Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 106: Cách làm bài văn lập luận giải thích
Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài có cách nói “ thất vậy ” còn có cách nói nào nữa không ? (dùng từ chuyển đoạn
? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen ntn? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ , từng vế câu trước , rồi giải thích nghĩa đen của các câu , của toàn nhận định sau hay ngược lại ? Vì sao ?
· Nên giải thích từng vế câu trước , rồi mới giãi thích nghĩa đen của toàn câu vì làm như thế giúp người đọc , người nghe mới dễ hiểu
Tuần 27 Ngày soạn:7/3/2011 TIẾT 106 Ngày dạy :9/3/2011 CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( về tạo lập văn bản, văn bản lập luận giải thích) để dễ dàng nắm lấy được cách làm bài nghị luận giải thích. - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích, những điều cần lưu ý và những lối cần trách trong lúc làm bài. B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1.Kiến thức: Các bước làm bài văn lập luận giải thích. 2.Kĩ năng Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn giai thích. 3. Thái độ: C.PHƯƠNG PHÁP: D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1.ỔN định 2. Kiểm tra - õGiải thích trong văn nghị luận là gì ? - Người ta thường giải thích bằng cách nào ?Muốn làm bài văn giải thích tốt cần phải làm gì ? 3. Bài mới Giới thiệu bài : Quy trình làm một bài văn lập luận giải thích , về cơ bản cũng tương tự như quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh mà chúng ta đã học .Tuy nhiên , ở kiểu bài này vẫn có những đặc thù riêng , thể hiện ngay trong từng bước , từng khâu Gọi hs đọc đề bài trong sgk ? Muốn làm bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững vấn đề gì ? Vấn đề nghị luận nêu trong đề bài ? Đề bài đó đặt ra yêu cầu gì ? Người làm bài có cần giải thích tại sao đi một ngày đàng có thể học một sàng khôn không ? Vì sao? Làm rõ vấn đề đi một ngày đàng học một sàng khôn Cần phải giải thích vì nếu không giải thích thì người đọc người nghe sẽ không hiểu rõ vấn đề ? Làm thế nào để tìm hiểu được ý nghĩa chính xác và đầy đủ của câu tục ngữ ? Hỏi người hiểu biết , đọc sách báo , tra từ điển , tự mình suy nghĩ thấu đáo thêm … ? Em có thể rút ra kết luận gì cho việc tìm hiểu đề và tìm ý ? ? Khi tìm hiểu đề và tìm ý xong công việc tiếp theo ta phải làm gì ? ( lập dàn bài ) ? Bài văn lập luận giải thích có nên gồm 3 phần như bài văn lập luận chứng minh không ? Vì sao ? ( Hs trả lời nhanh (?) Phần mở bài trong bài văn lập luận giải thích cần đạt những yêu cầu gì ? - Phải mang định hướng giải thích , phải gợi nhu cầu cần được hiểu ) ? Phần thân bài trong bài văn lập luận giải thích phải làm nhiệm vụ gì ? để làm ý nghĩa của câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng , học một sàng khôn” trở nên dễ hiểu đối với người đọc ( người nghe thì nên sắp xếp những ý đã tìm được theo một thứ tự nào ? Lần lượt trình bày các nội dung cần được giải thích , cần sử dụng các cách lập luận giải thích phù hợp Nghĩa đen , nghĩa bóng và nghĩa sâu ? Phần kết bài trong bài văn lập luận giải thích cần phải làm nhiệm vụ gì ? Nêu ý nghĩa của điều cần được giải thích đối với mọi người ? Em có thể rút ra kết luận gì về việc lập dàn bài cho một bài văn lập luận giải thích ? (đó là việc làm cần thiết ) Gọi hs đọc phần mở bài trong sách giáo khoa ? Các đoạn mở bài này có đáp ứng yêu cầu của đề bài lập luận giải thích không ? ( có ) ? Có phải đối với mỗi bài văn có một cách mở bài duy nhất hay không ? ( không ) ? Vậy các em có thể tìm cách mở bài khác để chứng minh cho vấn đề trên ? ( hs tự tìm) Gọi hs đọc các phần thân bài trong sgk ? Làmø thế nào để đoạn đầu tiên của phần thân bài liên kết với mở bài ? Cần làm gì để các đoạn sau của thân bài liên kết với đoạn trước đó ? Ngoài có cách nói “ thất vậy …” còn có cách nói nào nữa không ? (dùng từ chuyển đoạn ? Nên viết đoạn giải thích nghĩa đen ntn? Nên giải thích nghĩa đen của từng từ ngữ , từng vế câu trước , rồi giải thích nghĩa đen của các câu , của toàn nhận định sau hay ngược lại ? Vì sao ? Nên giải thích từng vế câu trước , rồi mới giãi thích nghĩa đen của toàn câu vì làm như thế giúp người đọc , người nghe mới dễ hiểu ? Tương tự như thế nên viết đoạn giải thích nghĩa bóng , nghĩa sâu ntn? ? Nếu sử dụng 1 cách mở bài khác ( theo cách đi từ cái chung đến cái riêng chẳng hạn) thì có thể viết các đoạn thân bài như sgk được hay không ? Vì sao? Không , vì phần thân bài phải phù hợp với mở bài Gọi hs đọc phần kết bài ? Kết bài ấy đã cho thấy rõ vấn đề đã được giải thích xong chưa ? Có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách kết bài duy nhất hay không ? ( HS tự tìm ra cách kết bài khác ) HS đọc ghi nhớ sgk I, Các bước làm bài văn lập luận giải thích L Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn” . Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ ấy . 1, Tìm hiểu đề và tìm ý - Giải thích nghĩa đen nghĩa bóng và nghĩa sâu xa của câu tục ngữ - Vận dụng các phép lập luận giải thích - Liên hệ các câu ca dao , tục ngữ tương tự để giải thích 2, Dàn bài a. Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều để mở rộng tầm hiểu biết b.Thân bài - nghĩa đen , nghĩa bóng , nghĩa sâu xa c. Kết bài : nêu ý nghĩa của câu tục ngữ 3, Viết bài GV hướng dẫn hs viết phần mở bài , kết bài 4, Đọc lại và sửa bài Ghi nhớ : sgk / 86 II. Hướng dẫn tự học - Sưu tầm thêm một số văn bản giải thích để làm tài liệu học tập. - Xác định nội dung giải thích và phương pháp giả thích trong một văn bản viết theo phương pháp lập luận giải thích cụ thể. II. Luyện tập: Viết thêm những cách mở bài khác cho đề bài trên L Đi một ngày đàng học một sàng khôn quả là một chân lí sâu sắc và tiến bộ . Nhưng chân lí ấy không chỉ sâu sắc và tiến bộ đối với người xưa . Ngày nay khi cái mới đang nảy nở nhanh chóng ở khắp nơi , khi đất nước đang có nhu cầu mở cửa để hội nhập với thế giới thì nhu cầu đi để học lấy cái khôn lại càng trở nên cần thiết đối với mọi người , nhất là những tuổi trẻ . Hơn bao giờ hết , ngày nay, chúng ta cần phải đi cho biết đó biết đây chứ không chỉ ru rú “ở nhà với mẹ
File đính kèm:
- 107-cach lam bai van lap luan giai thich.doc