Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I.Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?

Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị (cụm C – V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu

II.Các trường hợp dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu:

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 103: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	28	Ngày soạn: 
Tiết 	103	Ngày dạy: ..	
	DÙNG CỤM CHỦ VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: 
 	- Mục đích của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. 
	- Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. 
2. Kỹ năng: 
	- Nhận biết các cụm chủ – vị làm thành phần của cụm từ. 
	- Nhận biết các cụm chủ – vị làm thành phần câu. 
 3. Thái độ: 
- Học tập tốt. 
II. CHUẨN BỊ:	
-HS: Đọc bài, soạn.
 	-GV: SGK, SGV.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh.
-Hỏi: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Trình bày? Cho ví dụ một câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động?
-Trong khi nói hoặc viết, ta có thể dùng nhiều cách để mở rộng câu. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về một cách mở rộng câu – dùng cụm chủ vị.
-Lớp trưởng báo cáo.
-Trả lời: Phần I ở vở và đến bảng cho một ví dụ. HS khác nhận xét.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
I.Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ – vị (cụm C – V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu
II.Các trường hợp dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu:
Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
-Gọi HS đọc BT1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT1(II), xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Hỏi: Vậy thế nào là dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ tìm hiểu các trường hợp dùngcụm C-V để mở rộng câu.
-Gọi HS đọc BT1 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Hỏi: Hãy nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu?
* Chuyển ý: Chúng ta sẽ thực hiện phần luyện tập để hiểu rõ thêm về cách dùng cụm C-V để mở rộng câu.
-HS đọc. Trả lời: Những cụm danh từ là: “những tình cảm ta không có”, “những tình cảm ta sẵn có”.
-HS đọc. Trả lời: Danh từ TT là tình cảm; phụ ngữ chỉ lượng đứng trước là những; phụ ngữ đứng sau là các cụm C-V ta không có/ ta sẵn có.
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: Các cụm C-V đóng vai trò:
a.Chị Ba đến (chủ ngữ).
b.tinh thần rất hăng hái (vị ngữ).
c.trời sinh lá sen để bọc cốm; trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen (phụ ngữ trong cụm động từ, kết hợp với từ nói rằng làm vị ngữ trong câu).
d.phẩm giá  thành công (phụ ngữ trong cụm danh từ làm vị ngữ trong câu).
-Trả lời (như nôïi dung ghi).
* Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)
III.Luyện tập:
a. “chỉ riêng  định được” (cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ).
b.”khuôn mặt đầy đặn” (cụm C-V làm vị ngữ).
c.”cô gái Vòng đỗ gánh” (cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm danh từ); “hiện ra từng  chút bụi nào” (cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ).
d. “một bàn tay đập vào vai” (cụm C-V làm chủ ngữ); “hắn giật mình” (cụm C-V làm phụ ngữ).
-Gọi HS đọc BT1, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 3 bàn).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK. 
-Học bài. Chuẩn bị “trả bài tập làm văn số 5, bài kiểm tra tiếng Việt, bài kiểm tra văn”. (về nghiên cứu lại đề bài đã làm).
-HS đọc.

File đính kèm:

  • docTiet 102 moi.doc