Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 40: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

? Thử hình dung tâm trạng của tác giả khi đứng trứơc cảnh đó ?

· Đã bao năm tháng bôn ba xuôi ngược chạy loạn , mưu sinh , mãi đến lúc này nhờ sự giúp đỡ của bạn bè , người thân Đỗ pHủ mới dựng được ngôi nhà nho nhở ở phía Tây Thành Đô . Vây mà giờđây ông trời đã lấy đi tất cả > Đọc đoạn thơ ta như thấy sự bất ngờ , tiếc của của Đỗ Phủ trứơc thiên nhiên vô tình

 HS đọc lại khổ 2

? Đã khổ vì nhà bị tốc mái , nhà thơ còn khổ vì lí do nào nữa ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11346 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 40: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	Ngày soạn:25/ 10/2010
Tiết 40	Ngày dạy:27/ 10/2010
 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ 
 ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca) 
	Đỗ Phủ 
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm.
 -Thất được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bái thơ.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả đỗi phủ.
 -Giá trị hiện thực:phản ánh chân thực cuộc sống của con người.
 -Giá trị nhân đạo:thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ,nhà thơ của những người nghèo khổ bất hạnh.
 -Vai trò và ý nghĩa của yêu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình;đặc điểm bút pháp hiện thục của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.
2.Kĩ năng
 -Đọc-Hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
 -Rèn –kĩ năng đọc hiểu,phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:Giảng bình 
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
 1. Ổn định 
2. Kiểm tra 
Đọc thuộc lòng bài thơ “ Hồi hương ngẩu thư” bản phiên âm và bản dịch thơ của Trần Trọng San . Nêu nội dung toàn bài thơ
3. Bài mới : 
Giới thiệu bài : Lí Bạch , Đỗ phủ , Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường . Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại – ông tiên làm thơ ( thi tiên) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại – Thi sử thi thánh – ông thánh làm thơ , cuộc đời long đong khốn khổ , chết vì nghèo , bệnh . Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1 .500 bài thơ trầm uất , đau buồn nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la . Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là 1 bài thơ như thế
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Dựa vào chú thích nêu ngắn gọn về cuọc đời và sự nghiệp của Đỗ Phủ 
? Cho biết hoàn cảnh ra đời bài thơ ? 
Gv hướng dẫn HS đọc : Giọng vừa kể , vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc buồn bã , bất lực , cay đắng của nhà thơ 
? Bài thơ gồm 4 khổ thơ , nhưng ta có thể chia thành mấy ý ? 
Hai ý : Nỗi khổ của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá , 
Ước muốn của tác giả 
? Hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi khổ thơ ? 
? Em có nhận xét gì về số câu trong mỗi đoạn ? 
Ba đoạn đều có 5 câu , đây là điều hiếm thấy vì trong thơ cổ Trung Quốc số câu thơ trong mỗi đoạn hầu hết là chẵn 
? Nhận xét về số chữ trong các câu ở đoạn cuối ?
Hầu hết các câu trong đoạn cuối đều dài hơn 7 chữ . hiện tượng này xét kĩ thì cũng phù hợp . Từ sự khổ đau tột cùng vút lên ước mơ cao cả , do thế câu thơ phải kéo dài để phục vụ cho việc diễn tả . Qua đây cho thấy nhà thơ không bị công thức , khuân khổ gò bó . mỗi đoạn cần nhiều câu , mỗi câu cần bao nhiêu chữ …tất cả đều do nhu cầu diễn đạt quyết định 
HS chú ý đoạn thơ đầu 
? Ở đoạn đầu nhà thơ tả và kể lại việc gì ? 
Gió thu tốc mái nhà 
? Nhà Đỗ Phủ bị phá trong thời tiết ra sao ? 
? Căn nhà đã không chống chọi lại với gió thu , em hình dung căn nhà cùa Đỗ Phủ như htế nào ? 
Nhà đơn sơ , không chắc chắn 
? Qua chi tiết này em biết gì về cyuộc sống của chủ nhân căn nhà đó ? 
Là người nghèo 
? Cảnh nhà bị phá được miệu tả qua những chi tiết nào ? 
? Em hình dung can nhà của tác giả sẽ như thế nào sau trận gío ? 
Tan tác , tiêu điều 
? Thử hình dung tâm trạng của tác giả khi đứng trứơc cảnh đó ? 
Đã bao năm tháng bôn ba xuôi ngược chạy loạn , mưu sinh , mãi đến lúc này nhờ sự giúp đỡ của bạn bè , người thân Đỗ pHủ mới dựng được ngôi nhà nho nhở ở phía Tây Thành Đô . Vây mà giờđây ông trời đã lấy đi tất cả > Đọc đoạn thơ ta như thấy sự bất ngờ , tiếc của của Đỗ Phủ trứơc thiên nhiên vô tình 
 HS đọc lại khổ 2 
? Đã khổ vì nhà bị tốc mái , nhà thơ còn khổ vì lí do nào nữa ? 
Trẻ con trong làng xô nhau cướp giật từng mảnh tranh trứơc mắt nhà chủ 
? Cảnh tượng này cho thấy cuộc sống xã hội thời Đỗ Phủ như thế nào ? 
Ta có nên trách chăng bọn trẻ hki cảnh đói nghèo , trẻ em thất học lan tràn , cảnh li loạn diễn ra khắp nơi . Oâng đã từng than thở , lên án : 
 - Ngoài biên máu chảy thành biển đỏ 
 Mở cõi nhà vua ý chưa bỏ 
	- Cửa son rượu thịt ôi 
 Ngoài đường xương chết buốt 
? Trong khồ hai , nhà thơ đã kết hợp các loại văn bản nào ? Từ ngữ nào cho biết khổ thơ có sử dụng phương thức biểu cảm ? 
? Nỗi ấm ức nào đang diễn ra trong lòng tác giả lúc này ? 
Nỗi cay đắng cho số phận nghèo khổ của mình và của những ngừơi nghèo như mình 
Nỗi xót xa cho ngững cảnh đời nghèo khó bất lực trong thiên hạ 
 HS đọc lại khổ 3
? Nỗi khổ của nhà thơ được biểu hiên cụ thể ra sao trong khổ thơ này ? Cảnh này cho thấy cuộc sống của gia đình Đỗ Phủ như thê nào ? 
Nếu hai khổ trên , chỉ mới có gió nổi lên từ chiều , nhà tranh tốc mái , trẻ con cướp tranh cũng đã khổ , giận quá rồi , thì đến đêm , mưa thu dầm dề , sụt sùi dai dẳng kéo dài suốt đêm , kéo cái lạnh càng lạnh thêm . Nhà dột lung tung chẳng khác gì ở ngoài trời , chăn mền cũ không giữ được hơi ấm lại bị mấy đứa con nhỏ lạnh khó ngủ nên quẫy đạp rách thêm . Trời mài chưa sáng , mưa mãi không tạnh , thương con , thương mình nhưng cũng đành cay đắng , ấm ứ cvà bất lực trong sự trằn trọc suốt đêm không ngủ 
Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động , của các nhà nho , tri thức Trung Quốc thời trung Đường vì chiến tranh loạn lạc liên miên . Bài thơ là một trong những chứng tích lịch sử bằng thơ ghi lại điều đó một cách chân thực , cụ thể qua trường hợp chính bản thân tác giả nên càng có giá trị hiện thực 
? Em hiểu như thế nào về câu hỏi của tác giả ở cuối đoạn thơ này ? 
Đêm nhà bị dột nát không ngủ , tác giả mong cho đêm chóng hết và tự hỏi nỗi khổ đêm nay đã là nỗi khổ cuối cùng của gia đình mình chưa
? Tự việc hiểu nội dung câu hỏi , em thấy nó còn có nội dung gì trong các gợi ý sau :
( 1) Phản ánh nỗi khổ cực của Đỗ Phủ 
(2) Phản ánh thực trạng bế tắc của xã hội đương thời 
( 3) Mong cho xã hội đổi thay 
? Ngôi nhà ao ước của Đỗ Phủ là ngôi nhà như thế nào ? 
? Mục đích ước có nhà to vững chắc của nhà thơ là để làm gì ? 
? Vì sao Đỗ phủ ướ cnhà cho kẻ sĩ nghèo khắp thiên hạ ? 
Vì kẻ sĩ có tài đức mà phải chịu nghèo khổ . Đỗ phủ từng là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu nỗi khổ cực của họ 
?Ước vọng của tác giả ở cuối bài có khiến em ngạc nhiên không ? vì sao ? 
? Qua ước vọng tha thiết đó , em hiểu gì về nhà thơ ? 
? Ước vọng đẹp đẽ , cao cả nhưng tại sao, tác giả lại mở đầu bằng hai tiếng “ than ôi” 
Có tiếng than ấy là do Đỗ Phủ không tin ước vọng ấy có thể thành hiện thực trong xã hội bế tắc và bất công lúc ấy . Vì thế đó là một ước vọng cao cả nhưng không kém phần chua xót . Ước vọng của tác giả cũng như đã phê phán thực trạng xã hội phong kiến bế tắc , bất công
Đỗ Phủ luôn là con người cao quí như vậy , ước mơ của ông mang tinh thần vị tha tới mức xả thân vì người khác , Trong thơ của ông ta bắt gặp nhiều bài thơ thể hiện ước vọng và ước mơ của ông 
Trong bài “ Rửa khí giới” viết trứơc đó gần 10 năm , khi nghe tin cuộc chiến chấm dứt , Đỗ Phủ đã ước mơ mợt nền hoà bình vĩnh viễn : 
 Ước kéo sông Ngân rửa giáo gươm 
 Xếp xó từ đây không đụng dụng 
Hoặc trong bài mộng ngày viết ngay sau đó mấy năm , sau khi nói lên nỗi khổ của nhân dân vì chiến tranh và bốt lột Đỗ Phủ đã khát khao 
 Ước được cầy bừa thôi đánh nhau 
 Khắp trời không quan cướp tiền dân 
 Đó quả là tấm lòng của một bậc thánh nhân 
? Em cảm nhận được các nội dung sâu sắc nào được phản ánh trong văn bản ? 
Nỗi thống khỗ của người nghèo trong xã hội cũ ; khát vọng nhân đoạ cao cả của nhà thơ 
? Em học tập được gì từ nghệ thuật biểu cảm trong văn bản này ? 
Kết hợp biểu cảm với miêu tả , tự sự có thể biểu cảm trên cơ sở miêu tả ,tự sự 
I/ Giới thiệu chung 
1. Tác giả :SN 712-770 là nhà thơ nổi tiếng Đời Đường Trung Quốc.Tác phẩm của Đỗ Phủ được viết theo bút pháp hiện thực,thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả,có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca Trung Quốc đời sau.
2 Tác phẩm 
-Bài thơ được sáng tác dụa trên sự việc có thật trong cuộc sống đầy khó khăn của gia đình Đỗ Phủ ở Thành Đô(Tứ Xuyên).
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 760
- 
II./ Đọc – hiểu văn bản 
Đọc – giải nghĩa từ khó 
Tìm hiểu văn bản
 a. . Thể thơ : cổ thể
 b . Bố cục : 2 phần 
C / Phân tích 
C /1 Cảnh gió thu tốc mái nhà 
- tháng tám thu cao , gió thét già 
- cuộn mất ba lớp tranh 
+ Tranh bay sang sông rải khắp bờ 
+ mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
+ mảnh thấp quay lộn vào mương sa
-> Miêu tả , tả thực 
=> Ngôi nhà tiêu điều xơ xác do trận gió gây ra
- Trẻ con khinh ta già ….
 …..xô cướp giật 
- môi khô miệng cháy gào chẳng được 
…lòng ấm ức 
-> Tự sự kết hợp biểu cảm 
=> Thái độ xót xa của tác giả trước cảnh đời ngang trái 
- Mền vải lạnh tựa sắt 
- con nằm đạp lót nát
- đầu gường nhà dột 
- mưa chẳng dứt 
-> Tả thực , biểu cảm 
-> Sự nghèo khó khổ cực trong cuộc sống của tác giả 
=> Sự khổ cực lo lắng về nỗi đau thời thế ( thực trạng bế tắc của xã hội đương thời )
C/.2 Ước vọng của tác giả 
- Ước nhà rôïng muôn ngàn gian 
- Gió mưa chẳng núng , vững vàng như thạch bàn 
- Che khắp thế gian , kẻ sĩ nghèo đều hân hoan 
- Riêng lều ta nát , chịu chết rét cũng được 
-> Biểu cảm 
=> Ước mơ cao cả , chứa chan lòng nhân ái và tinh thần nhân đạo của nhà thơ 
3/ Tổng kết 
a.Nghệ thuật :
-Viết theo bút pháp hiện thực,tái hiện lại những chi tiết,các sự việc nối tiếp,từ đó khắc họa bức tranh về cảnh nghộ những người nghèo khổ.
-Sự kết hợp các yếu tố tự sự,miêu tả và biểu cảm.
b.ý nghĩa văn bản
 Lòng nhân ái vẫn tồn tại ngay cả khi con người phải sống trong hoàn cảnh nghèo khổ cùng cực.
* Ghi nhớ : SGK – T. 134
III.LUYỆN TẬP:
Bài 2.Nêu ý chính của đoạn văn về “BCNTBGTP”
 Trong đoạn văn,tác giả miêu tả nỗi thống khổ của bản thân,thể hiện nỗi thống khổ của xã hội,thời đại .Nhà thơ vượt lên sự bất hạnh cá nhân,ước mơ mọi người nghèo đều được sống ấm no,thể hiện tinh thần nhân đạo,vị tha cao cả.
iV.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Trình bày cảm nghĩa về tấm lòng của nhà thơ đối với những người nghèo khổ.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc41- bai ca nha tranh bi gio thu pha.doc