Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ GIỚI THIỆU:

 1/ Tác giả:

- Hồ Xuân Hương ( ? - ? ), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Là tác gia lớn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

 2/ Tác phẩm: .

- Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Nội dung chính: bài thơ nhằm ca ngợi và đề cao phẩm chất người phụ nữ.

II/ PHÂN TÍCH:

 1/ Câu 1:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

 Hình ảnh bánh trôi trắng, tròn hấp dẫn Hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp.

 2/ Câu 2:

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

 Hình ảnh chiếc bánh trôi nổi trong nước Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến lận đận, truân chuyên.

 3/ Câu 3:

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ năn”

 Còn nguyên vẹn hay không lệ thuộc vào người làm bánh Thân phận lệ thuộc.

 4/ Câu 4:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

 Phẩm chất của chiếc bánh Phẩm chất son sắc của người phụ nữ.

Bài thơ vịnh vật đa nghĩa.

 Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, vận dụng thành ngữ Bài thơ thể hiện niềm cảm thông và tự hào về người phụ nữ Việt Nam có giá trị nhân bản sâu sắc.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁNH TRÔI NƯỚC
Tuần: 7	
Tiết: 25
Soạn: 28.09.15
	 Hồ Xuân Hương	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương. 
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước. 
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 
2. Kỹ năng: 
	 - Nhận biết thể loại của văn bản. 
	- Đọc hiểu phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật. 
 3. Thái độ: 
 Cảm nhận, cảm thông và chia sẻ cho số phận và thân phận của người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án, bảng phụ.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Bài ca Côn Sơn”, nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ?
- Hồ Xuân Hương, 1 người được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”, là nhà thơ của phụ nữ. Trong sự nghiệp thơ ca của mình bài thơ “ Bánh trôi nước” được xem là 1 trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Trình bày.
- Nghe + ghi tựa bài vào tập.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I/ GIỚI THIỆU:
 1/ Tác giả: 
- Hồ Xuân Hương ( ? - ? ), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Là tác gia lớn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.
 2/ Tác phẩm: .
- Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Nội dung chính: bài thơ nhằm ca ngợi và đề cao phẩm chất người phụ nữ.
II/ PHÂN TÍCH: 
 1/ Câu 1: 
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Ú Hình ảnh bánh trôi trắng, tròn hấp dẫn Ị Hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp.
 2/ Câu 2: 
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Ú Hình ảnh chiếc bánh trôi nổi trong nước Ị Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến lận đận, truân chuyên.
 3/ Câu 3:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ năn”
Ú Còn nguyên vẹn hay không lệ thuộc vào người làm bánh Ị Thân phận lệ thuộc.
 4/ Câu 4:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Ú Phẩm chất của chiếc bánh Ị Phẩm chất son sắc của người phụ nữ.
ÄBài thơ vịnh vật đa nghĩa.
õ Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, tương phản, vận dụng thành ngữ ð Bài thơ thể hiện niềm cảm thông và tự hào về người phụ nữ Việt Nam có giá trị nhân bản sâu sắc.
- GV gọi HS đọc chú thích ĩ SGK 95, trả lời các câu hỏi.
H: Về tác giả Hồ Xuân Hương, em cần nhớ những gì?
 +GV chốt ý, nhấn mạnh về phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương.
-Hương dẫn đọc.
 +GV gọi HS đọc bài thơ.
H: Bài thơ được viết bằng loại chữ nào?
H: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
H: Nội dung chính của bài thơ? 
- GV chuyển ý sang phần phân tích.
- GV gọi HS đọc lại bài thơ “Bánh trôi nước”.
H: Sự vật nào được tác giả nhắc đến trong bài thơ?
YC:Hãy chỉ ra nghĩa hiện thực và nghĩa ẩn dụ trong bài thơ.
GV gợi ý:
+ Câu1: Hình ảnh bánh trôi được miêu tả như thế nào? Em liên tưởng đến ai?
+Câu2: Hình ảnh bánh trôi trôi nổi trong nước gợi cho em suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ xưa?
+ Câu3: Số phận chiếc bánh trôi do ai quyết định? Điều đó liên quan gì đến thân phận người phụ nữ xưa? 
YC: Nêu ý nghĩa câu thơ thứ 4?
YC: Hãy tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ?
YC: Nêu ý nghĩa của bài thơ?
Giảng – Bình 
- Cá nhân đọc chú thích.
- Cá nhân trả lời (Quê quán, sự nghiệp văn chương).
- Nghe + ghi nhận.
- Cá nhân đọc bài thơ.
- Cá nhân: Được viết bằng chữ Nôm.
- Cá nhân: Thể thơ TNTT.
- Cá nhân: Ca ngợi + đề cao phẩm chất của người phụ nữ.
- Cá nhân đọc bài thơ.
- Cá nhân: Bánh trôi nước.
- Cá nhân trả lời: Cái bánh làm bằng bột nếp và được vo thành viên tròn đều đặn => Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Cá nhân trả lời: Cái bánh làm bằng bột nếp và được vo thành viên tròn đều đặn => Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Cá nhân: Gian truân, vất vả.
- Cá nhân: Thân phận lệ thuộc.
- Cá nhân: Tấm lòng người phụ nữ xưa.
- Cá nhân: Ẩn dụ, nhân hóa, thành ngữ.
- Cá nhân: Niềm cảm thông và tự hào về người phụ nữ Việt Nam có giá trị nhân bản sâu sắc
-Nghe giảng.
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III/ TỔNG KẾT:
 Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
H: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bánh trôi nước”?
H: Ngoài việc thể hiện nội dung bênh vực người phụ nữ, bài thơ còn ý nghĩa nào khác?
 -Liên hệ xã hội ngày nay.
- Cá nhân trả lời:Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người Việt Nam xưa.
- Cá nhân: Cảm thương sâu sắc cho thân phận của người phụ nữ + phản kháng mạnh mẽ những định kiến bất công, phi lý.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
- GV gọi HS đọc lại bài thơ “Bánh trôi nước”.
Đọc lại phần ghi nhớ SGK 95.
- Học bài.
- Chuẩn bị: “Sau phút chia li”, “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”.
- Cá nhân đọc bài thơ và ghi nhớ.
-Nghe và thực hiện.

File đính kèm:

  • docTiet 25 moi.doc
Giáo án liên quan