh xinh .	D. lờ mờ .
Câu 3: Tìm từ trái nghĩa với các từ sau :
Cần cù khác với 
Vinh quang khác với
Tươi đẹp khác với
Lớn lao khác với
Câu 4 : Chữ “tử” nào sau đây không có nghĩa là con ?
Thiên tử .	C. Bất tử .
Phụ tử .	D. Hoàng tử .
Câu 5 : Các từ ngữ “vội vàng , không cẩn thận , không quan sát kĩ càng” có thể được thay thế bằng thành ngữ tương đương nào ?
Chân ướt chân ráo .
Mắt nhắm mắt mở .
Bước thấp bước cao .
Có đi có lại .
 III/ Hướng dẫn về nhà :
 Oân tập để kiểm tra học kì
III/.Hướng dẫn tự học
Viết đoạn cảm nhận về một bài, một đoạn, một câu.... trong một văn bản tác phẩm trữ tình mà em yêu thích.
 E /.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc67 - 68 ON TAP TAC PHAM TRU TINH.doc