Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37,38: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 -Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ.

 -Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.

B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1.Kiến thức:

 -Sơ giản về tác giả Lí Bạch.

 -Vẻ đẹp độc đáo,hùng vĩ ,tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của nhiên tài Lí Bạch,qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng,lãng mạng của nhà thơ.

 -Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.

2.Kĩ năng

 -Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.

 -Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt .

 3. Thái độ:

 C.PHƯƠNG PHÁP:Đọc to, Đọc thầm ,phân tích

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định

 2 . Kiểm tra

3.Bài mới :

* Giới thiệu bài: Thơ Đường là 1 thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà đường viết nên . Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch – Nhà thơ Đường nỗi tiếng hàng đầu

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 12206 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 37,38: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 19/ 10/2010
Tiết 37+38 Ngày dạy: 20/ 10/2010
VB: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 HDĐT VB: XA NGĂM THÁC NÚI LƯ
 Văn bản 1 : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 ( TĨNH DẠ TỨ )
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Cảm nhận đề tài vọng nguyệt hoài hương(nhìn trăng nhớ quê)được thể hiện giản dị,nhẹ nhàng mà sâu 
 Lắng,thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.
 -Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong một bài thơ tứ tuyệt .
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Tình quê được thể hiện một cách chân thành ,sâu sắc của Lí Bạch .
 -Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 -Hình ảnh ánh trăng-vầng trăng tác động tớ tâm tình nhà thơ.
 2.Kĩ năng
 -Đọc –hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng việt
 -Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và phiên âm chữ Hán,phân tích tác phẩm
 3. Thái độ:
 Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho học sinh 
 C.PHƯƠNG PHÁP:Bình , giảng , phân tích 
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định 
2 . Kiểm tra 
- Đọc thuộc bài thơ “ Vọng Lư sơn bộc bố” ( Phiên âm và dịch thơ ) Nêu nôi dung nghệ thuật của bài 
Trắc nghiệm 
2.1 Nhà thơ Lí Bạch được mệnh danh là :
 A. Tiên thi B. Thánh thơ 
 C. Thần thơ D. Cả A. B, C đều sai 
2.2 Điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh núi Lư là : 
Ngay dưới chân núi Hương Lô 
Trên dòng sông xuôi theo dòn g sông 
Trên đỉnh núi Hương Lô 
Đứng nhìn từ xa
Dòng nào là dịch nghĩa cho câu thơ sau : 
 Phi lưu trực hà tam thiên xích 
Mặt trời chiếu núi Hương Lô ,sinh làn khói tía 
Xa nhìn dòng thác treo trên dòn gsông phía trước 
Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước 
Ngỡ là sông Ngân rơi từ chín tầng mây 
Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là ? 
Hiền hoà , thơ mộng 
Tráng lệ , kì ảo 
Hùng vĩ , tĩnh lặng 
Eâm đềm .thần tiên 
3. Bài mới 
* Giới thiệu bài : Vọng nguyệt hoài hương” ( Trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ , không chỉ ở Trung Quốc mà cả ở Việt Nam. Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ. Cho nên ở xa quê trăng càng sáng , càng tròn , lại càng nhớ quê nhà . Bản thân hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã gợi nên nỗi sầu xa xứ . Tình cảm “ Trông trăng nhớ quê” của LB đã được thể hiện qua bài thơ “ Tĩnh da tứ”
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
? Nêu lại những nét cơ bản về tác giả Lí Bạch ? 
 GV hướng dẫn HS cách đọc : Giọng chậm buồn ,tình cảm ,nhịp 2/3
HS giải nghĩa tư Hán Việt ø trong đề bài vàtrong từng câu thơ 
? Bài thơ được viết theo thở thơ gì ? Em đã học bài nào sáng tác theo thể thơ này ?
? Em hiểu thế nào là đêm thanh tĩnh ? 
Bầu trời đêm trong xanh ,mát mẻ ,cảnh vật vắng lặng 
 HS đọc lại hai câu đầu .
? Trong hai câu đầu ánh trăng được gợi tả như thế nào ? 
? “Sàng” cho biết vị trí ngắm cảnh là ở đâu ? 
? Nếu thay : Sàng” bằng “ án” , “trắc” (bàn ) thì ý nghĩa câu thơ sẽ như thế nào ? 
Thay “ sàng” bằng “án” thì ý nghĩa câu thơ sẽ khác ngay vì người đọc sẽ nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách 
? Từ “ nghi” có ý nghĩa gì trong việc tả cảnh ở câu thơ thứ hai ? 
Nó thể hiện sự đột ngột ,tác giả không chủ động ngắm trăng 
? Vì sao nhìn trăng sáng tác giả lại ngỡ như sương ? 
Ở Trung Quốc thu lạnh ,sương nhiều ,ánh trăng sáng quá màu trăng là màu trắng khiến tác giả ngỡ là sương đã bao phủ khắp nơi trên mặt đất . Trước Lí Bạch mấy trăm năm nhà thơ Tiêu Cương đã cảm nhận : Dạ nguyệt tự thu sương – trăng đêm giống như sương thu 
? Ở hai câu đầu ,ánh trăng được miêu tả có vẻ đẹp ra sao ? Qua đây ta hiểu tảc giả dành cho trăng tình cảm thế nào ? 
Thủa thiếu thời ,Lí Bạch hay lên núi Nga Mi ngăm trăng để rồi nhớ mãi “ Nga Mi sơn nguyệt bán luân thu” (Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi ) . Lúc Lí Bạch trưởng thành ,ông đã từng ngắm mảnh trăng buồn nơi cửa ải ,ông ngồi uống rượu một mình dưới trăng và “cất chén” mời trăng sáng . Vì thế đêm thanh tĩnh ,nhà thơ không ngủ được ,có biết bao nỗi niềm hoài cảm đến với ông .Trăng rọi nơi đầu gường ,trăng phủ tràn mặt đất khiến nhà thơ ngỡ sương sa ,nhưng chắc là không chỉ có thế .Đó là lẽ sinh hoá của tạo vật ,lẽ biến dịch ở đời mà nhà thơ đã từng trải nghiệm ,để rồi trong cái đêm thanh tĩnh này ,chúng lần lượt trỗi dậy . Trăng trong cái đêm thanh tĩnh này là trăng trĩu nặng suy tư . Dù lời thơ đã cố gắng giữ thật đậm mà cảm xúc thì dường như không kìm nén nổi 
HS đọc 2 câu cuối 
? Hãy chỉ ra phép đối ở hai câu thơ này ? 
? Vì sao nhà thơ “ Cử đầu vọng minh nguyệt” ? ( Cử đầu để kiểm nghiệm ánh trăng hay sương) 
? Vì sao nhìn trăng mà tác giả lại nhứ quê cũ ? Những gì có thể gợi ra khi tác giả nhớ quê cũ ? 
Trông trăng nhớ quê là chủ đề quen thuộc bắt nguồn từ thơ ca Trung Quốc . Với Lí Bạch tổ tiên ở Cam Túc nhưng tác giả sinh ra ở Tứ Xuyên ,thủa nhỏ ông hay lên núi Nga Mi ngắm trăng , hình ảnh vầng trăng treo trên đỉnh núi Nga Mi đã khắc sâu vào tâm khảm nhà thơ và hầu như đã trở thành một biểu tượng của quê nhà . Lí Bạch một khi rời xa đất Thục là đi mãi là không có dịp quay trở về quê . Bởi vậy mỗi khi có dịp là tình quê lại tuôn trào 
Nhớ quê cũ là nhớ đất Ba Thục quê cũ ,xa cách đã mấy chục năm với bao kỉ niệm ,ước vọng thời trai trẻ ,nhớ quãng đời phiêu lãng xa quê với bao thăng trầm , hi vọng và thất vọng . Khongâ gian và thời gian dĩ vãng và hiện tại , quê hương và thân thế , biết bao cảm hoài trong vánh im lặng cúi đầu nhớ quê cũ 
? Hai câu thơ này cho biết Lí Bạch có tình cảm gì ? 
Câu thơ kết ø mở ra một thế giới mênh mang của tâm trạng ,chỉ hai chữ “ cố hương” mà đủ để nhà thơ gửi gắm tâm hồn mình . Đó là một nỗi buồn ,nỗi buồn như thấm vào từng câu chữ ,thấm váo trong cái ánh sáng bàng bạc của ánh trăng ,quyện trong hình ảnh nhà thơ cúi đầu ,đây là nỗi buồn của con người tha hương mà khi từ quê hương ra đi những mong đem tài năng ra giúp vua ,mang lại hạnh ophúc cho nhân dân ,vậy mà cho đến lúc này vẫn chưa thực hiện được .Đó chính là tình yêu quê hương đậm, đà ,như máu trong tim ,như hơi thở của tác giả 
? Hãy nhận xét về nghệ thuật bài thơ ?
? Bài thơ miêu tả ánh trăng ra sao ? qua đó bộc lộ tình cảm gì của nhà thơ ? 
 HS đọc ghi nhớ SGK : t .124
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả :Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà đọc đáo.
2 Tác phẩm:
 Thể thơ : ngũ ngôn tứ tuyệt ( cổ thể
Cổ thể :một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ ,song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc
II. Đọc –hiểu văn bản 
1. Đọc – tìm hiểu chú thích 
2. Phân tích 
2.1 Hai câu đầu 
 Sàng tiền minh nguyệt quang 
 Nghi thị địa thượng sương 
-> Từ ngữ hình ảnh giản dị 
=> Cảm giác ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ đẹp của trăng 
2.2 Hai câu cuối 
 Cử đầu vọng minh nguyệt 
 Đê đầu tư cố hương 
-> Phép đối , từ biểu cảm 
=> Lòng yêu quê hương sâu nặng ,khôn nguôi 
3. Tổng kết 
A,Nghệ thuật :
 -xây dựng hình ảnh nhân vật gần gũi,ngôn ngũ tự nhiên,bình dị
 -S/d biện pháp đối
b.ý nghĩa :
 Thể hiện nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn,tình cảm người xa quê.
* Ghi nhớ : SGK – t.124
 -Học thuộc lòng bài thơ theo bản dịch
 -Dựa vào phần dịch nghĩa,tập so sánh để thấy được sự khác nhau giũa bản dịch thơ và nhuyên tác
 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
 Văn bản 2: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ 
 ( Vọng Lư sơn bộc bố –Lí Bạch )
 A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Cảm nhận tình yêu thiên nhiên và bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả Lí Bạch trong bài thơ.
 -Bước đầu biết nhận xét về mối quan hệ giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả Lí Bạch.
 -Vẻ đẹp độc đáo,hùng vĩ ,tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhận đầy hứng khởi của nhiên tài Lí Bạch,qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng,lãng mạng của nhà thơ.
 -Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ.
2.Kĩ năng
 -Đọc hiểu văn bản thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt.
 -Sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt .
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:Đọc to, Đọc thầm ,phân tích 
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định 
 2 . Kiểm tra 
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài: Thơ Đường là 1 thành tựu huy hoàng của thơ cổ Trung Hoa do hơn 2000 nhà thơ sống ở triều đại nhà đường viết nên . Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ nổi tiếng của Lí Bạch – Nhà thơ Đường nỗi tiếng hàng đầu
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI DẠY
HS đại diện nhóm , lớp thực hiện theo phần GV đã định hướng 
? Nêu bài nét về tác giả Lí Bạch 
GV giới thiệu thêm vài nét về tác giả 
Lí Bạch là người thông minh , biết làm thơ từ nhỏ , giao du rộng , thạo kiếm thuật 
Lí Bạch được người ta coi như một vị “ trích tiên” lạc xuống cõi trần , thơ ông phóng khoáng , lãng mạn như cuộc đời ông 
Lí Bạch rất thích uống rượu làm thơ , ngắm trăng . Đỗ Phủ gọi Lí Bạch là “ Tửu trung tiên” Nhân dân Trung Quốc vẫn tin Lí Bạch quá yêu trăng , nhảy xuống sông Thái Thạch ôm lấy bóng trăng mà chết 
Lí Bạch để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ , gần 1000 bài thơ trong đó có rất nhiều bai thơ nổi tiếng . Thơ Lí Bạch được đánh giá rất cao 
 “ Văn chương Lí , Đỗ còn 
 Aùnh sáng chiếu muôn trượng”
GV Đọc mẫu rồi hướng HS đọc : Giọng đọc nhẹ nhàng và diễn cảm bản phiên âm và dịch thơ
? Hãy cho biết bài thơ này viết theo thể thơ gì ? vì sao em biết ?
Thất ngôn tứ tuyệt
? Văn ê bản này được tạo bằng phương thức nào? 
Miêu tả và biểu cảm
? Cái được miêu tả ở đây là gì? Điều gì được biểu cảm? 
Thác núi Lư . Cảm xúc của tác giả về thác này 
? Như vậy có mấy nội dung được phả ánh trong văn bản này ? đó là nội dung nào ?
Có 2 nd :- Nội dung cảnh thác núi Lư và nd tình cảm của tác giả trước cảnh thác này 
? Theo em nội dung nào có thể vẽ tranh , còn nội dung nào khó vẽ tranh chỉ cảm thấy bằng hồn ?
? Em hãy nhận xét bức tranh trong sgk ?
Minh hoạ được cảnh thác nước , chưa minh hoạ được tình cảm của con người trước thác này 
? Em hãy giải thích từ “ Vọng” ở đề bài và từ “ dao” ở câu thứ 3 . từ đó em hãy xác định điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh ? 
Cảnh vật được nhìn từ xa
? Điểm nhìn đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước ? 
Phát hiện được vẽ đẹp của toàn cảnh 
? Vậy khung cảnh làm nền cho cho sự xuất hiện của thác núi Lư được miêu tả trong lời thơ nào? 
ở cả bản phiên âm dịch nghĩa , dịch thơ 
+ Nhật chiếu hương Lô sinh tử yên 
? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy lư sơn là Hương Lô? 
Núi cao có mây mù che phủ , trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô
Trong thơ LB , Hương Lô được khám phá ở sự tác động qua lại của các hiện tượng vũ trụ , điều đó được thực hiện = các các chi tiết miêu tả hoạt động tương tác của mặt trời và núi 
? Đó là chi tiết ngôn ngữ nào ?
- động từ chiếu , động từ sinh 
? Cái là Lí Bạch đã đem tới c ho vẽ đẹp của Hương Lô là ở điểm nào? Qua đó cho ta thấy được cảnh tượng ở đây ra sao? ( HSTL nhóm)
Núi Hương Lô được mặt trời chiếu sáng , làm nảy sinh màu khói tía . Đó là 1 cảnh tượng hùng vĩ , rực rỡ lộng lẫy , huyền ảo như thần thoại
Trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đó , một thác nước hiện ra khác nào một dòng sông treo trước mặt 
? Lời thơ nào ( ở bản phiên âm , dịch nghĩa và dịch thơ) tạo hình ảnh này ?(Dao khan bộc bố quải tiền xuyên )
? Vẽ đẹp của thác được miêu tả ntn? 
đã vẻ được ấn tượng ban đầu của nhà thơ , thác nước vốn tuôn trào đổ xuống ầm ầm xuống núi đã trỏ thành 1 dãi lụa trắng rủ xuống yên ắng và bất động được treo lên giữa khoảng vách núi và dòng sông 
? Em hãy phân tích sự thành công của tác giả trong việc dùng từ quái từ đó chỉ ra phần hạn chế của bê dịch nghĩa? ( HSTLN)
Quái ( treo) đã biến cái động thành cái tĩnh , biểu hiện 1 cách hết sức sát hợp cảm nhận = nhìn từ dòng thác = đỉnh núi khói tía mù mịt , chân núi dòng sông tuôn chảy , khoảng giữa là thác nước treo cao như dãi lụa 
ở bản dịch thơ thì bị lược bỏ từ treo nên ấn tượng do hình ảnh dòng thác gợi ra trở nên mời nhạt và ảo giác về giải ngân hà ở câu cuối trở nên thiếu cơ sở ( vì dải lụa gợi nên dãy ngân hà hợp lí hơn dòng thác )
? Trong các bản ( phiên âm , dịch nghĩa , dịch thơ) lời nào diễn tả sức mãnh liệt của thác núi Lư ?
Phi lực trực há tam thiên xích 
? Chữ nào trong lời thơ này được viết với sự táo bạo của trí tưởng ?
(Phi , lưu( bay , chảy ); trực há( thẳng xuống 
? Vậy tác dụng của các chi tiết ngôn ngữ này là gì?
thể hiện tốc độ và sức lực của dòng chảy đang dổi xuống 
? Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước là 1 cảnh tượng ntn? ( cảnh tượng mãnh liệt kì ảo của thiên nhiên)
? Cảnh tượng mãnh liệt và kì ảo kích thích trí tưởng tượng của nhà thơ để ông viết tiếp lời thơ hết sức ấn tượng đó là lời thơ nào ? (Nghị thi ngân hà lạc cửu thiên )
? Lời thơ này gợi tiếp cảnh tượng ntn? ( HSTLN)
Con thác treo đứng trước mặt khác nào như con sông ngân hà từ trên trời rơi xuống 
? Cảnh thác nước được miêu tả = cánh nói ntn?
So sánh , nói phóng đại 
? Chữ dùng táo bạo nhất trong câu thơ này là từ nào? – Nghi ( ngỡ) ; lạc( rơi xuống )
? Em hãy phân tích sự thành công của tác giả khi dùng 2 từ đó ? ( HSTLN)
Nghi ( ngỡ là) biết là sự thật không phải là như vậy mà cứ tin là thật vì vẻ đẹp huyền ảo của thác nước 
Lạc( rơi xuống ) dùng rất đúng vì dòng ngân hà vốn nằm theo chiều ngang vắt qua bầu trới , còn dòng thác lại để theo chiều đứng khác gì bị rơi trên cao xuống 
? Theo em để tạo được cảnh trí thiên nhiên sinh động như thế tác giả cần có năng lực miêu tả nào?
Tài quan sát , trí tưởng tượng tốt 
? Tìm trong vb(cả 3 phần ) các ngôn từ chỉ sự có mặt của nhà thơ nơi thác núi Lư?
Vọng ( ngắm) ; dao khan( xa nhìn , xa trông) ; nghi( ngờ , tưởng)
? Các từ đó nó mang ý nghĩa gì ? ( nghĩa thưởng ngoạn)
? Nếu là hoạt động thưởng ngoạn thì đó là 1 sự thưởng ngoạn ntn?( say mê khám phá những vẽ đẹp tráng lệ của thiên nhiên )
? Người ta chỉ thưởng ngoạn khi yêu quí thiên nhiên . Nhưng ở đây là 1 niềm yêu quí đến mức nào? ( đắm say mãnh liệt )
? Đối tượng ngắm , trông , tưởng của nhà thơ là những hiện tượng thiên nhiên ntn? ( Cao rộng , mãnh liệt , hùng vĩ , phi thường)
? Từ đó em hiểu gì về vẻ đẹp tâm hồn và tính cách của nhà thơ LB?
? Em đọc được những nd nổi bật nào được phản ánh trong vb Xa ngắm thác núi Lư? ( Cảnh thiên nhiên tráng lệ , tình người say đắm trước thiên nhiên)
? Cái cách tả cảnh , tả tình của nhà thơ có gì đặc sắc để chúng ta học tập khi làm văn miêu tả và biểu cảm ?(HSTLN)
- Tả cảnh = trí tưởng tượng mãnh liệt táo bạo , tạo ra các hình ảnh thơ phi thường ; Thông qua tả cảnh để tả tình 
Tình khi tả cảnh là cái tình đắm say 
Từ văn bản này em , em hiểu gì về mối quan hệ giữa cảnh và tình trong thơ cổ ?( Tình gắn bó với cảnh . Trong cảnh có tình , trong tình có cảnh)
I, Giới thiệu chung 
1.Tác giả 
2. Tác phẩm 
Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt 
II, Đọc – tìm hiểu văn bản 
1 . Đọc – tìm hiểu chú thích 
2. Phân tích 
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên 
- > Cảnh nền của bức tranh dưới ánh mặt trới , ngọn núi như chiếc bình hương khổng lồ đang nghi ngút toả những làn khói tía vào vũ trụ 
=> Cảnh tượng hùng vĩ , rực rỡ , lộng lẫy , huyền ảo
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên 
-> Như dải lụa trắng treo trên vách núi và dòng sông 
=> Vẽ đẹp tráng lệ 
 Phi lưu trực há tam thiên xích 
- >Tốc đô mãnh liệt , ghê gớm của dòng thác 
=> Vẽ đẹp hùng vĩ kì ảo của thiên nhiên 
 Nghi thị ngân hà lạc cửu thiên 
-> Tưởng dải ngân hà rơi 
=> Vẽ đẹp huyền ảo 
=> Say mê khám phá những vẽ đẹp tráng lệ của thiên nhiên 
=> tâm hồn nhạy cảm thiết tha , với những vẽ đẹp thiên nhiên , tính cánh mãnh liệt hào phóng 
3 . Tổng kết 
a.nghệ thuật :Kết hợp tài tình giữa thực và ảo
-Sử dụng phép so sánh phóng đại.
-Liên tưởng ,tưởng tượng sáng tạo
-Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh.
B.Ý nghĩa:
 XNTNL là 
* Ghi nhớ: Sgk/112
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
-Học thuộc lòng bản dịch bài thơ.
-Nhớ được 10 từ gốc Hán trong bài thơ.
-Nhận xé về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
 E.RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc37- tinh da tu.doc