Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 14, Bài 4: Những câu hát châm biếm
· Thông thường để giới thiệu việc nhân duyên cho ai ,người ta phải nói tốt ,nói thuận cho người đó .Nhưng ở đây thì ngược lại “chú tôi” được giới thiệu là một người lắm tật vừa rượu chè vừa lười biếng .Ví vậy “Hỏi cô yêm đào lấy chú tôi chăng ?”chính là tạo ra sự đối lập giưa cái đẹp và cái xấu . “Yêm đào” thường tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp .Chàng trai để xứng đáng lấy cô yếm đào phải là người có nhiều nết tốt,giỏi gang chứ không thể là người như chú tôi với nhiều tật xấu như vậy .Không chỉ có thế câu ho13i “cô yếm đào” là một cái cớ để chế giễu nhân vật “ chú tôi” ,hay nói đúng hơn người lao động đã mượn nhân vật “chú tôi”để châm biếm những người nghiện ngập ,lười lao động trong xã hội .Hạng người này trong xã hội thời nào ,nơi nào cũng có và cần phê phán
Tuần 4 Ngày soạn:30/8/2010 Tiêt14 Bài 4 Ngày dạy:31/8/2010 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: -Hiểu giá trị tư tưởng,nghệ thuật đặc sắc của những câu hát châm biếm . -Biết cách đọc diễn cảm và phân tích ca dao châm biếm. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: -Ứng xử của tác giả dân gian trước những thói hư,tật xấu những hủ tục lạc hậu. -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. 2.Kĩ năng -Đọc-hiểu những câu hát châm biếm. -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát châm biếm đã học . . 3. Thái độ:Có thài độ phê phán những hạng người có thói hư ,tật xấu. C.PHƯƠNG PHÁP: D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định 2. Kiểm tra 3. Bài mới Giới thiệu bài : chủ đề trong ca dao ,dan ca rất đa dạng .Một trong số đó là những câu hát châm biếm dã thể hiện khá tập trung những đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian nhằm phơi bày những hiện tượng trái ngược ,phê phán những thói hư ,tật xấu ,những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NÔI DUNG BÀI DẠY GV hướng dẫn HS cách đọc ,chú ý thể hiện được sự châm biếm trong giọng đọc GV đọc mẫu ,sau đó cả lớp đọc HS đọc lại bài 1 ? Qua cách xưng hô trong bài ca dao ,em thấy đó là lời của ai nói với ai ? Nói để làm gì ? ? Bức chân dung của người chú được xây dựng gián tiếp qua lời người cháu như thế nào ? ? Trong lời giới thiệu ấy có từ nào được lặp lại nhiều lần ? Theo em ,cần hiểu từ “hay”ở bài ca dao này theo nghĩa nào ? Là am hiểu ,ham thích ,thường xuyên ? Vậy từ “hay” mà người cháu đã giới thiệu chú của mình theo em có phải là lời khen ngợi giỏi ,tốt hay không ? Vậy nó có ý nghĩa gì ? Từ “hay” được lặp lại 4 lần và sau mỗi lần là tật xấu của chú tôi được liệt kê ra ? Tiếp tục tìm hiểu chân dung người chú ở hai câu ca dao cuối .Ở đây tính nết cúa người chú được khắc họa ra sao ? ? Lời bài ca dao có gì đặc biệt ? (Lời ca dao nói tốt hay nói xấu chú ? ) Giới thiệu để cầu hôn ,mà toàn là giới thiệu những tật xấu . Đây là hình thức nói ngược trong ca dao .cách nói ngược ấy thể hiện rõ ý giễu cợt ,mỉa mai ,sự chế giễu ,biếm họa về bức chân dung “chú tôi”. Ở hài câu sau ,bức chân dung ấy lại được tô đậm thêm :ngày ước mưa để khỏi đi làm ,đêm ước thừa trống canh để đêm dài ngủ được nhiều hơn .Từ “thì”ở 2 câu này làm âm điệu ca dao kéo dài ,nhấn mạnh ý mỉa mai .Rõ ràng ,nhân vật không chỉ có nhiều tật xấu qua hành động mà còn có nhiều tật xấu ngay cả trong suy nghỉ ,tư tưởng . ? Qua lời giới thiệu ,em có nhận xét gì về bức chân dung của người chú ? ? Ý nghĩa của bài chân dung này là gì ? HS thảo luận Thông thường để giới thiệu việc nhân duyên cho ai ,người ta phải nói tốt ,nói thuận cho người đó .Nhưng ở đây thì ngược lại “chú tôi” được giới thiệu là một người lắm tật vừa rượu chè vừa lười biếng .Ví vậy “Hỏi cô yêm đào lấy chú tôi chăng ?”chính là tạo ra sự đối lập giưa cái đẹp và cái xấu . “Yêm đào” thường tượng trưng cho cô gái trẻ đẹp .Chàng trai để xứng đáng lấy cô yếm đào phải là người có nhiều nết tốt,giỏi gang chứ không thể là người như chú tôi với nhiều tật xấu như vậy .Không chỉ có thế câu ho13i “cô yếm đào” là một cái cớ để chế giễu nhân vật “ chú tôi” ,hay nói đúng hơn người lao động đã mượn nhân vật “chú tôi”để châm biếm những người nghiện ngập ,lười lao động trong xã hội .Hạng người này trong xã hội thời nào ,nơi nào cũng có và cần phê phán HS đọc lại bài 2 ? Bài ca dao này của ai nói với ai ? ? Lời thầy phán bao gồm những nội dung gì ? ? Nhận xét về cách diễn đạt của thầy ? (chú ý về từ “số cô” được mở đầu trong lời phán ,nó có tác dụng gì ? ) Từ “số cô” được lặp lại nhiều lần trong lời phán không chỉ tạo ra sự hồi hộp ,chăm chú lắng nghe của người đi xem bói mà còn làm cho lời phán của thầy rõø ràng ,cụ thể ,khẳng định chắc như đinh đóng cột .Nhưng lời khẳng định ấy toàn là lời nói dựa ,nói nước đôi ,những lời ấy có nói cũng như không bởi vì đó là những lời nói hiển nhiên chẳng cần nói thì ai cũng biết ? Như vậy bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong xã hội ? ? Hiện tượng mê tín dị đoan ngày nay còn tồn tại hay không ? Hãy tìm dẫn chứng . HS đọc bài 3 ? Bài ca dao 3 kể về việc gì ? Đám ma cò ? Những con vật nào tham dự sự việc đó / ? Hình dung công việc cụ thể của mỗi nhân vật trong bài ca ? Cò con tính ngày tốt làm ma -> thái độ bình tĩnh ,không có vẻ tất bật lo lắng cho đám ma người thân - Cà cuống uống rượu -> say ngấy ngưởng như ở chỗ vui chơi ,không phải nơi buồn - Chim ri tranh nhau miếng ăn ,điệu bộ vui nhộn ,không buồn thảm - Chào máo đệm nhịp cho bài hát vui nhộn ,không ai oán như điệu nhạc đám ma -Chim chích điệu bộ thô thiển ,loan báo ầm ĩ ,không phải cách đưa tin buồn ? Những hoạt động đó gợi lên cảnh tượng như thế nào không phải cảnh đám ma buồn thảm có vẻ cảnh hội hè tưng bừng ? Đưa tiễn người quá cố là một việc trang nghiêm ,nhưng đám ma cò trong bài ca dao không còn là việc trang nghiêm nữa .Vì sao có thể nhận xét như vậy ? Diễn ra ngược đời ,lợi dụng việc buồn để biến thành việc hưởng thụ ,việc vui ? Các con vật tượng trưng cho những loại người nào trong xã hội HS thảo luận Cò tượng trưng cho người nông dân ,người dân thường ở các làng xa ;cà cuống tượng trưng cho những người tai to mặt lớn như xã trưỡng ,lí trưởng ; chim ri ,chào mào làm liên tưởng những cai lệ ,lính lệ .chim chích gợi nghĩ đến những anh mõ đi rao việc làng trong các truyên ngụ ngôn ? Mượn chuyện các loài vật ,bài ca dao muốn ám chỉ điều gì ? HS đọc lại bài 4 ? Căn cứ vào chú thích 10 hãy cho biết nhân vật trong bài 4 là người thuộc thời đại nào ? ? Chân dung cậu cai được khắc họa ra sao ? Bài ca dao miêu tả chân dung câu cai ,tức anh cai lệ .người được mang chức cai ,coi đám lính lệ canh gác và phục dịch ở phủ huyện thời xưa ,đầu đội “nón dấu lông gà”chứng tỏ cậu cai là lính và đồng thời bộc lộ “quyền lực” của cậu .”ngón tay đeo nhẫn”chi tiết chứng tỏ tính cách phô trương ,trai lơ của cậu cai ? Cậu cai được thể hiện như thế nào qua câu 3 ? Lâu cậu cai mới có việc ,nhưng đó là việc của quan trên sai bảo .Ngoài ra chẳng có việc gì làm đúng chức vụ cai ? Tiếp tục hình dung cậu ta ở câu 4 ? Từ “được” ở câu 3 đã phô bày bộ mặt thảm hại của cậu cai :bị sai khiến đối với vậu ta là vinh dự nên cậu phải cố chải chuốt cho xứng (mượn áo ,thuê quần ). Nhưng càng chải chuốt cậu lại càng thảm hại bởi điều đó để lộ ra một sự thực là đến quần áo cậu cũng không có nổi ? Cách nói như thế là phóng đại .Sự phóng đại đó có ý nghĩa gí? Tóm lại bài ca dao có ý nghĩa gì ? ? Hãy nhắc lại những đặc điểm nổi bật của văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức ? Hướng dẫn HS thực hành theo câu hỏi SGK I. Đọc –hiểu văn bản 1. Đọc –tìm hiểu chú thích 2. Phân tích 2.1 Bài 1: - Chú tôi : Hay +tửu tăm +nước chè đặc + nằm ngủ trưa Ước +ngày mưa +đêm thừa trống canh ->Điệp từ ,cách nói ngược => Châm biếm hạng người nghiện ngập và lười biếng 2.2 Bài 2: Số cô :+giàu –nghèo +co cha –mẹ +chồng +sinh con:gái,trai -> Điệp từ ,cách nói nước đôi => Phê phán ,châm biếm kẻ hành nghề mê tín dốt nát ,lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền => Phê phán sự mê t1in mù quang của những người ít hiểu biết ,tin vào sự mê tín phản khoa học 2.3 Bài 3 - Con cò chết rũ -Cò con –mở lịch xem ngày làm ma - Cà cuống –uống rượu - Chim ri – ríu rít -Cháo mào – đánh trống quân - Chim chích – cởi trần ,vác mõ đi rao -> Ẩn dụ => Phê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ và những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi 2.4 Bài 4 : Cậu cai: + nón dấu lông gà + ngón tay đeo nhẫn - Ba năm – một chuyến sai - Ao –mượn ,quần – thuê -> Nói quá => Thái độ mỉa mai ,khinh ghét pha chút thương hại của người dân đối với vậu cai 3. Tổng kết Ghi nhớ –SGK .T53 II. Luyện tập Bài 1:Câu c Bài 2:Giống :Đều tạo cho người đọc tiếng cười mua vui thoải mái và giễu cợt những thói hư tật xấu trong xã hội III.Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm phân loại và học thuộc một số bài ca dao châm biếm . -Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học E.RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 14 nhung cau hat cham biem.doc