Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 26,27: Bánh trôi nước

? Có môtíp quen thuộc nào mà em đã gặp trong ca dao ? Môtíp ấy nói lên điệu gì ?

· Bài thơ mở đầu bằng “thân em” môtíp quen thuộc ma ta thường gặp trong ca dao . Chính môtíp ấy làm chuyển hướng ý nghĩa và cảm nhận của người đọc một cách tự nhiên . Rõràng đây không phải chỉ kể ,tả về em ,là nối tiếp mạch than thở cuộc đời cho số phận phụ nữ trong số phận của nàng Xuân Hương .

? Trong haicâu có sử dụng thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” . Xét ở nghĩa thực nó có gnhĩa như thế nào ?Nhưng xét ở nghĩa 2 cho em hiểu gì về thân phận nhười phụ nữ ?

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11457 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 26,27: Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Ngày soạn: 15/9/2010
Tiết :26	 +27 Ngày dạy: 21,22/9/2010
BÁNH TRÔI NƯỚC
 HỒ XUÂN HƯƠNG 
	SAU PHÙUT CHIA LI
	 (hướng dẫn đọc thêm)
 VĂN BẢN:BÁNH TRÔI NƯỚC
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả HXH.
 -Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước
 - Tính chẫt đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2.Kĩ năng
 - Nhận biết thể loại của văn bản.
 -Đọc –hiểu ,phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 
 3. Thái độ:
 Đồng cảm với số phận bất hạnh của người phụ nữ thời xưa,Qua văn bản biết được món ăn cổ truyền của người việt Nam(cách làm,cách chế biến bánh trôi nước) 
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.ỔN định 
2. Kiểm tra 
- Đọc thuộc bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
- Cho biết nội dung cuả bài
3.Bài mới 
Giới thiệu bài HXH 1 người được mệnh danh là bà chúa thơ nôm là thi hào dân tộc . Là nhà thơ của phụ nữ . Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ” Bánh trôi nước “ được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng , tiêu biểu cho tư tưởng nt của HXH
? Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả ?
GV giới thiệu : - Cuộc đời của Hồ Xuân Hương còn nhiều chi tiết 
chưa rõ : Năm sinh , năm mất , là con của Nguyễn Phi Diễn hay 
con ông Phi Danh , bà có sáng tác chữ Hán hay không ?
- Hồ Xuân Hương là một người tài sắc nhưng trắc trở trong tình 
duyên , hai lần lấy chồng đều làm lẽ
- Hồ Xuân Hương khao khát hanïh phúc lứa đôi 
Thơ Xuân Hương độc đáo , có một không hai trong lịch sử văn
 học Việt Nam “ Độc đáo khác thường nhưng rất Việt Nam, sắc 
sảo tình tứ,Nghịch ngợm mà sâu sắc.”
- Nội dung thơ Xuân Hương thường bênh vực ca ngợi người phụ 
nữ 
chống lại quan niệm “ trong nam khinh nữ” của chế độ phong
 kiến lên án chế độ phong kiến .
? Bài thơ được viết theothể loại gì ?Vì sao em biết ?
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật 
Số câu 4 ( tứ tuyệt) mỗi câu 7 chữ ( thất ngôn) trong đó các câu 1,2,4 vần với nhau 
GV hướng dẫn HS đọc chú ý thể hiện được vẻ đẹp của người 
phụ nữ , đặc biệt là vẻ đẹp tinh thần qua biểu tượng “ tấm lòng son”
? Em hiểu thế nào là bánh trôi nước ? ( Dựa vào chú thích sgk)
? Bài thơ có tính đa nghĩa . Vậy thế nào là tính đa nghĩa trong thơ ?
Đa nghĩa là nhiều nghĩa ,nó là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương ,thi ca nói chung . 
? Tính đa nghĩa thể hiện như thế nào trong bài thơ ?
Nghĩa thứ nhất thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước 
Nghĩa hai thuộc về nội dung phản ánh phẩm chât và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ 
? Trong hai nghĩa đó ,nghĩa nào là nghĩa chính quyết định giá trị bài thơ ? 
Nghĩa sau là chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện chuyển
 tải nghĩa sau . Có nghĩa sau , bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn 
? Với nghĩa một ,bánh trôi nước được miêu tả như thế nào ?
Hình ảnh đó của bánh trôi nước am chỉ vẻ đẹp nào của người phụ nữ ?
? Có môtíp quen thuộc nào mà em đã gặp trong ca dao ? Môtíp ấy nói lên điệu gì ?
Bài thơ mở đầu bằng “thân em” môtíp quen thuộc ma ta thường gặp trong ca dao . Chính môtíp ấy làm chuyển hướng ý nghĩa và cảm nhận của người đọc một cách tự nhiên . Rõràng đây không phải chỉ kể ,tả về em ,là nối tiếp mạch than thở cuộc đời cho số phận phụ nữ trong số phận của nàng Xuân Hương .
? Trong haicâu có sử dụng thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” . Xét ở nghĩa thực nó có gnhĩa như thế nào ?Nhưng xét ở nghĩa 2 cho em hiểu gì về thân phận nhười phụ nữ ? 
Bên cạnh nghĩa làm bánh ,còn chìm ẩn nghĩa than thở cho số phận chìm nổi ,long đong ,bật hạnh của người phụ nữ trong cuộc đới . Ở đây thành ngữ đã đảo ngược “Ba chìm bảy nổi” thành “bảy nổi ba chìm” . Việc đảo đó làm thành ngữ không kết thúc ỡ chữ “nổi” mà kết thúc ở chữ “chìm” làm cho thân [hận người phụ nữ càng cay cực .xót xa hơn 
? Nghĩa thực của bài thơ được hiểu như thế nào ở hai câu cuối ? Từ đó hãy nhận xét ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng của các chi tiết đó ?
Nói về chatá lượng của bánh ,bánh rắn hay mềm là do tay người khéo hay vụng . Nghĩa tượng trưng của câu thơ là nói lên thân phận phụ thuộc của người phụ nữ không làm chủ được cuợc đời mình ,may hay rủi đều phụ htuộc vào bàn tay ngừơi khác .Nhưng nghĩa thực đã mờ đi rất nhiều so với nghĩa tượng trưng . Nhân bánh được ẩn dụ – nhân hóa thành “ tấùm lòng son” – tấm lòng son sắt thuỷ chung ,ấm áp nhân hậu ,nghĩa tình nồng thắm –những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ . Sóng gió cụôc đời có phũ phàng vùi dập ,thân phận bảy nổi ba chìm thì cũng không phá nổi vẻ đẹp tâmâ1 ùm lòng kiên tring son sắt của họ . Phấm chât ấy càng đáng quí ,đáng trọng ,càng đẹp sáng hơn trong hoàn cảnh bảy nổi ba chìm 
? Nội dung này có thể gợi nhiều cách hiểu :
 + Đâäy là tiếng than thở của thân phận bị rẻ rúng 
 + Đây là tiếng nói cỉa phẩm giá trong sạch : Chấp nhận sự thua thiệt nhưng tin mãnh liệt vào đức hạnh cao quí của mình .
 + Đây là tiếng nói phản kháng xã hội đã coi thường ,chà đạp cuộc sống người phụ nữ 
Em hiểu theo ý nghĩa nào ? ( HS tự bộc lộ ) 
? Văn bản trữ tình thừng bộc lộ chân tình của người viết . Qua văn bản này em hiểu gì về Hồ Xuân Hương .
Bà là người từng chịu nhiều đắng cay trong xãû hội phong kiến trọng nam khinh nữ . Bàkhông chỉ là một thân phận chìm nổi mà còn là một nhân cách phụ nữ cứng cỏi dám chấp nhân thua thiệt nhưng đầy lòng tin vào phẩm giá của mình . 
Bài 1 : Hs làm theo tổ 
Dh : Sự đồng điệu trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và các câu ca dao than thân đều là cảm xúc bi thương về than phân hẩm hiu của mình 
. TÌM HIỂU CHUNG 
Tác giả : SGK 
 Tác phẩm 
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường 
luật 
II. Đọc- Tìm hiểu Văn bản
1. Đọc , tìm hiểu chú thích 
2 . Bố cục : 2 phần 
3 . Phân tích 
3.1.. Ý nghĩa tả thực
.
+ Trắng, tròn
+Bảy nổi ,ba chìm 
+Rằn nát…….tay kẻ nặn
+Lòng son
->Ngon hấp hẫn,Tác giả tả thực cái bánh 
b. Hình ảnh người phụ nữ:
-Hình thể đẹp
-Sổ phận chìm nổi ,bấp bênh.
-Quyết định thận phận họ là do xã hội.
=> Phẩm chất cao quí ,son sắt ,thuỷ chung ,tình nghĩa 
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật :-ẩ dụ sử dụng qua hệ từ
 -Ngôn ngữ giản dị,thuần việt
 -Biểu cảm ẩn kín qua ẩn dụ
b.Nội dung:
 -Miêu tả bánh trôi nước
 -P/á thân phận và p/c người phụ nữ trong xã hội cũ.
Ghi nhớ – Sgk . t 93
III .Luyện tập
Những câu hát than thân 
+ Thân em như trái bần trôi 
Gío dập sóng dồn biết tấp vào đâu 
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày 
+ Thân em như hạt mưa rào 
Hạt rơi xuống riếng hạt vào vườn hoa 
+ Thân em như củ ấu gai 
 ruột trong thì trắng ruột
 VĂN BẢN SAU PHÚT CHIA LI (tiết 27)
 (THCHD)
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Cảm nhận được giá trị hiện thực ,giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
 -Sơ gian về trinh phụ ngâm khúc,tác giả đặng trần côn,vấn đề người dịch Chinh Phụ Ngâm Khúc.
 -Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghiõa tố cáo chiến tranh phi nghĩađược thể hiện trong văn bản.
 -Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2.Kĩ năng
 -Đọc –Hiểu văn bản viết theo kiểu ngâm khúc.
 -Phân tích nghệ thuật tả cảnh ,tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm khúc 
 3. Thái độ:
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Oån định 
2. Kiểm tra:Đọc thuộc lòng bài thơ Bánh trôi nước .cho biết đôi nét vế tác giả
	-Cho biết nội dung tác phẩm
3 .Bài mới : 
Gv nêu yêu cầu của tiết đọc thêm : 
HS từng tổ trình bày từng phần kiến thức đã chuẩn bị trước ở nhà . 
Học sinh dưới lớp chú ý xây dựng bài , đưa ra nhừng ýkiến thắc mắc với bạn tập giảng 
Gv nhận xét , bổ sung , sửa chữa những phần kiến thức chưa chính xác 
Định hướnghoạt động của giáo viên
Định hướng ghi bảng
Hs đại diện tổ 1 trình bày phần giới thiệu chung 
 - Giới thiệu về xuất xứ tác phẩm ,về tác giả Đặng Trần Côn , Đoàn Thị Điểm .
- HD đọc “ Giọng chậm , đều ,buồn ( Sau phút chia li ) 
 - Tìm hiểu chú thích . Lưu ý các địa danh trong khúc ngâm và đoạn trích đều mang ý nghĩa ước lệ ,tượng trưng ,sách vở hoặc điển tích 
? Nỗi nhớ nhung của lòng người được diễn tả qua 3 khúc ngâm Hãy xác định giới hạn và nệu nội dung từng khúc ?
4 câu đầu : Nỗi trng trải của lòng người trước thực tế chiali phũ phàng 
4 câu giữa Nỗi xót xa trong cách trở núi sông 
4 câu cuối : Nỗi sầu thương trước bao la cảnh vật . .
 HS đại diện tổ 2 phân tích khúc ngâm 1
 Đọc 4 câu thơ đầu 
? Ở hai câu thơ đầu ta thầy hai nhân vật trữ tình đang ở trong hoàn cảnh như thế nào ? 
? Hai câu này vẻ ra cảnh chia li xa cách bằng những biện pháp nghệ thuật gì ? 
Trong lời thơ này ,nhiều đối lập được tạo ra . Đó là đối lập trong tâm hồn con ngứời ( chàng thì đi / thiếp thì về ) ,đối lập không gian lạnh lẽo ,ấm áp ( mưa gió /chiếu chăn ) Người vợ khi chồng đã đi vào nơi mịt mù và hiểm nguy còn biệt làm gì hơn là trở về lại buồng cũ ,chăn chiếu ,với uộc sống cô quạnh ,lẻ chiếc của mình . Hai hành động đều là sự thật ,hai cảnh vật –một bình thường ,một mịt mù do tưởng tựong mà ra nhưng đều thấm đẫm tâm trạng buồn khổ ,ai hoài của người vợ bắt đầu thấm thía nỗi cbia li vô vộng 
? Trong phút chia li con mắt nhớ thương vời vợi của người vợ vẫn đăm đắm trông theo ,dõi theo chàng . nhưng nàng chỉ thấy gì ?
? Trong câu “ đoái trông theo đã cách ngăn”. Đóai trông theo có nghĩa là gì ? Tại sao lại đoái trông theo ? 
Đoái : ngoảnh lại ;người vợ đã quay về nhưng còn ngoảnh lại nhìn ,cái nhìn đầy nỗi lưu luyết ,bịn rịn không muốn rờixa .
? Ở khổ thơ này ,hình ảnh “ mậy biếc núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ?
“ Tuôn màu mây biếc , trải ngàn núi xanh” gợi một bầu trời mây bay theo gió ,núi non tiếp núi non Đó là một không gian xa lạ và vô tạn .Ở đây nỗi sầu không chỉ xoái sâu vào lòng người mà nó như nhuốm vào cả cảnh vật . Sự buồn bã nhớ thương đã tràn đậy trong lòng ngừơi chinh phu đến nỗi phải tuôn rộng lên cả trời mây ,núi non ,lan cả ra một bề rông mênh mông rộng lớn của thiên nhiên .Cái không gian rộng lớn ấy càng rông lớn hơn thì người ở lại càng thấy lẻ loi ,đơn chiếc bởi chiến tranh liên miêm bao giờ mới được xum họp bên chồng .Sự ngăn cách đó thật là khắc nghiệt đã tạo nên nỗi nhớ ,nỗi sầu chia li da diết ,mênh mang.
HS đại diện tổ 3 phân tích tiếp khúc ngâm 2
 Đọc 4 câu thơ tiếp 
? Nỗi sầu chia li được gợi tả thêm bằng cách nói như thế nào ? 
Chàng từ Hàm Dương trong sanh ,thiếp từ Tiêu Tương trong sang 
? Em hiểu gì về ý nghĩa hai hành động đối lập này ? 
Tình vợ chồng thắm thiết không muốn rời xa . Đồng thời cũng phản ánh sự khắc nghiết của chia li 
? Trong lời thơ này “ bến” và “cây” gợi liên tưởng không gian nào ?
Bến gợi sông nước ,cây gợi núi rừng .Ở đây bến và cây gợi liên tưởng không gian chia li xa xôi ,cách trở không dễ gì gặp lại 
? Em hiểu gì về 2 địa danh Hàm Dương ,Tiêu Tương ? Đó có phải địa danh ViệtNam ? Việc lặp lại nhiều lần các địa danh có dụng ý gì ? 
Tiêu Tương và Hàm Dương là hai địa điểm thuộc hai vùng ở Trung Hoa cach xa đến ngàn dặm. Việc sử dụng các địa danh Trung Hoa như môt thói quen ,một điển tích –ẩn dụ tượng trưng trong cách suy nghĩ và viết của nhà thơ Viêt Nam trung đại . Sự lặp lại có thay đổi vị trí của các từ theo lối tuần hoàn vòng tròn làmột biện pháp nghệ thuật cót đẻ thể hiện tâm trạng buồn triền miên ,khôgn gian xa cách mênh mông bao la của người đi kẻ ở .
? Như vậy cũng nói đến ngăn cách nhưng ở khổ 2 khác gì khổ 1 ?
Khổ trên mới nói đến sự cách ngăn ,sang khổ này sự cách ngăn đã “ mấy trùng”,cách xa nhau qua bao núi đồi trùng địêp .nỗi sầu chia li ở mức độ tăng tiết . Hai người phải rơi vào cảnh nghang trái oái oăm ,trong khi tình cảm tâm hồn của họ vẫn gắn bó tha thiết ,thế mà họ phải xa nhau ,không biết đén bao giờ mới được hạnh phúc xum vầy . Họ muốn gắn bó mà không đượp gắn bó , muớn gắn bó mà phải chia li ,phải xa cách hai nơi vời vôi nghìn trùng .
 HS đại diện tổ 4 phân tích tiếp khúc ngâm 3
Đọc lại 4 câu cuối 
? Không gian nào được mở ra ở đây ? 
? Nhận xét cách dùng từ ở đây ? 
Dùng điệp từ ,điệp ngữ liên hoàn ,cách nói đối nghĩa nhấn mạnh sự quyến luến của hai người không chỉ ngăn cách bởi một nương dâu mà những mấy nương dâu mây ngàn dâu .nỗi sầu không chỉ nhuốm vào mây trời mà còn trải rộng vào mầu xanh bát ngát của nương dâu 
? Trong đoạn tríng này ,các từ mầu xanh được sử dụng mấy lần ? Đó là những từ nào ? 
? Hãy nêu tác dụng của việc sử dụng màu xanh trong việc diễn tả nội dung đoạn trích ? ( Hs thảo luận )
Biếc : màu xanh lam có pha màu lục ,đó là màu xanh đẹp : Nỗi sầu nhẹ nhàng 
Núi xanh : nàu xanh bình thường : Nỗi buồn thắm đượm vào cảnh vật thiên nhiên 
Xanh xanh : hơi xanh ,xanh nhàn nhạt : Nỗi buồn mênh mang lan toả 
Xanh ngắt : xanh thuần một màu trên diện rộng : Nỗi sầu bao trùm tất cả 
? Khổ 3 không nhắc đến các địa danh như khổ hai ,vậy cách diễn đạt đó có ý nghĩa gì ? 
Nỗi sầu chia li đã phát triển đến cực độ .Ở khổ trên ít ra còn có trên đật trên sông để ta có ý niệm về độ xa cách nhưng ở khổ này sự xa cách không còn giới hạn ,người ra đi đ4 cách xa hoàn toàn mất hút vào ngàn dâu ,vào chốn xa xôi ,thăm thẳm mịt mờ 
? Câu thơ cuối là một câu hỏi nó có ý nghĩa gì ? 
Câu hỏi tu từ kết thúc với điệp từ “ai” vang lên nhưmột tiếng thở dài . Đó không phải câu hỏi để trả lời ,du ølà từ phía chàng hay phía nàng mà chỉ là câu hỏi ,lời than của người vợ đang thấm thía ,gặm nhấm nỗi sầu cô lẻ . màu xanh ngắt của ngàn dâu ,trong tim người vợ đến đậy đã nhạt nhoà d8i gần hêt nét nghĩa cụ thể để càng đậm hơn nét nghĩa trìu tượng .Đó là màu xanh nhớ nhung ,màu xanh cô đơn ,màu xanh của sự chia li buồn khổ . Sầu không còn lan toả mà như kết thành khối quánh đặc ,éo le và oái oăm bám vít lây hồn người 
? Như vậy nỗi sàu chia li ở khổ 3 có gì khác với hai khổ trên ?
Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không đựoc hạnh phúc ,xót xa cho hạnh phúc dang dở . Dùng cảnh để tả tình ,tả cảnh nhụ tình là một đặc điểm trong thơ ca trung đại . Nhưng ở đoạn thơ này ,cảnh cỉ còn vài nét vẽ chung chung chỉ có tâm trạng , tam trạng buồn triền miên tràn lên ,lan toả ôm trùm mọi cảnh vật gần xa quạnh hiu ,không thay đổi . Chỉ có nỗi lòng ,mà nỗi lòng cũnh như ngưng đọng lại khắc khoải và day dứt 
? Theo em ,nỗi sầu biệt li ấy là do đâu ? 
Nguồn gốc tâm trạng ấy là do sự xa cách đôi lứa vì chiến tranh phi nghĩa ( Nội chiến Trịnh –Nguyển hoặc đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân ) cho nên tiếng nóitrữ tình trong Chinh phụ ngâm khúc nói chung ,trong đoạn trích này nói riêng thuỷ chung vẫn là tiếng nói buồn sầu nhớ thương ,xa vắng của ngừơi vợ trẻ . Nhưng xét cho cùng chính là tiếng nói gián tiếp lên án ,tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa ,phản nhân đạo và nói lên khao khát tình yêu ,hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ Việt Nam thế kỉ 18
Gv hướng dẫn tổng kết bài 
 ? Từ những pt trên , em hãy phát biểu về cảm xúc chủ đạo và ngôn ngữ của đoạn thơ ?
? Qua nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận , em thấy khúc ngâm này có ý nghĩa gì ? 
? Có cách nào để giải thoát cho người chinh phụ nỗi bất hạnh này ( đây có phải là cuộc chiến tranh chính nghõiã không , em hiểu gì cề cuộc chiến tranh này )
I.Giới thiệu chung 
1. Tác giả 
- Đặng Trần Côn 
- Đoàn Thị Điểm 
2. Tác phẩm 
- Vị trí đoạn trích : nằm ở phần thứ nhất ( xuất quân ứng chiến) từ câu 53->64 
-. Thể thơ :Song thất lục bát 
II. Đọc – hiểu văn bản 
1. Đọc –tìm hiểu chú thích 
2.Bố cục :3 phần
3 . Phân tích 
3.1. Khúc ngâm 1:
- Chàng thì đi – cõi xa mưa gió 
- Thiếp về- buồng cũ chiếu chăn 
- Trông theo :
 + Tuôn màu mây biếc .
 + Trải ngàn núi xanh 
-. > Tương phản ,đối 
=> Nỗi sầu dằng dặc ,miên man 
3.2. Khúc ngâm 2:
- chốn Hàm Dương – chàng ngoảnh lại 
- Bến Tiêu tương – Thiếp trông sang 
- Bến Tiêu tươgn cách Hàm Dương
- Cây Hàm Dươgn cách Tiêu Tương 
-. Tương phản ,đối ,đảo ngữ ,điệp từ 
=> Nỗi sầu tăng tiến ,nổi sầu cách xa vời vợi ,nghìn trùng 
3.3 Khúc ngâm 3:
- Cùng trong lại cùng chẳng thấy 
- Thấy xanh xanh ..
- Ngàn dâu xanh ngắt …
-> Điệp từ vòng tròn 
=> Nỗi sầu chất ngất ,sự xa cách thăm thẳm ,mịt mờ 
4.. Tổng kết 
Ghi nhớ : SGK – 93
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 -Học thuộc lòng đoạn thơ dịch.
 -Phân tích tác dụng của một vài chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong đoạn trích (điệp ngữ ,đối lập câu hỏi tu từ ..)
 _Nhận xét về các mức độ tình cảm của người chinh phụ được diễn tả qua các khổ thơ song thất lục bát trong đoạn trích.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
	……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..	
**********************

File đính kèm:

  • doc26 BANH TROI NUOC.doc