Giáo án Ngữ văn 7 - Nguyễn Thị Na - Tuần 11

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm từ đồng âm

- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết

B. TRỌNG TM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Khái niệm từ đồng âm

- Việc sử dụng từ đồng âm

2. Kĩ năng

- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa

- Đặt câu phân biệt với từ đồng âm

- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

3. Thái độ

- HS có ý thức tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp thực hành.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Nguyễn Thị Na - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10	 Ngày soạn: 24/10/2014 
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 27/10/2014 
Tiếng việt: TỪ TRÁI NGHĨA
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ trái nghĩa
- Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Khái niệm từ trái nghĩa
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
- Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp ngữ cảnh.
3. Thái độ
- GD HS ý thức sử dụng từ trái nghĩa .
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp-Thực hành- Tích hợp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
Lớp 7a1: Vắng……………………
Lớp 7A4: Vắng :……………….
Phép………………….,KP:……………………
Phép…………………,Kp…………….
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
Vừa rồi ta tìm từ đồng nghĩa với từ: đẹp.Vậy ngược nghĩa với từ “đẹp” là từ Xấu đây là cặp từ trái nghĩa. Vậy thế nào là từ trái nghĩa ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: 
Yêu cầu HS đọc hai bản dịch thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tương Như) và Ngẫu hứng viết nhân buổi mới về quê (Trần Trọng San)
(?) Dựa vào kiến thức cũ, em hãy xác định trong hai bản dịch thơ vừa đọc có các cặp từ trái nghĩa nào?
(?) Xác định từ loại của các từ vừa tìm được.
(?) Theo các em, các từ trên trái nghĩa nhau dựa trên cơ sở, tiêu chí nào?
(?) Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp “cau già”, “rau già” ?
(?) Tìm từ trái nghĩa với từ “chín”, trong trường hợp cơm chín, quả chín?
 (Bảng phụ)
(?)Vậy các từ: già, chín, là từ một nghĩa hay nhiều nghĩa?
(?) Tóm lại, em hiểu thế nào là từ trái nghĩa và cần có lưu ý gì với từ nhiều nghĩa?
(?)Cho một cặp từ trái nghĩa? Vận dụng cho HS làm bài tập 1/129
(?) Trở lại vd 1 em hãy cho biết việc sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng, tình cảm của tác giả?
(?) Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của từ trái nghĩa ấy?
Nếu HS đưa ra câu tục ngữ thì GV cần lưu ý HS về sự khác nhau giữa thành ngữ và tục ngữ
 (?) Qua tìm hiểu và các bài tập trên, em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa.
* HOẠT ĐỘNG 2: 
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập SGK?
* HOẠT ĐỘNG 3: :
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là từ trái nghĩa
 Ví dụ 1:
a. Ngẩng – cúi
à Trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống
b. Trẻ – già 
à Trái nghĩa về tuổi tác
c. Đi – trở lại
à Trái nghĩa về sự di chuyển 
è Từ trái nghĩa
Ví dụ 2:
a/ tuổi già- tuổi trẻ
b/ rau già- rau non
 c/ cau già- cau non
à Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau
 Ghi nhớ (SGK)
2. Sử dụng từ trái nghĩa
 Ví dụ:
a. Ngẩng – cúi
à Đối(nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương)
b.- Lên thác xuống ghềnh
 - Bảy nổi ba chìm.
à Tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời văn thêm sinh động.
 Ghi nhớ: SGK
II. LUYỆN TẬP 
Bài tập 1.: Tìm từ trái nghĩa trong các câu ca dao, tục ngữ
 - Số cơ chẳng giàu thì nghèo,
 Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
 - Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối.
Bài tập 3 .
- Chân cứng đá.. mềm…
 - Có đi có ..lại….
- Gần nhà …xa… ngõ
- Bước thấp bước …cao……
- Chân ướt chân …ráo…..
à Các thành ngữ đều sử dụng cặp từ trái nghĩa
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
- Tìm thêm một số từ trái nghĩa trong các tác phẩm văn học đã học.
-Soạn bài :Từ đồng âm.
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………
Tuần: 10	 Ngày soạn: 25/10/2014 
Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 28/10/2014 
TỪ ĐỒNG ÂM.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm từ đồng âm
- Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết
B. TRỌNG TM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm từ đồng âm
- Việc sử dụng từ đồng âm
2. Kĩ năng
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản: phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa
- Đặt câu phân biệt với từ đồng âm
- Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
3. Thái độ
- HS có ý thức tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
C. PHƯƠNG PHÁP: Quy nạp thực hành.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
Lớp 7a1: Vắng……………………
Lớp 7A4: Vắng :……………….
Phép………………….,KP:……………………
Phép…………………,Kp…………….
2. Kiểm tra bài cũ:
a/ Thế nào là từ trái nghĩa? Đặt câu có sử dụng cặp từ trái nghĩa ?
3. Bài mới: 
Trong thực tế chúng ta cũng thường gặp những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa của chúng lại khác xa nhau đó là loại từ gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung
(?)Em hãy giải nghĩa các từ lồng ở các ví dụ bên ?
(?)Tìm những từ có thể thay thế cho từ lồng trong ví dụ (a)? Thuộc từ loại nào?
(?) Tìm những từ có thể thay thế cho lồng trong ví dụ (b). Xác định nghĩa, từ loại của từ lồng?
(?) Vậy 2 từ lồng trên giống nhau ở điểm nào, khác nhau ở điểm nào?
(?) Vậy em hiểu thế nào là từ đồng âm?Tìm từ đồng âm ở BT1/sgk?
(?)Đặt câu với các từ đồng âm sau:đậu, bò, lợi, cưa, gùi?
 GV lưu ý HS phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đã học ở lớp 6.
 (?) Ở các ví dụ trên, nếu cô tách bạch các từ lồng đứng riêng lẻ thì em có hiểu nghĩa của nó không? Vì sao? Vậy muốn hiểu nghĩa của từ đồng âm em phải làm thế nào?
(?) Câu “ Đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa?
 (?) Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
trong thơ văn, các tác giả dùng từ đồng âm để chơi chữ.
* HOẠT ĐỘNG 2: 
GV yêu cầu HS đọc bài, xác định yêu cầu, làm bài
* HOẠT ĐỘNG 3: 
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thế nào là từ đồng âm?
Ví dụ: sgk/135
a. Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên
à Hoạt động của con ngựa đang đứng bỗng nhảy chồm lên
b. Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng.
àTên 1 loại đồ dùng làm bằng tre,nứa… để nhốt gà, vịt…
Þ Các từ trên giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau.
 Ghi nhớ : SGK
2. Sử dụng từ đồng âm
Ví dụ:sgk/135
 * Đem cá về kho:
 + Đem cá về mà kho.
 + Đem cá về cất vào kho.
à Phải đưa từ vào hoàn cảnh giao tiếp hoặc ngữ cảnh cụ thể.
+ Ghi nhớ : SGK/135, 136
II. LUYỆN TẬP 
1/136 
a. Cao: - cao thấp e. Sức: - sức khỏe
 - cao hổ cốt - trang sức
b. Ba: - số ba f. Môi: - môi trường
 - ba má - môi miệng
c. Tranh: -bức tranh g. Nhè:- Nhè nhẹ
 - cỏ tranh - Khóc nhè
 - tranh giành.
 2/136
a. Từ khác nhau của danh từ “cổ”
 - Cổ áo, cổ người (con vật), cổ giày, cổ bình, co chai à Phần eo của động vật và đồ vật.
 b. Từ đồng âm với danh từ “cổ”
 - Cổ: xưa; (cổ hủ)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm 1 bài ca dao có sử dụng hiện tượng đồng âm để chơi chữ. Từ đó nêu giá trị ý nghĩa của văn bản.
- Chuẩn bị: Soạn bài: Luyện nói văn biểu cảm.
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Tuần: 10	 Ngày soạn: 27/10/2014 
Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: 30/10/2014 
LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢM 
VỀ SỰ VẬT, CON NGƯỜI.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nói theo chủ đề biểu cảm
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói biểu cảm
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm
2. Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về sự vật và con người.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về sự vật và con người trước tập thể
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về sự vật và con người bằng ngôn ngữ nói.
3. Thái độ
- GD HS có những tình cảm chân thật, tốt đẹp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thực hành nói – Quy nạp 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 
Lớp 7a1: Vắng……………………
Lớp 7A4: Vắng :……………….
Phép………………….,KP:……………………
Phép…………………,Kp…………….
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới: 
Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu về văn biểu cảm, cách làm bài văn biểu cảm . Nhưng để rèn luyện kĩ năng diễn đạt trước đông người – mạch lạc, rõ ràng và mạnh dạn hơn. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: 
 GV yêu cầu HS các tổ xem và chỉnh sửa, bổ sung thêm (nếu thiếu) vào dàn bài tự chọn của tổ mình.
 Gọi HS nhắc lại một số yêu cầu của tiết luyện nói về nội dung và hình thức trình bày
* HOẠT ĐỘNG 2: Luyện nói:
Đề 1 thuộc thể loại gì? Nội dung biểu cảm của đề bài là gì?
(?)Ở đề 1 có các cụm từ được đặt trong dấu ngoặc kép “Người lái đò” dùng để chỉ ai? “cập bến” ngụ ý chỉ điều gì? Người viết dùng nghệ thuật gì ở đề bài?
(?) Em hãy đọc và nêu yêu cầu của đề 2.
(Thể loại: biểu cảm , nội ung : cảm nghĩ về tình bạn)
 Lập dàn ý.
- HS thảo luận, thống nhất dàn bài theo tổ, trình bày à Các tổ nhận xét.
- GV nhận xét thống nhất dàn ý chung.
+ Tổ trưởng nhóm 1: Báo cáo về quá trình thảo luận nhóm mình.
 Tương tự tổ trưởng nhóm 2, 3, 4 lần lượt báo cáo về quá trình thảo luận ở nhóm mình: Cách trình bày , giọng nói, vẻ mặt .
+ GV đưa dàn bài chung.
- GV gọi 1 đại diện ở nhóm lên bảng trình bày bài nói.
 - HS ở lớp nhận xét – GV nhận xét.
- GV theo dõi, nhận xét, đánh giá, tổng kết 
* HOẠT ĐỘNG 3: 
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Về nội dung:
- Nói đúng nội dung của đề bài một cách đầy đủ; phải làm nổi bật tình cảm, cảm xúc của người nói
2. Về hình thức
- Người trình bày phải tự tin, tự nhiên, biết quan sát lớp; tác phong nghiêm chỉnh 
II. LUYỆN TẬP
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn.
 Lập dàn ý:
ĐỀ 1:
a. MB: Giới thiệu thay (cô) giáo mà em yêu quý: Thầy (cô) nào? Dạy lớp? Trường?
b. TB: 
 - Tả sơ lược về hình dáng, tính cách của thầy (cô) giáo.
 - Vì sao em yêu, quý và nhớ mãi? (giọng nói, cử chỉ, sự chăm sóc, lo lắng, vui mừng )
 - Kể một vài kỷ niệm về thầy (cô) đối với em, với lớp.
c. KB: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy cô (nói chung), riêng…
ĐỀ 2:
a. MB: Giới thiệu người nạn mà em yêu quý: bạn tên gì? học lớp nào?
b. TB: 
 - Tả sơ lược hình dáng, tính tình của bạn.
 - Ở bạn có những nét gì đáng yêu làm em nhớ mãi?
 - Tình bạn giữa em và bạn như thế nào (chơi thân với nhau, hết lòng vì nhau).
 - Kể những kỷ niệm đáng nhớ giữa em và bạn.
 c. KB: Cảm nghĩ của em về tình bạn
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Hoàn thành dàn bài thành bài viết hoàn chỉnh
- Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
E. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docvan 7 tuan 11.doc