Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Nguyễn Diễm An

1. Mục đích giải thích:

 a. Giải thích trong đời sống:

-Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.

b. Giải thích trong văn nghị luận:

-Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ, cần được giải thích nhằm được nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

2. Phương pháp giải thích:

-Người ta thường giải thích bằng các phương pháp: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích.

3. Yêu cầu của bài văn giải thích.

-Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

* Chú ý: Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)

4.Luyện tập:

-Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo.

- Phương pháp giải thích:

 + Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là biết thương người.

 + Nêu biểu hiện:

· Một ông lão sống đời hành khất.

· Một em bé nhặn bánh của người khác ăn dở.

=> Mọi người xót thương và giúp đỡ.

 + Cách noi theo: Dẫn lời của Thánh Găng-đi = > Nhấn mạnh cách phát huy lòng nhân đạo.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 107: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	29	Ngày soạn: 
Tiết 	107	Ngày dạy:	
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
-Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản phép lập luận giải thích. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản ngày. 
	- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
 3. Thái độ: 
- Học tập nghiêm túc. 
II. CHUẨN BỊ:	
-HS: Đọc bài. 
 	-GV: SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
Tuần 29 
Tiết 107
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN VĂN GIẢI THÍCH
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Muốn làm bài lập luận chứng minh thì ta phải thực hiện qua mấy bước? Kể ra.
- Hỏi: Dàn bài của bài văn lập luận chứng minh gồm mấy phần. Nêu nội dung từng phần.
-Trong đời sống của con người thì nhu cầu giải thích rất nhiều. Từ vấn đề quan trọng cho đến những vấn đề thông thường trong đời sống hàng ngày đều cần đến nhu cầu giải thích. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu phép lập luận giải thích trong tập làm văn.
Ghi tựa bài.
-Lớp trưởng báo cáo.
- Muốn thực hiện bài văn lập luận chứng minh ta phải thực hiện qua 4 bước.
+ Tìm hiểu đề và tìm ý.
+ Lập dàn bài.
+ Viết văn.
+ Đọc và sửa lại.
- Dàn bài của bài văn lập luận chứng minh gồm 03 phần. 
Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh.
Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
- Lắng nghe.
- Ghi tựa bài.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (25phút)
1. Mục đích giải thích:
 a. Giải thích trong đời sống:
-Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
b. Giải thích trong văn nghị luận: 
-Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,  cần được giải thích nhằm được nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
2. Phương pháp giải thích: 
-Người ta thường giải thích bằng các phương pháp: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,  của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích.
3. Yêu cầu của bài văn giải thích. 
-Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
* Chú ý: Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
Cho HS xem bức tranh.
-Hỏi: Trong hình bên, bạn nhỏ đang suy nghĩ về vấn đề gì?
-Hỏi: Đối với người bạn nhỏ thì vấn đề trên như thế nào?
-Hỏi: Muốn cho người bạn nhỏ đó thì chúng ta làm gì?
-Hỏi: Vậy việc giải thích ấy, nhằm mục đích gì?
Chốt ý.
-Hỏi: Giải thích trong đời sống là gì?
Chuyển ý.
Gọi HS đọc bài “Lòng khiêm tốn” trang 70 SGK.
- Hỏi: Nếu như ở phần trên, chúng đã tìm hiểu những ví dụ về giải thích cho bạn nhỏ hiểu về những điều chưa biết trong đời sống thì ở bài văn “Lòng khiêm tốn” đã cho chúng ta hiểu rõ về điều gì?
Diễn giảng: Ở đây lòng khiêm tốn chính là phẩm chất của con người. Ngoài ra, trong văn nghị luận thì người ta cũng có thể đưa vào các tư tưởng, đạo lý, quan hệ ví dụ như: Thế nào là hạnh phúc? Thật thà là gì? Uống nước nhớ nguồn có ý nghĩa như thế nào? Học học nữa học mãi.
- Hỏi: Bài văn đã có tác dụng như thế nào đối với nhận thức, trí tuệ, tư tưởng, tình cảm của con người?
Chốt ý
- Hỏi: Theo em, thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
Chuyển ý.
Câu hỏi thảo luận: 
Em hãy tìm trong bài văn, các định nghĩa, biểu hiện, mặt có lợi của lòng khiêm tốn. Nguyên nhân nào khiến ta phải khiêm tốn?
- Gọi đại diện nhóm trình bày, nhận xét nhóm khác.
- Nhận xét, đánh giá – Đưa thông tin phản hồi.
- Hỏi: Cách làm trong bài văn này tức là cách giải thích. Em hãy kết luận xem trong bài văn giải thích, ta có thể dùng những phương pháp nào?
Diễn giảng: Ngoài ra, thì chúng ta còn giải thích bằng phương pháp: so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt có hại, nêu hậu quả, các đề phòng noi theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích. 
Chuyển ý.
- Hỏi: Em hãy tìm bố cục của bài văn này. 
-Hỏi: Nêu ý chính của các phần. 
- Hỏi: Với bố cục rõ ràng như thế, em hãy nhận xét về tính mạch lạc của bài văn.
-Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong bài văn này?
-Hỏi: Trong giải thích, có thể dùng những điều chưa hiểu để giải thích không? 
-Hỏi: Từ đó, em hãy cho biết bài văn giải thích có những yêu cầu nào?
-Hỏi: Muốn giải thích được thì ta phải làm gì?
Ngoài ra, chúng ta cần phải chọn được cách tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp. 
Cho HS ghi thêm phần chú ý.
- Xem tranh.
- Vì sao có lũ lụt, hiện tượng nguyệt thực là gì?
- Vấn đề chưa hiểu.
- Giải thích.
- Giúp cho người bạn nhỏ hiểu rõ những điều mình chưa biết.
- Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Đọc.
- Về lòng khiêm tốn.
- Giúp em thấy được biểu hiện, nguyên nhân của lòng khiêm tốn. 
-Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,  cần được giải thích nhằm được nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
-Thảo luận nhóm trong 5 phút.
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét khác.
- Quan sát thông tin phản hồi.
- Trả lời: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, mặt có lợi, nêu nguyên nhân.
- Mở bài: đoạn 1+2. 
- Thân bài: đoạn 3+4+5.
- Kết bài: đoạn 6+7.
- Mở bài: Nêu vấn đề giải thích “Lòng khiêm tốn”.
- Thân bài: Lập luận làm người ta hiểu thế nào là lòng khiêm tốn. 
1. Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
2. Nêu các biểu hiện của lòng khiêm tốn.
3. Giải thích vì sao con người cần khiêm tốn.
- Bài văn rất mạch lạc.
- Từ ngữ dễ hiểu, trong sáng.
- Không vì sẽ người khác không hiểu thêm.
-Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
-Học, tìm hiểu, xem sách báo
- Lắng nghe.
* Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
4.Luyện tập:
-Vấn đề giải thích: Lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích: 
 + Nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là biết thương người.
 + Nêu biểu hiện: 
Một ông lão sống đời hành khất.
Một em bé nhặn bánh của người khác ăn dở.
=> Mọi người xót thương và giúp đỡ.
 + Cách noi theo: Dẫn lời của Thánh Găng-đi = > Nhấn mạnh cách phát huy lòng nhân đạo.
-Gọi HS đọc BT, xác định yêu cầu. 
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm nhận xét.
- Đánh giá, nhận xét 
- Đưa thông tin phản hồi, để các em sửa. 
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. 
- Đại diện nhận xét. 
- Sửa bài vào vở. 
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
-Củng cố bài học bằng bản đồ tư duy trống.
Giáo viên nhận xét
- Đưa bản đồ tư duy phản hồi.
-Học bài
-Nắm cách lập luận giải thích.
-Sưu tầm các bài văn giải thích để làm tài liệu học tập.
-Chuẩn bị tiết trả bài tập làm văn số 6.
-HS lên điền vào. 
- HS lắng nghe.
- Quan sát và ghi nhận.
- Lắng nghe. 
- Ghi vào vở bài soạn.
DUYỆT CỦA BGH	DUYỆT CỦA TỔ

File đính kèm:

  • docTiet 107.doc