Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 13, Bài 4: Những câu hát than thân

? Bài ca dao bắt đầu bằng “thương thay”.Em hiểu từ này như thế nào ?

· Vừa thương vừa đồng cảm ,thương cho người khác và cũng thương cho chính mình vì cũng ở trong cảnh ngộ ấy .

? Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đội tượng nào ?

? Qua hình ảnh một ,người nông dân bày tỏ nỗi thương cho tằm ra sao ?

· Suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu ,cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ qúy

? Đó là cuộc đời hi sinh hay hưởng thụ ?

? Tương tự hình dung cuộc đời kiến qua hình ảnh 2 ?

· Kiến là loài sinh vật nhò bé nhất ,cần ít thức ăn nhất ,ă thức ăn tầm thường nhất ,nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày .

? Cuộc đời của kiến là cuộc đời như thế nào ?

· Kiếm sống triền miên vất vả

? Như vậy thân phận con tằm ,con kiến cũng là thân phận của những người nông dân lao động ;những con người có thân phận nhỏ nhoi ,yếu ớt ,có nhiều đức tính tốt nhưng hết sức vất vả trong mưu sinh

 

doc4 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 14446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 13, Bài 4: Những câu hát than thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Bài 4	Ngày soạn:30/8/2010
Tiêt13	Ngày dạy:31/8/2010
	NHỮNG CÂU HÁT 
 THAN THÂN
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu giá trị tư tưởng,nghệ thuật đặc sắc của những câu hát than thân .
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
 -Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.
 2.Kĩ năng
 -Đọc-hiểu những câu hát than thân.
 -Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân đã học .
. 3. Thái độ:Có thài độ đồng cảm với những số phận bất hạnh ,biết sẻ chia trước hoàn cảnh khổ cực.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định 
2. Kiểm tra 15’:Hãy chép thuộc lòng 3 bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người.Cho biết nội dung của một bài ca dao em mà em thích nhất .
 Đáp án :Học sinh chép thuộc lòng ,không sai sót (6đ)
 -Nêu nội dung của một bài (3đ)
 -Trình bày sạch đẹp (1đ)
3. Bài mới :
Giới thiệu bài : Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam ,ca dao –dân ca là một bộ phận quan trọng .Nó không chỉ là tiếng hát yêu thương ,tình nghĩa trong các quan hệ gia đình ,là những bài ca ngợi tình yêu quê hương , đất nước mà bên cạnh đó còn là những tiếng hát than thở cho những cuộc đời cơ cực ,đắng cay cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh ,ngôn ngữ sinh động ,đa dạng mà chúng ta sẽ được học qua tiết hom nay 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV hướng dẫn cách đọc rồi đọc mẫu ,chú ý thể hiện được âm điệu tâ tình của bài 
 HS tìm hiểu nghĩa của một số từ khó 
 HS đọc lại bài ca dao 1 
? Cuộc đới lận đận của cò được gợi tả như thế nào trong bài ca?
Thác ghềnh là nơi đá chắn ngang ,nước chảy xiết ,kiếm ăn nơi đó thật khó khăn ,trắc trở .Bể ao là nơi thường kiếm ăn ,nhưng klhi bể đầy ,ao cạn thì cò không còn chỗ kiếm ăn .Một mình kiếm ăn nơi khó khăn như thế không đủ miếng ăn khi bể cạn ao đầy 
? Từ đây ,em hiểu gì về thân phận của cò ? 
Cuộc sộng lận đận luôn gặp khó khăn ngang trái 
? Hình ảnh con cò gợi nghĩ đến lớp người nào trong xã hội cũ ?
? Bài ca dao đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để tạo liên tưởng này ?
? Từ bài ca dao ,em hiểu được số phận và cuộc đời người nông dân xưa như thế nào ? 
Cuộc đời của họ thật cơ cực lầm than ,vất vả gặp nhiều ngang trái .Dù đã cố công gắng sức làm lụng nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo ,cuộc đời của họ vẫn tăm tối không lối thoát 
? Vì sao người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời thân phận của mình ?
 ( HS thảo luận )
Trong các loại chim kiếm ăn nơi đồng ruộng ,chỉ có con cò luôn gần con người hơn cả .Những lúc cấy cuốc ,cấy hái người nông dân Việt Nam thường thấy con cò ở bên họ ;con cò lặn lội theo luống cày ,con cò bay trên đồng ruộng bát ngát ,con cò đướng trên bờ ruộng rỉa lông rỉa cánh ,ngắm nghía người nông dân (Vũ Ngọc Phan ) Cò có nhiều đặc điểm giống cuộc đời ,phẩm chất người nông dân :gắn bó với đồng ruộng ,chịu khó lặn lội kiếm sống 
? Từ “ai”trong 2 câu cuối muốn chỉ ai ?
“Ai” là một đại từ phiếm chỉ .Ở đây muốn ấm chỉ giai cấp thống trị phong kiến với những con người cụ thể đã tạo ra những ngang trái vùi dập cuộc đời người nông dân 
? Như vậy ngoài ý than thân ra ,bài ca dao còn có ý nghĩa gì ?
Phản kháng ,tố cáo xã hôi phong kiến trước đây 
 HS đọc bài 2 
? Bài ca dao bắt đầu bằng “thương thay”.Em hiểu từ này như thế nào ?
Vừa thương vừa đồng cảm ,thương cho người khác và cũng thương cho chính mình vì cũng ở trong cảnh ngộ ấy .
? Bài ca dao bày tỏ niềm thương cảm đến những đội tượng nào ?
? Qua hình ảnh một ,người nông dân bày tỏ nỗi thương cho tằm ra sao ?
Suốt đời tằm chỉ ăn lá dâu ,cuối đời phải rút ruột tận cùng để làm thành tơ qúy 
? Đó là cuộc đời hi sinh hay hưởng thụ ?
? Tương tự hình dung cuộc đời kiến qua hình ảnh 2 ?
Kiến là loài sinh vật nhò bé nhất ,cần ít thức ăn nhất ,ă thức ăn tầm thường nhất ,nhưng từng đàn phải kéo đi kiếm ăn hàng ngày .
? Cuộc đời của kiến là cuộc đời như thế nào ? 
Kiếm sống triền miên vất vả 
? Như vậy thân phận con tằm ,con kiến cũng là thân phận của những người nông dân lao động ;những con người có thân phận nhỏ nhoi ,yếu ớt ,có nhiều đức tính tốt nhưng hết sức vất vả trong mưu sinh 
 GV giải nghĩa những hình ảnh trong câu ca dao 5,6
 -Lánh : tim nơi ẩn náu 
 -Đường mây : từ ước lệ ,chỉ không gian phóng khoáng nhàn tản 
? Từ đó hình dung hình ảnh con cò trong câu ca dao này ?
Hình ảnh hạc bay trong không gian ,một cánh chim muốn tìm nơi nhàn tản ,phóng khoáng .Nhưng cánh chim ấy lang thang vô định giữa bầu trời 
? Như vậy hình ảnh con hạc biểu tượng cho ai ?
Cuộc đời phiêu bạt vô định và những cố gắng tuyệt vọng của người lao động trong xã hội cũ 
? Hình dung hình ảnh cuối trong câu ca dao cuối ?
Hình ảnh cuốc kêu thương thật nhỏ nhoi ,cô độc giữa không gian rộng lớn vô tận 
? Qua hình ảnh con cuốc ,người lao động đã bày tỏ điều gì ?
Thương cho thân phận thấp cổ bé họng ,nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng nào 
? Tóm lại ,toàn bài ca dao đã sử dụng phép tu từ gì ?
? Bài ca dao sử dụng đến 4 lần cụm từ “thương thay”.Nêu ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ này ?
Mỗi lần sử dụng cụm từ “thương thay” là một lần diễn tả nỗi thương –thương thân phận mình và thương thân phận ngườpi cùng cảnh ngộ . Bốn câu ca dao là 4 nỗi nhớ thương cảm ,xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân 
? Tại sao người lao động khi nhìn sự vật cảnh ngộ xung quanh thường liên tưởng đến cuộc đới mình 
 HS thảo luận 
Người lao động ngày xưa rất gần gũi với thiên nhiên ,giao tiếp với thiên nhiên nhiều hơn xã hội ,nên họ có cái nhìn tinh tế ,thường muợn thiên nhiên để thể hiện tâm trạng ,mượn hình ảnh những con vật để diễn tả thân phận cuộc đời mình 
Hình ảnh những con vật nhỏ bé ,đáng thương như cò ,kiến ,hạc ,cuốc rất gần gũi với cuộc đới khổ cực vất vả ,bất hạnh của họ .Họ thường vận vào mình vì cho rằng chúng cũng có số kiếp ,thân phận khốn khó như mình 
? Tóm lại ,toàn bài 2 nói lên điều gì ?
 HS đọc lại toàn bài 3 
? Trái bần là trái như thế nào ? Thử hình dung trái bần trong bài ca dao ?
Một thứ qủa tầm thường ,nhỏ bé bị quang quật ,nổi trôi trong sóng gió
? Có thể hiểu bài 3 này là lời của ai ?
? Vậy em hiểu gì về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa ? 
Trái bần bé mọn bị “gió dập sóng dồi”xô đẩy quanh quật trên sông nước mênh mông ,không biết “tấp vào đâu”.Nó gợi số phận chìm nổi lênh đênh ,vô định của người phụ nữ trong xã hội cũ . Trong xã hội phong kiến ,người phụ nữ như bần nhỏ bé luôn bị “gío dập sóng dồi”,luôn chịu nhiều đau khổ .Họ bị lệ thuộc vào hoàn cảnh ,họ không có quyền tự quyết cuộc đời mình 
? Theo em ,còn tình cảm nàao trong tiếng than này không ?
 HS thảo luận 
Cất lên tiếng than cho thân phận mình ,qua việ c thể hiện thân phận đó ,bài ca dao còn như lời oán trách xã hội rẻ rúng người phụ nữ ,vùi dập họ không cho họ cơ hội hạnh phúc .
? Từ văn bản này ,em hiểu thêm đặc sắc nghệ thuật nào của ca dao ?
? Những nội dung đời sống nào được phản ánh trong văn bản trên ?
Từ đây ,em hiễu thêm gì về đời sống nhân dân ta qua những câu hát than thân ?
I.Đọc – hiểu vănê bản 
1. Đọc- tìm hiểu chú thích 
2. Phân tích 
2.1 Bài 1 
-Nước non –lận đận một mình 
-Thân cò lên thác –xuống ghềnh 
-bể đầy –ao cạn 
-> Hình ảnh đối lập ,phép tu từ ẩn dụ 
=> Cuộc đời lận đân ,vất vả của người nông dân ;tố cáo xã hội phong kiến đã gây nên những cảnh ngang trái cho cuộc đời họ .
2.2 Bài 2
-Thương thay :
+Con tằm –nhả tơ 
+Lũ kiến –đi kiếm mồi 
+Hạc –mỏi cánh 
+Cuốc –kêu ra máu 
->Aån dụ ,điệp ngữ 
=> Nỗi khổ trăm bề của người dân lao động trong xã hội cũ : bị bòn rút sức lực ,phải lao động vất vả ,phải phiêu bạt ,phải chịu nhiều oan trái 
2.3 Bài 3 
-Thân em –trái bần trôi 
Gío dập ,sóng dồi –tấp vào đâu 
->So sánh 
=> Thân phận người phụ nữ bé mọn chìm nổi ,trôi dạt ,vô định giữa sóng gío cuộc đời 
-> Oan trách xã hội đã rẻ rúng người phụ nữ 
II. Tổng kết 
* Ghi nhớ : SGK .T49
III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
-Sưu tầm phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân.
-Viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

File đính kèm:

  • doc13- nhung cau hat than than.doc