Giáo án Ngữ Văn 7 - Sống chết mặc bay

Do xuất thân trong một gia đình có cha làm nha lại, bản thân ông cũng có những năm tháng làm nha lại, chính vì vậy, hơn ai hết, ông hiểu rõ bộ mặt của tên quan phụ mẫu, bè lũ nha lại thối nát đương thời.

Sau khi thôi việc thông ngôn, ông đã làm nhiều nghề để kiếm sống như dạy học,viết văn, làm báo, hoạt động chính trị.

Nói về sự nghiệp văn chương, Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hiện thực tiên phong.Tuy toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ để lại 4 truyện ngắn (Sống chết mặc bay- 1918;Con người Sở Kanh-1919; Nước đời làm nỗi- 1919; Tiếu lâm An Nam- 1924) nhưng các tác phẩm của ông để lại những ảnh hương quan trọng đến nền văn học Việt Nam sau này với những cách tân mới mẻ.

+Tác phẩm : Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn.

Đây được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918.

Truyện ngắn được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm thực tế của tác giả với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì.

 

docx14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 - Sống chết mặc bay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sống chết mặc bay
 - Phạm Duy Tốn-
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Mục tiêu kiến thức.
-Phát hiện những chi tiết đối lập giữa hành động, cảnh tượng, tính cách giữa nhân dân và viên quan phụ mẫu.
-Phân tích nghệ thuật tự sự đặc sắc: phép tương phản và phép tăng cấp được thể hiện trong tác phẩm.
2.Mục tiêu kĩ năng.
-Đọc, kể phân vai.
-Phân tích nhân vật viên quan phụ mẫu lòng lang dạ thú , làm cho nhân dân rơi vào tình cảnh khốn cùng.
-Phát biểu cảm nghĩ về thái độ trách nhiệm với công việc cuả mỗi người.
3.Mục tiêu thái độ .
- Cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
-Căm phẫn, lên án gay gắt thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu “lòng lang dạ thú”.
-Có ý thức trách nhiệm với công việc của bản thân.
B.Chuẩn bị.
1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, bài giảng điện tử.
-Thước kẻ, bảng phụ ,.
2.Học sinh.
-Soạn bài trước khi đến lớp.
-Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn.
-Đồ dùng học tập.
C.Phương pháp.
-Vấn đáp, đàm thoại.
-làm việc nhóm.
D.Tiến trình lên lớp.
1.Ổn định tổ chức.
Lớp:..Sĩ số:Vắng:
Có phép:..Không phép:.
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 
3.Tiến trình dạy học.
*Giới thiệu bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT.
-Yêu cầu các nhóm trưng bày phần làm việc ở nhà của mình.
-Yêu cầu đại diện tổ 2 lên bản, trình bày hiểu biết về tác giả, tổ 4 trình bày về tác phẩm.
-Trình chiếu ảnh về tác giả, cung cấp thêm thông tin về tác giả và tác phẩm.
-Giảng:
+ Tác giả:Phạm Duy Tốn sinh ra tại Hà Nội.Cha ông là một ông chánh tổng, mẹ ông là một người ả đầu cũ kĩ nổi tiếng hát hay một thời.Gia cảnh tương đối khá giả.
Thưở nhỏ, ông học chữ Nho.Sau khi tốt nghiệp, ông làm thông ngôn ngạch tòa sứ Ninh Bình và nổi tiếng là một thông ngôn có bản sắc riêng.Tuy nhiên ông nhanh chóng bỏ công việc này.
Do xuất thân trong một gia đình có cha làm nha lại, bản thân ông cũng có những năm tháng làm nha lại, chính vì vậy, hơn ai hết, ông hiểu rõ bộ mặt của tên quan phụ mẫu, bè lũ nha lại thối nát đương thời.
Sau khi thôi việc thông ngôn, ông đã làm nhiều nghề để kiếm sống như dạy học,viết văn, làm báo, hoạt động chính trị.
Nói về sự nghiệp văn chương, Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hiện thực tiên phong.Tuy toàn bộ văn nghiệp của ông chỉ để lại 4 truyện ngắn (Sống chết mặc bay- 1918;Con người Sở Kanh-1919; Nước đời làm nỗi- 1919; Tiếu lâm An Nam- 1924) nhưng các tác phẩm của ông để lại những ảnh hương quan trọng đến nền văn học Việt Nam sau này với những cách tân mới mẻ.
+Tác phẩm : Sống chết mặc bay là truyện ngắn đầu tay và nổi tiếng nhất của Phạm Duy Tốn.
Đây được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam in trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918.
Truyện ngắn được lấy cảm hứng từ chính những trải nghiệm thực tế của tác giả với trận lũ lịch sử ở Bắc Kì.
-Hỏi: phương thức biểu đạt của tác phẩm là gì?
-Hướng dẫn đọc:
Chú ý phân biệt các giọng đọc: + Giọng kể - tả của tác giả. + Giọng quan phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ. + Giọng sợ sệt, khúm lúm của thầy đề, dân phu
-Yêu cầu học sinh đọc tác phẩm.
-.Nhận xét phần đọc bài của học sinh.
-Nhắc học sinh chú ý các từ khó sgk.Giải nghĩa một số từ tiêu biểu.
-Hỏi:Văn bản Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
( Trong văn bản diễn ra những sự kiện nào?)
-Hỏi: Em hiểu thế nào về nhan đề “Sống chết mặc bay” ?
-Dẫn chuyển: Sống chết mặc bay, tác giả đã sử dụng một câu tục ngữ ngắn gọn để nói lên cả nội dung của tác phẩm.Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem, nội dung tác phẩm sẽ thể hiện nhan đề như thế nào nhé !
.
-trưng bày bài chuẩn bị
-trình bày bài 
chuẩn bị
-Quan sát ảnh, nghe giảng
-ghi chép bài.
-trả lời câu hỏi
-Nghe hướng dẫn
-Đọc tác phẩm
-Chú ý các từ khó.
-Giải nghĩa một số từ tiêu biểu
-Trả lời câu hỏi
-ghi chép bài
-Trả lời câu hỏi.
-nghe dẫn chuyển
I,Đọc- tìm hiểu khái quát
1.Tác giả: Phạm Duy Tốn.
-(1883-1924), nguyên quán Hà Tây.
- Sinh ra trong gia đình khá giả, cha làm chánh tổng.
-Thông minh, có cá tính riêng biệt, từng làm thông ngôn rồi làm nhiều nghề khác để kiếm sống.
-Là nhà văn hiện thực tiên phong.
-Sự nghiệp sáng tác: 4 truyện ngắn:
+Sống chết mặc bay- 1918;
+Con người Sở Kanh-1919; 
+Nước đời làm nỗi- 1919; 
+Tiếu lâm An Nam- 1924) 
2.Tác phẩm
-Là truyện ngắn đầu tay, nổi tiếng nhất của tác giả.
-In trên báo Nam Phong tháng 12 năm 1918.
-Bông hoa đầu mùa của văn học hiện đại Việt Nam.
*Phương thức biểu đạt:Tự sự +miêu tả+biểu cảm.
3.Đọc-giải thích từ khó
*Đọc bài
*Giải thích từ khó
-Nhúng thế:
-Thẩm lậu:
-Cừ:
-Bảo thủ:
-Quan cha mẹ( quan phụ mẫu)
-Nha lệ
-Khay khảm
-Tráp đồi mồi chữ nhật
-Phía hữu quan
-Đề
-Chánh tổng
4.Bố cục
-Từ đầukhúc đê này hỏng mất:Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
-Tiếp. Điếu, mày! :Cảnh quan phủ và nha lại “hộ đê”.
-Còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm cảnh.
5.Nhan đề:
- Là vế đầu của câu tục ngữ Sống chết mặc bay ,tiền thầy bỏ túi” :nói thái độ vô trách nhiệm của bọn thầy lang , thầy cúng trong xã hội cũ.
- Nói bọn quan lại làm tay sai cho Pháp là những kẻ vô lương tâm , vô trách nhiệm , vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi đàng điếm ,bài bạc, sống để mặc dân chúng khốn khổ.
-Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1.
-tổ chức làm việc nhóm:
+thời gian 3 phút, nhóm tổ.
+câu hỏi:
Nhóm 1, 2: Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết thời gian, không gian, địa điểm nào?
Nhóm 3,4: Phát hiện những chi tiết miêu tả số lượng, hành động, không khí, tình cảnh của những người dân đang hộ đê?
+Yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày, đại diện 2 nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
+Trình chiếu kết quả và nhận xét phần làm việc nhóm.
-Hỏi: so sánh giữa sức trời và sức người được miêu tả trong đoạn văn trên?
Định hướng:
Có sự đối lập tương phản rõ rệt giữa sức trời ngày một mạnh và sức người ngày một suy yếu.
-Hỏi: Đoạn văn trên đã được sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
-Giảng về nghệ thuật đối lập tương phản.
Định hướng:
Đối lập tương phản:là tạo ra những hành động những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để làm rõ một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm.
Trong cảnh ngoài đê này, ta thấy có một sự tương phản giữa sức trờ và sức người.
Phép tăng cấp: Trong đoạn văn này, chúng ta cũng thấy, các chi tiết miêu tả sự dữ dội của thiên nhiên ngày càng tăng lên, các chi tiết đó đã được sắp xếp theo trình tự tăng dần mức độ.Đây được gọi là phép tăng cấp.
-Hỏi: Quay trở lại những câu văn đầu tiên, tại sao tên sông được nói cụ thể nhưng tên làng tên phủ lại được ghi bằng kí hiệu?
Định hướng:
Tác giả chỉ rõ tên sông là nhằm dụng ý, khẳng định những sự kiện này là có thật xảy ra ở vùng xen đê sông Hồng, vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên,tác giả lại muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà nó phổ biến ở nhiều nơi khác, vùng khác trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. 
-Dẫn chuyển : Vừa nãy, cô đã giới thiệu với các em về nghệ thuật tương phản và phép tăng cấp trong cảnh ngoài đê.Vậy trong cảnh quan phụ mẫu và nha lại hộ đê, biện pháp nghệ thuật này có còn được sử dụng hay không? Và nếu có thì nó được sử dụng với mục đích gì?
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần 2: Cảnh quan phụ mẫu, nha lại hộ đê.
-Đọc đoạn 1
-Làm việc nhóm
+di chuyển về các nhóm
+Trao đổi, thảo luận
+thống nhất kết quả
-Treo bảng phụ lên bảng
-Trình bày kết quả hoạt động
-Nhận xét kết quả của nhóm khác.
-nghe giáo viên chữa
-ghi chép bài
-trả lời câu hỏi
-Ghi chép bài
-trả lời câu hỏi
-ghi chép bài
-nghe giảng
-trả lời câu hỏi
-nghe dẫn chuyển
II.Đọc- tìm hiểu chi tiết.
1.Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
(Cảnh ngoài đê)
Thời gian, không gian
Con người
-thời gian: gần 1 giờ đêm
-địa điểm: đê sông thuộc làng X, phủ X.
-không gian:
+Trời mưa tầm tã.
+Nước sông Nhị Hà lên to
+khúc đê, hai ba đọc đã thẩm lậu.
+Trời vẫn mưa tầm tã trút xuống.
+ thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên.
=> sức trời ngày một mạnh
-dân phu, hàng trăm nghìn con người.
- hành động: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kể vác tre, nào đắp, nào cừ,
 bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân
-không khí: khẩn trương, hối hả, chen chúc -
trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau
-> tình cảnh: lướt thướt như chuột, ai ai cũng mệt lử, nhếch nhác, thảm hại.
=> sức người ngày một yếu.
=>> Nghệ thuật:
-Sử dụng nhiều từ láy tượng hình ( bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn.); ngôn ngữ biểu cảm ( Than ôi, lo thay, nguy thay)
-Đối lập tương phản., phép tăng cấp.
- tổ chức làm việc nhóm:
+Nhóm tổ , thời gian 5 phút
+Câu hỏi:
1.Nhóm 1 : Tìm các chi tiết miêu tả về địa điểm, không khí, quang cảnh trong đình?
2.Nhóm 2: Tìm các chi tiết miêu tả về thái độ ,cử chỉ,dáng dấp của quan phụ mẫu.
3.Nhóm 3,4: Phát hiện các chi tiết miêu tả mức độ ham mê bài bạc của tên quan phụ mẫu?
+Yêu cầu đại diện 2 nhóm trình bày, đại diện 2 nhóm khác nhận xét bài làm của nhóm bạn.
+Trình chiếu kết quả và nhận xét phần làm việc nhóm.
-Trình chiếu 2 bức ảnh,2 nội dung hoàn cảnh của nhân dân để thấy rõ sự đối lập. 
-Chốt về kiến thức:
như vậy, trong đoạn này, tác giả tiếp tục sử dụng nghệ thuật tương phản và phép tăng cấp.
-Hỏi: Hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong văn bản? ví dụ?
-Hỏi: Tác dụng của việc sử dụng 2 nghệ thuật đó?
(Qua 2 nghệ thuật trên, tác giả đã khắc họa hình ảnh một tên quan phụ mẫu như thế nào?) 
-Làm việc nhóm
+di chuyển về các nhóm
+Trao đổi, thảo luận
+thống nhất kết quả
-Treo bảng phụ lên bảng
-Trình bày kết quả hoạt động
-Nhận xét kết quả của nhóm khác.
-nghe giáo viên chữa
-ghi chép bài
-quan sat bảng chiếu
-trả lời câu hỏi
-trả lời câu hỏi
2.Cảnh quan phụ mẫu, nha lại hộ đê.
Tiêu chí
 Quan phụ mẫu
Địa điểm
Trong đình, ở trên mặt đê, cao mà vững chãi, dẫu nước có to cũng không việc gì.
Không khí
Tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
=> phản ánh uy thế tuyệt đối với nha lại, sai nha
Quang cảnh 
-đèn thắp sáng trưng
-kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.
-1 tên lính cầm quạt phe phẩy
 1 tên dứng chực chầu điếu đóm.
-bên cạnh tay trái, bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, khói bay nghi ngút.
 tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên hai uống thuộc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
 -các nha lại hầu xung quanh : thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng.
-> đầy đủ, quý phái, uy nghi.
Thái độ, cử chỉ, dáng dấp 
-Cử chỉ:
+ngồi “uy nghi chễm chện” trên sập ngay gian giữa.
+tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng cho người nhà quỳ dưới cân gãi.
-lời nói:
“Điếu, mày”
-Ham mê cờ bạc.
=>Nghệ thuật:
-kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
-ngôn ngữ sinh động, kết hợp nhiều ngôn ngữ
=> Vạch trần, lên án, tố cáo bộ mặt “lòng lang dạ thú”, thói vô trách nhiệm của quan cha mẹ, thói ham mê cờ bạc đỏ đen đã dẫn đến thảm cảnh của người dân.
3.Hoạt động 3: Tổng kết và củng cố.
-Hỏi: câu hỏi 4 sgk/82
-Chiếu video đoạn kịch “Sống chết mặc bay”.
-Cho học sinh nhận xét
-Yêu cầu học sinh về nhà lập nhóm kịch, tập luyện để thể hiện trong buổi ngoại khóa văn học.
-trả lời câu hỏi
-xem video
-nhận xét
III.Tổng kết
1.Nội dung
*Giá trị hiện thực:
Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu ở đây là tên quan phủ “lòng lang dạ sói” 
*Giá trị nhân đạo:
Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm thân cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
2.Nghệ thuật
Vận dụng, kết hợp thành công 2 phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
Ngôn ngữ sử dụng sinh động.
Ngôn ngữ phần nào thể hiện cá tính nhân vật.
4.Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà:
1, Bài tập về nhà: Phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện
2, Chuẩn bị bài mới:
Soạn bài: “Cách làm bài văn lập luận giải thích"

File đính kèm:

  • docxBai_26_Song_chet_mac_bay.docx