Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

? những từ có nghĩa giống nhau có thể thay thế cho nhau được nhưng sắc thái ý nghĩa không khác nhau . ta gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn . vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?

VD2:

+ Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân tâu sơn , hàng vạn quân thanh đã bỏ mạng

+ Công chú Ha- Ba – Na đã hi sinh anh dũng , thanh kiếm vẫn cầm trong tay

? Từ 2 từ “ bỏ mạng và hi sinh”có nghĩa giống và khác nhau ntn?

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11980 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10	
TIẾT 35	Ngày soạn: 15/ 10/2010
.	Ngày dạy: 16 /10/2010
TỪ ĐỒNG NGHĨA
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu khái niệm từ đồng nghĩa .
 -Nắm được các loại từ đồng nghĩa.
 -Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và viết.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Khái niệm từ đồng nghĩa khi nói và viết.
 -Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2.Kĩ năng
 -Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 -Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn
 -Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 -Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa.
 3. Thái độ: sử dụng từ đồng âm đúng ngữ cảnh giao tiếp 
C.PHƯƠNG PHÁP: hỏi đáp , thảo luận nhóm 
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.ỔN định 
2.Kiểm tra 
Trong cách sử dụng quan hệ từ ta thường gặp phải những lỗi nào? 
Ví dụ : Tuy Nam học bài chưa kỹ nhưng Nam không thích cách học bài của Lan . Câu văn trên đã đúng chưa? Nếu sai thì sửa lại như thế nào
3.Bài mới :
Giới thiệu bài :Khi nói và viết , ta phải hết sức cẩn trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác xa nhau . Trái lại , có những từ phát âm khác nhau lại có nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau mà ta gọi là từ đồng nghĩa . Vậy thế nào là từ đống nghĩa ? Chúng ta dùng ntn cho chính xác ? Muốn hiểu rõ điều đó chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊNVÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
Cho hs đọc vb Xa ngắm thác núi Lư 
? Dựa vào kiến thức đã học tìm các từ đồng nghĩa với mỡi từ rọi , trông 
Rọi : chiếu ( soi , toả..) VD: Mặt trời rọi ( Soi toả) ánh sáng xuống muôn vật 
Trông : nhìn ( ngó , dòm ) VD Nó trông ( ngó , dòm) sang bờ sông bên kia 
? Từ trông trong bản dịch Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là “ nhìn để nhận biết “ ngoài nghĩa đó ra , từ trông còn có nghĩa nào khác ?
Trông coi , chăm sóc , coi sóc 
Hi vọng , trông ngóng , mong đợi 
? Qua phân tích trên em hãy rút ra kết luận thế nào là từ đồng nghĩa ( ghi nhớ sgk)
Yêu cầu hs chú ý lên ví dụ sgk
VD 1 : Rủ nhau xuống bể mò cua 
 Đem về nầu quả mơ chua trên rừng 
 Chim xanh ăn trái xoài xanh 
 Aên no tắm mát đậu cành câu đa 
? ý nghĩa từ quả và trái giống nhau không ?
Qủa và trái có ý nghĩa giống nhau 
? Em có thể thay thế từ trái và từ quả cho nhau được không ? ( được )
? Em hãy lấy cho cô 1 vài vd tương tự 
Bố= ba = tía = thầy ; Bàn ủi = bàn là ; Heo = lợn 
? những từ có nghĩa giống nhau có thể thay thế cho nhau được nhưng sắc thái ý nghĩa không khác nhau . ta gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn . vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
VD2:
+ Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời của quân tâu sơn , hàng vạn quân thanh đã bỏ mạng 
+ Công chú Ha- Ba – Na đã hi sinh anh dũng , thanh kiếm vẫn cầm trong tay 
? Từ 2 từ “ bỏ mạng và hi sinh”có nghĩa giống và khác nhau ntn?
Giống : Cả 2 đều có ý nghĩa chết 
Khác : về sắc thái ý nghĩa 
Bỏ mạng : chết vô ích 
Hi sinh : chết vì nghĩa vụ , lí tưởng cao cả mang sắc thái kính trọng 
? Vậy 2 từ trân có thể thay thế cho nhau được hay không ? ( không 
? không thay thế được như vậy người ta gọi là từ đồng nghĩa gì ? ( Không hoàn toàn )
? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ?
? Từ phân tích trên em hãy rút ra kết kuận từ đồng nghĩa chia làm mấy loại đó là những loại nào ?
 Ghi nhớ sgk
? Từ quả và từ trái , từ hi sinh và từ bỏ mạng có thể thay thế cho nhau được hay không ? và rút ra nhận xét ?
Qủa và trái có thể thay thế cho nhau được vì sắc thái ý nghĩa giống nhau ; bỏ mạng và hi sinh không thể thay thé cho nhau được vì săc1 thái ý nghĩa khác nhau
? Tại sao không thể thay sua phút chia li = sau phút chia tay 
Không thể vì chia li có nghĩa là chia tay lâu dài thậm chí là vĩnh biệt , còn chi tay chỉ là tính chất tạm thời 
? Vậy có phải từ đồng nghĩa nào cũng có thể thay thế cho nhau được không ?
? Trong khi nói và viết chúng ta phải dùng từ ntn? 
 * ghi nhớ sgk
 Bài tập 6 : chon từ thích hợp điền vào chổ trống 
- thành quả ; Thành tích ; Ngoan cố 
Ngoan cường ; Nghĩa vụ ; Nhiệm vụ 
giữ gìn ; bảo vệ 
****:kiểm tra 15’:
 1. viết một đoạn văn ngắn khoảng 5dòng trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa
 2.làm bài 2
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1.Thế nào là từ đồng nghĩa ?
Ví dụ :
+ Rọi : chiếu , soi , toả..
+ Trông : nhìn , ngó , dòm ..
- > từ đồng nghĩa
2 .Các loại từ đồng nghĩa 
Ví dụ 1 : Qủa – trái 
-> Đồng nghĩa hoàn toàn
Ví dụ 2 
- Bỏ mạng : chết vô ích 
- Hi sinh : chết vì nghĩa vụ , lí tưởng cao cả mang sắc thái kính trọng 
-> Hai từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau 
=> từ đồng nghĩa không hoàn toàn
*Hai loại từ đồng nghĩa
3. Sử dụng từ đồng nghĩa 
 Cần cân nhắc để chọn từ thích hợp.
Ghi nhơ ùSgk/114
 II.Luyện tập 
Bài tập 1 Tìm từ HV đồng nghĩa 
Gan dạ = dũng cảm ;Nhà thơ= thi sĩ 
Mổ xẻ = phẩu thuật ; Của cải = tài sản 
Nước ngoài = ngoại quốc 
Chó biển = hải cẩu ; Đòi hỏi = yêu cầu ; Năm học = niên khoá 
- Loài người = nhân loại 
Thay mặt = đại diện 
Bài tập 2 tìm từ có gốc ấn âu đồng nghĩa 
- Máy thu thanh = ra – đi –ô 
- Sinh tố = vi- ta- min
- Xe hơi= ô tô ; Dương cầm = pi-a-nô
Bài tập 3 
Heo – lợn ; thìa – muỗng ; môi – vá; quả dứa – trái thơm; cha – tía – bố 
Bài tập 5 :
- ăn : sắc thái bình thường 
- Sơi : sắc thái lịch sự , xã giao
- Chén : sắc thái thân mật , thô tục 
- cho : quan hệ trên dưới 
- tặng : mang ý nghĩa khen ngợi khuyến khích 
- biếu : dưới trên 
- yếu đuối :sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất tinh thần
- yếu ớt : yếu đến mức sức lực không đáng kể 
- Xinh : chỉ người còn trẻ , hình dánh nhỏ nhắn ưa nhìn 
-Đẹp : có ý chung hơn mức độ cao hơn 
- Tu : uống nhiều , liền 1 mạch = cách ngậm trực tiếp vào miệng trai hay vòi ấm 
- Nhấp : uống từng chút 1 = cách chỉ hớp ở đầu môi 
- Nốc : uống nhiều và hết ngay trong 1 lúc 1 cách thô tục 
II.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
*.**.**.**.**.**.**.**.*

File đính kèm:

  • doc35- tu dong nghia.doc