Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An

I/ PHÂN TÍCH:

Bài1: “ Ở đầu năm cửa có thành tiên xây”.

Hình thức hát đối đáp về các địa danh niềm tự hào về đất nước, đồng thời là cơ hội thử tài nhau, tìm hiểu nhau và chia sẻ những hiểu biết.

Bài 4:

 “Đứng bên ni đồng.bát ngát, mênh mông”.

Hai dòng đầu kéo dài sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, đảo từ cánh đồng to lớn đối lập với hình ảnh cô gái bé nhỏ trong tuổi đang xuân trẻ trung đầy sức sống, bài ca dao nhằm ca ngợi sức lao động của cô gái, đó cũng là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 10: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người - Năm học 2015-2016 - Nguyễn Diễm An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	3	
Tiết: 10
NS:31.08.15	
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG,
ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết được: 
	Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
2. Kỹ năng: 
	- Đọc – hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. 
	- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước, con người. 
 3. Thái độ: 
	 Giáo dục tình yêu mến, tự hào về quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:	
- GV: Đọc văn bản, nghiên cứu SGK, soạn giáo án.
 	- HS: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Thế nào là ca dao? Thế nào là dân ca? Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao? Nêu nội dung ý nghĩa từng bài?
- GV giới thiệu bài: Ngoài những bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình, còn có những bài ca dao ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Báo cáo sĩ số lớp.
- Cá nhân trả lời dựa vào tiết Văn tuần trước.
- Nghe + ghi tựa bài vào tập.
* Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bảnƒ(25phút)
I/ PHÂN TÍCH: 
Bài1: “ Ở đầu năm cửa  có thành tiên xây”.
Hình thức hát đối đáp về các địa danh à niềm tự hào về đất nước, đồng thời là cơ hội thử tài nhau, tìm hiểu nhau và chia sẻ những hiểu biết.
Bài 4: 
 “Đứng bên ni đồng...bát ngát, mênh mông”.
Hai dòng đầu kéo dài sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật so sánh, điệp từ, đảo từ à cánh đồng to lớn đối lập với hình ảnh cô gái bé nhỏ trong tuổi đang xuân trẻ trung đầy sức sống, bài ca dao nhằm ca ngợi sức lao động của cô gái, đó cũng là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai. 
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và giải thích từ khó.
- GV đọc mẫu + gọi HS đọc tiếp + nhận xét cách đọc của hs.
- Cho HS đọc bài 1.
H: Câu hát đã nhắc đến những địa danh, phong cảnh nào? Em biết được gì về những địa danh, phong cảnh ấy?
H: Trong bốn ý kiến trong SGK trang 40, em đồng ý với ý kiến nào?
H: Vì sao em lại đồng ý với ý kiến trên? (b)
H: Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết bài ca dao có 2 phần?
H: Em hãy giải thích vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh và đặc điểm riêng của từng địa danh ấy để hát đối đáp với nhau.
- GV giảng: nhằm giúp HS nhận ra hát đối đáp là hình thức phổ biến trong ca dao dân ca.
GV gọi HS đọc bài 4.
H: Hai dòng đầu câu 4 có gì đặc biệt? (số lượng tiếng, biện pháp nghệ thuật). 
H: Sự đặc biệt ấy có ý nghĩa gì?
H: Ở hai câu cuối, bài ca dao đã sử dụng cách nói gì? 
H: Chỉ ra các nét tương đồng trong cách nói trên?
H: Hãy nêu mối quan hệ giữa 2 dòng đầu và 2 dòng cuối?
H: Bài ca dao là lời của ai? Người ấy muốn biểu lộ tình cảm gì? 
- Giảng để HS hiểu ra đó là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái. 
 H: Ngoài cách hiểu trên, còn có cách hiểu nào khác? 
+ Giảng.
- Nghe + đọc văn bản.
- Đọc bài 1.
- Cá nhân: Sông Lục Đầu, sông Thương, Thánh Tản, Đền Sòng, thành Tiên Xây à những địa danh nổi tiếng. 
- Cá nhân: Hát đối đáp phổ biến trong ca dao.
- Cá nhân: Vì phần hỏi và phần đáp.
- Cá nhân: phần 1 hỏi, phần 2 đáp.
- Cá nhân: Vì
+ Thử tài nhau.
+ Tìm hiểu nhau.
+ Tự hào quê hương ta.
+ Chia sẻ hiểu biết.
- Nghe giảng.
- Đọc bài 4.
- Cá nhân: Kéo dài 12 tiếng, cách nói đảo ngữ điệp từ, đối xứng.
- Cá nhân: Nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra sự trù phú của cánh đồng. 
- Cá nhân: Cách nói so sánh. 
- Cá nhân: Cô gái với chén lụa à nắng hồng với ban mai à sự trẻ trung. 
- Cá nhân: 2 dòng đầu là cảnh, 2 dòng sau là người.
- Cá nhân: Là lời của chàng trai nhằm ca ngợi cô giá. 
- Chú ý.
- Cá nhân: Lời than cô gái. 
* Hoạt động 3: Tổng kết và luyện tập (10 phút)
III/ TỔNG KẾT:
Những bài ca dao gợi nhiều hơn tả, sử dụng nhiều cách nói à thể hiện tình yêu chân chất và sâu lắng cùng với lòng tự hào về quê hương, đất nước.
H: Nêu những điểm chung về những bài ca dao thuộc chủ đề ca ngợi đất nước con người? 
- GV chốt ý + ghi bảng.
- Treo tranh về những phong cảnh được nhắc đến trong bài. 
- Chuyển ý. 
- Cá nhân trả lời dựa vào phần ghi nhớ.
- Ghi vào tập. 
- Quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của đất nước ta à tự hào.
- Nghe.
* Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò. (5phút)
1. Củng cố: 
2. Dặn dò: 
H: Em có nhận xét gì về thể thơ trong 2 bài ca dao? 
H: Tình cảm chung trong 4 bài ca dao là gì? 
- Học bài.
- Chuẩn bị: Đọc và trả lời câu hỏi SGK bài “Từ láy”.
- Cá nhân trả lời: Lục bát.
- Cá nhân trả lời dựa vào phần ghi nhớ SGK.
- Nghe. 

File đính kèm:

  • docTiet 10.doc