Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Lê Thị Bích Ngọc

 Tiết 16 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản .

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.

 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức tự giác rèn luyện kỹ năng này khi làm bài.

B .CHUẨN BỊ.

 1. Gio vin:Sgv+Sgk+ giáo án +Tranh ảnh

 2. Học sinh: sgk+ vở bài soạn+vở ghi

C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định lớp :( 1 ) (Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.)

 7A: .(vắng

 7B: .(vắng

 2. Kiểm tra bi cũ

- Em cho biết khi tạo lập VB cần những bước gì ?

- Kiểm tra vở bài tập của 2 HS .

 3. Bài mới :(1) Các em đã làm quen trong tiết “Tạo lập văn bản” nên có thể tạo lập được 1 văn bản đơn giản, gần gũi với các em. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn thêm kĩ năng tạo lập văn bản .

 

doc181 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 838 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ I - Lê Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Học sinh: sgk+ vở bài soạn+vở ghi
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lớp :( 1’ ) (Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.)
 7A:..(vắng 	 
 7B:..(vắng 	 
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Sau phút chia li và nêu chủ đề của bài .
- Phân tích 2 nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước .
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : (1’)
 Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn , Phân cách địa giới 2 tỉnh : Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta . Đã có rất nhiều thi nhân làm thơ vịnh ĐN nhưng được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài “QĐN” của Bà Huyện Thanh Quan .
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản
GV hướng dẫn HS đọc : giọng chầm chậm, buồn buồn , ngắt nhịp đúng .
GV đọc bài thơ .HS đọc chú thích .
Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích .Nêu những nét chính về T/g .
( Chồng bà là Lưu Nghi làm tri huyện Thanh Quan tỉnh Thái Bình , nên người đời gọi bà là BHTQ .
Thơ bà thường viết về phụ nữ, phần lớn là vào lúc trời chiều, gợi lên cảm giác buồn  Tả cảnh để gửi gắm T/c nhớ nhung da diết đối với quá khứ vàng son).
Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
HS đọc lại bài thơ .
? Bài thơ này được làm theo thể thơ gì ?
Thất ngôn : 7 tiếng/câu; bát cú : 8 câu/ bài = 56tiếng/ bài .
Nhịp : 4/3 hoặc 2/2/3 .
Vần : bằng hoặc trắc .
? Bài thơ tả cảnh gì ?Qua đó nói lên tâm trạng của ai ?
GV dẫn dắt HS phân tích theo đúng bố cục .
GV đọc lại 2 câu đề .
? Cảnh tượng ĐN được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ?
? Cảnh ĐN được miêu tả gồm những chi tiết gì ?
? Ở hai câu thơ này T/g dùng nt gì ?
Lom khom /dưới núi/ tiều vài chú
Lác đác/ bên sông/ chợ mấy nhà.
Phép đối , đảo ngữ , từ láy : lom khom , lác đác ; số từ : vài .
? Quốc quốc và gia gia nghĩa là gì ?
? Những biện pháp nt nào đã được vận dụng trong 2 câu luận và hiệu quả của nó ?
GV đọc hai câu kết .
? Hai câu thơ thể hiện cảm xúc gì ? Cụm từ “ ta với ta” có ý nghĩa gì ? T/d của các biện pháp nghệ thuật .
? Bài thơ tả cảnh ngụ tình . Em cho biết tả tình như thế nào ? ( HS đọc ghi nhớ ).
-Em cĩ nhận xét gì về mơi trường thiên nhiên ở đây ?
I.Tìm hiểu chung:.
1/ Tác giả : -Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống trong nửa đầu thế kỉ XIX .
- Xuất thân trong một g/đ quan lại ,có nhan sắc , có học , có tài thơ Nôm . 
2/ Hoàn cảnh sáng tác :
Trên đường vào Phú Xuân , bước tới ĐN lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người , bà sáng tác bài thơ này .
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN .
1/ Thể thơ :thất ngôn bát cú Đường luật .
Bố cục : đề- thực- luận- kết .
2/ Chủ đề : Bài thơ tả cảnh ĐN lúc xế tà và nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách (thi sĩ ).
3/ Phân tích :
a. Hai câu đề :
- Miêu tả cảnh ĐN vào buổi xế chiều .
- Cảnh vật : Nắng (bóng ), hoàng hôn , cỏ cây chen đá , lá chen hoa .Cảnh vật hoang sơ , mênh mông , vắng lặng 
 dễ bộc lộ tâm trạng buồn của tác giả . 
b. Hai câu thực :
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà .
 - Phép đối , đảo ngữ , từ láy , số từ : Thấp thoáng có sự sống của con người. Cảnh thêm hoang vắng, heo hút thấm sâu vào lòng người xa xứ .
c. Hai câu luận :
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia .
- Phép đối và đảo ngữ .
- Aån dụ , tượng trưng : Dùng chuyện chim tâm trạng nhớ quê , nhớ nhà , nhớ nước của nhà thơ .
- Chim quốc- đất nước- nhớ nước
- Gia gia – gia đình- thương nhà chơi chữ .
d. Hai câu kết :
 - Nỗi buồn cô đơn thầm kín trong lòng của tác giả giữa không gian tiếp nối mà rời rạc : trời , non , nước .
- Cụm từ “ta với ta” chỉ một người , một nỗi buồn , một nỗi cô đơn lẻ loi không có ai chia sẻ .
4/ Tổng kết : Ghi nhớ : sgk-tr 104.
-Sử dụng thể thơ thất ngơn bát cú Đường luật, tả cảnh ngụ tình
-Tâm trạng cơ đơn thầm lặng,nỗi niềm hồi cổ của nhà thơ.
E. Củng cố :(2’)
Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Bố cục ra sao ? Bài thơ thể hiện nội dung gì ?
F. Dặn dị:(1’)
Học thuộc bài thơ –nội dung bài- ghi nhớ .Soạn tiết tiếp 30 .
F. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 13 / 10/2015
Ngày giảng : 15/10/2015 
 Tiết 30 Văn bản BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 ( Nguyễn Khuyến )
A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến. Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật.
3. Thái độ: 
 GD HS biết yêu quý, tôn trọng tình bạn.
B .CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên:Sgv+Sgk+ giáo án
 2. Học sinh: sgk+ vở bài soạn+vở ghi
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lớp :( 1’ ) (Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.)
 7A:..(vắng 	 
 7B:..(vắng 	 
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang và nêu chủ đề của bài thơ .
- Em hãy phân tích 2 câu thực và 2 câu luận trong bài QĐN .
3. Bài mới :
 Vào bài: (1’)
Sống ở đời ai mà không có bạn, nhất là khi có người bạn lại là ý hợp tâm đầu, thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Điều đó ta sẽ thấy qua bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản
Hướng dẫn đọc : Nhịp giống bài QĐN , giọng chậm rãi , ung dung , hóm hĩnh như thấp thoáng một nụ cười . GV đọc mẫu . HS đọc phần chú thích .
? Tại sao người ta thường gọi NK là cụ Tam Nguyên Yên Đỗ ? ( NK học giỏi, đi thi đỗ đầu ba kì thi : Hương , Hội , Đình. Quê Yên Đỗ, ông là nhà thơ lớn của dân tộc. Thơ ca của NK chủ yếu được sáng tác giai đoạn sau ngày cáo quan về sống ở Yên Đỗ ).
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào ?
Hoạt động 2: (25’) Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
? Bài thơ thuộc thể thơ gì ? Vì sao ?
? Nội dung chính của bài thơ viết về điều gì?
HS đọc diễn cảm câu đầu .
? Cách mở đầu bài thơ của NK có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ ?
Giọng : vui, hồ hỡi , tự nhiên .
? Chữ “Bác” gợi cho em điều gì ?
? Đã bấy lâu nay là bao nhiêu năm tháng ? Đây có phải là thời gian chính xác không ?
( Thời gian không xác định cụ thể nhưng chắc chắn là đã khá lâu ).
HS đọc 6 câu thơ tiếp .
? Em hiểu câu thơ này ntn ? Giọng điệu ra sao ?
? Các câu tiếp theo tác giả đã giải bày với bạn ntn ?
? Ở đoạn thơ này, T/ g đã sử dụng các từ loại gì ? Các biện pháp nghệ thuật nào ?
( Tính từ , trạng từ , nói quá , cường điệu , đối ).
? Em hiểu câu thơ thứ bảy ntn ?
? Câu này nhằm khẳng định cái gì ?
? Cụm từ : “ta với ta” nói lên điều gì ? Câu cuối khẳng định điều gì về tình bạn của NK?
HS đọc ghi nhớ (sgk-tr 105)
I. Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả : Nguyễn Khuyến ( 1835- 1909 ), có tên là Tam Nguyên Yên Đỗ.
Nhà nho ẩn dật , là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
2/ Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ sáng tác trong thời kì NK từ bỏ công danh trở về sống nơi vườn cũ .
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN.
1/ Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật .
2/ Chủ đề :
Bài thơ nói về tình bạn rất đậm đà và thắm thiết .
3/ Phân tích :
a. Câu 1 :
Đã bấy lâu nay bác tới nhà 
- Là một tiếng chào . NK đón bạn thật hồ hỡi, thân tình .
- “Bác” tỏ thái độ niềm nở , thân mật và sự kính trọng của nhà thơ đối với bạn . Là lời chào vồn vã , biểu lộ niềm xúc động và vui mừng khôn xiết .
b. Sáu câu tiếp theo :
-Trẻ thời đi vắng chợ thời xa .
Lời phân bua, khởi đầu nụ cười vui , hóm hỉnh giữa đôi bạn già .
 - có cá : ao sâu
 - có gà : vườn rộng
 - có cải , cà : chưa ra cây 
 - có bầu : rụng rốn
 - có mướp : đương hoa.
 Giải bày với bạn tất cả mọi thứ mọi thức còn đang ở dạng tiềm ẩn . Tạo nên nụ cười hóm hỉnh , thân mật . 
- Đầu trò tiếp khách trầu không có
Lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có. Khẳng định luôn cái “không có” .
c. Câu cuối :
Bác đến chơi đây ta với ta .
Cụm từ: “Ta với ta” là tác giả với người bạn của mình . Biểu lộ một niềm vui trọn vẹn , là dư vị ngọt ngào thân thiết của tình bạn chân thành .
4/ Tổng kết :( ghi nhớ-sgk-tr 105 ).
 -Tạo tình huống khĩ sử, lập ý bất ngờ
 -Thể hiện một quan niệm về tình bạn cĩ ý nghĩa,cĩ giá trị lớn
E. Củng cố :(2’)
HS đọc lại bài thơ .
Nhận xét chung về T/b của NK trong bài thơ Bạn đến chơi nhà ?
F. Dặn dị:(1’)
Về nhà học bài- học thuộc lòng bài thơ . Hai tiết 31-32 viết bài TLV số 2 .
F. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : / 10/2015
Ngày giảng : /10/2015 
 Tiết: 31, 32 BÀI VIẾT SỐ 2-VĂN BIỂU CẢM 
A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật.
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng cảm thụ những điều tốt đẹp trong thiên nhiên, câu văn mạch lạc, bố cục rõ ràng.
3. Thái độ: 
 Bày tỏ tình cảm tốt đẹp, chân thực của mình, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
B .CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên:Sgv+Sgk+ giáo án
 2. Học sinh: sgk+ vở bài soạn+vở ghi
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lớp :( 1’ ) (Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.)
 7A:..(vắng 	 
 7B:..(vắng 	 
 2. Kiểm tra bài cũ ( khơng)
3. Vào bài: Tiết trước chúng ta đã luyện tập về cách làm văn biểu cảm , tiết này ta sẽ viết bài văn biểu cảm .
- GV ghi đề lên bảng.
* Đề bài: Nêu cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu quý nhất.
 GV gợi ý: + Chọn loài cây em thực sự yêu thích và có sự hiểu biết về loài cây đó.
+ Nêu lí do em thích.
+ Tả những nét gợi cảm của cây.
+ Nêu những tình cảm chân thành của mình đối với cây.
+ Chú ý sắp xếp bố cục cho rõ ràng, hợp lí.
 Đáp án và biểu điểm:
 a) MB: (1.5đ)
 - Nêu loài cây và lí do yêu thích.
 b) TB: (6đ)
 - Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.
 - Vai trò của cây trong đời sống con người.
 - Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.
 c) KB: (1.5đ)
 - TÌnh cảm của em đối với cây.
 (Trình bày bài sạch, đẹp (1đ))
 Yêu cầu: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
+ Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
+ Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.
4. Củng cố- dặn dị:(1’)
 1) Bài vừa học: 
- Thu bài. 
 - Ôn lại kiến thức về văn bản biểu cảm 
2) Bài sắp học: Chữa lỗi vè quan hệ từ .
- Các lỗi thường gặp về quan hệ từ : 
+ Thiếu quan hệ
+ Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
+ Thừa quan hệ từ 
+ Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
 - Trả lời các câu hỏi SGK/106, 107.
F. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 15 / 10/2015
Ngày giảng : 17 /10/2015 
 Tiết 33: CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
A-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức:
 Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ .
2. Kĩ năng: 
 Thông qua luyện tập nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ .
3. Thái độ: 
 GD HS có ý thức cẩn thận khi sử dụng quan hệ từ .
B .CHUẨN BỊ.
 1. Giáo viên:Sgv+Sgk+ giáo án
 2. Học sinh: sgk+ vở bài soạn+vở ghi
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
 1. Ổn định lớp :( 1’ ) (Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp.)
 7A:..(vắng 	 
 7B:..(vắng 	 
 2. Kiểm tra bài cũ 
- Thế nào là quan hệ từ ? Đặt câu có dùng quan hệ từ .
- Việc sử dụng quan hệ từ phải ntn ? Cho VD .
3. Bài mới :
 Vào bài: ( 1’)Tiết trước các em đã tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng quan hệ từ . Nhưng đôi khi chúng ta vẫn còn sai sót trong việc sử dụng . Bài học hôm nay sẽ giúp các em có ý thức thận trọng hơn khi sử dụng từ loại này.
PHƯƠNG PHÁP
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (20’) Hướng dẫn HS tìm hiểu các lỗi thườn gặp về quan hệ từ
Gọi HS đọc 2 câu ở mục 1 .
? Đọc 2 câu trên em thấy ntn ? Có cần bổ sung ở mỗi câu không ?
? Từ cần bổ sung là từ nào ?
? Em cho biết những từ vừa bổ sung ở 2 câu có phải là QHT không ? Vậy thiếu QHT thì câu văn ntn ? ( Không hay không thể hiện được ý cần thể hiện ).
HS đọc 2 câu trong phần 2 .
GV ghi 2 ví dụ lên bảng rồi cho HS xác định .
? Em hãy chỉ ra QHT trong 2 câu ? (và, để ).
? Dùng QHT và trong câu a có hợp lí không ? Vì sao ? ( Không , vì 2 bộ phận của câu diễn đạt 2 sự việc có hàm ý tương phản ).
? Vậy để diễn đạt ý tương phản nên dùng QHT gì cho phù hợp để thay thế từ và ?(nhưng ).
GV cho HS phân tích câu b .
( Câu này muốn giải thích lí do tại sao lại nói chim sâu có ích cho nông dân ).
? Dùng QHT không thích hợp về nghĩa làm cho câu văn ntn ? Không hay , thể hiện không rõ nội dung cần diễn đạt .
GV cho HS đọc 2 câu ở phần 3 .
? Xác định QHT trong 2 câu văn vừa đọc ?
( Qua , về ).
? Xác định cấu trúc ngữ pháp của 2 câu văn ?
( Thiếu chủ ngữ vì các QHT đã biến chủ ngữ của câu thành phần khác ( trạng ngữ ) ).
? Để các câu này hoàn chỉnh cần phải làm gì?
( Bỏ : QHT. Một câu mà thừa QHT thì dẫn đến sai cấu trúc ngữ pháp) .
GV đọc phần 4 trong sgk .
? Các câu in đậm trong sgk sai ở đâu ?
( Câu văn dùng sai QHT bởi vì câu sau không liên kết với câu trước , câu văn không có ý nghĩa ).
Hãy chữa lại cho đúng .
? Như vậy trong việc sử dụng QHT cần tránh các lỗi gì ? ( Ghi nhớ ).
Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn HS luyện tập
HS đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu của đề bài .
HS đọc bài tập 2 – cho 3 HS lên bảng làm để lấy điểm miệng .
 + Đọc bài tập 3/108.
- Chữa lại các câu văn sau cho hoàn chỉnh?
 + Đọc bài tập 4/108.
- Cho biết quan hệ từ in đậm được dùng đúng hay sai?
I. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VỀ
QUAN HỆ TỪ .
1. Thiếu quan hệ từ :
VD :
a. Đừng nên nhìn hình thức mà(để) đánh giá kẻ khác .
b. Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa , còn đối với ngày nay thì không đúng .
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa :
VD :
a. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ .
( Thay từ và bằng từ nhưng ).
b. Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng .
( Thay từ để bằng từ vì ).
3. Thừa quan hệ từ :
Câu mà thừa QHT dẫn đến sai cấu trúc ngữ pháp .
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết :
VD :
a. Không những giỏi về môn toán , không những giỏi về môn văn mà còn giỏi về nhiều môn khác .
b. Nó thích tâm sự với mẹ , không thích tâm sự với chị .
* Ghi nhớ : sgk-tr 107.
II. LUYỆN TẬP .
1/ - Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối .
- Con xin báo một tin vui để cha mẹ mừng .
2/ - Thay từ với bằng từ như 
- Thay từ tuy bằng từ dù .
- Thay từ bằng = từ về .
3) Chữa lại các câu sau cho hoàn chỉnh:
 a- Bỏ quan hệ từ : đối với.
 b- Bỏ quan hệ từ : với.
 c- Bỏ quan hệ từ : qua.
 4) Xác định câu đúng sai:
 a- Đúng; b- Đúng; c- Sai; d- Đúng;
 e- Sai; g- Sai; h- Đúng; i- Sai.
E. Củng cố -dặn dị:
Về nhà học bài , xem lại các bài tập đã làm .
Làm các bài tập còn lại . Soạn bài : “ Xa ngắm thác núi lư” .
F. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : / 10/2015
Ngày giảng : /10/2015 
Tiết : 34 HDĐT: 
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng lư sơn bộc bố)
ĐÊM ĐỖ THUYỀN Ở PHONG KIỀU
(Phong kiều dạ bạc)
NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA )
A-Mục tiêu bài học:
 Giúp hs thấy được
1. Kiến thức:- Vẻ đẹp tráng lệ, huyền ảo của thác núi Lư trong con mắt tác giả.
- Tình yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn hào phĩng, trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ Lí Bạch.
2. Kỹ năng- Bước đầu cĩ ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ) trong việc phân tích tác phẩm và phần nào trong việc tích luỹ vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ Nghiêm túc, cĩ tinh thần học hỏi.
B- Chuẩn bị:
- Đồ dùng: Bảng phụ chép bản phiên âm.
- Những điều cần lưu ý: 
 Khi dạy gv cần phải giới thiệu cho hs cảnh thác nước ở sgk hoặc tranh vẽ.
C- Tiến trình tổ chức dạy-học:
1- Ổn định tổ chức:7A: .......; 7B:.........
2- Kiểm tra:
 Đọc thuộc lịng bài thơ Bạn đến chơi nhà và nêu những nét đặc sắc về ND và NT của bài thơ ? (dựa vào ghi nhớ ).
3- Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Thơ Đường là một thành tựu rực rỡ nhất của văn học đời Đường (TK VII- TK X), là 1 trong những thành tựu tiêu biểu nhất của văn học TQ, đồng thời cũng là thành tựu của thơ ca nhân loại. Nĩi đến thơ Đường TQ, người ta khơng thể khơng nghĩ đến Lí Bạch, ơng là một trong số những nhà thơ nổi tiếng của TQ về thể thơ Đường luật. Người đời gọi ơng là Tiên thơ, thơ của ơng thể hiện tâm hồn lãng mạn, phĩng khống. Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là 1 trong những bài tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ơng. 
Hoạt động của thầy-trị
Nội dung kiến thức
Bổ sung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản 1
? Dựa vào chú thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả bài thơ Xa ngắm thác núi Lư?
? Vì sao người ta lại gọi ơng là “Tiên thi” ?
? Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư thuộc đề tài nào?
? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ?
- Hd đọc: 
+ Đọc nguyên bản phiên âm: yêu cầu chính xác từng chữ, giọng phấn chấn, hùng tráng, ngợi ca. Nhịp 4/3 - 2/2/3.
Nhấn mạnh các từ: vọng, sinh, quải, nghi, lạc. 
+ Đọc bản dịch nghĩa và bản dịch thơ: chậm rãi, rõ ràng, nhịp 4/3.
- Giải nghĩa từ : vọng, lư sơn, bộc bố.
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào ? 
? Căn cứ vào nhan đề bài thơ và câu thứ 2 (chú ý nghĩa của 2 chữ vọng và dao), xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? Vị trí đĩ cĩ lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? (vọng: trơng từ xa ; dao: xa ).
? Bài thơ miêu tả cảnh gì ?
? Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác núi Lư được miêu tả trong lời thơ nào (ở cả 3 bản: phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)? 
? Vì sao dân gian gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lơ? 
- Vì núi cao cĩ mây mù che phủ, trơng xa như chiếc lị hồng nên gọi là Hương Lơ.
? Câu thơ thứ nhất miêu tả cái gì? (Câu thứ nhất phác ra cái phơng nền của bức tranh tồn cảnh thác núi Lư.
? Ngọn núi Hương Lơ được miêu tả như thế nào? 
- Nhà thơ miêu tả thác nước vào lúc mặt trời chiếu rọi ánh sáng. Thác nước đổ mạnh, tung bọt, toả hơi nước như sương khĩi phản quang dưới ánh nắng toả ra, hắt ra 1 màu tím rực rỡ, kì ảo.
 ? Trong thơ Lí Bạch, Hương Lơ được khám phá ở sự tác động qua lại của các tác giả vũ trụ. Điều đĩ được thực hiện bằng các chi tiết miêu tả hđ tương tác của mặt trời và núi. Đĩ là chi tiết ngơn từ nào? Các chi tiết đĩ gợi tả 1 cảnh tượng như thế nào?
? Trên nền cảnh núi rực rỡ hùng vĩ đĩ, 1 thác nước hiện ra khác nào 1 dịng sơng treo trước mặt. Lời thơ nào (ở trong 3 bản) đã tạo nên hình ảnh này? 
? Bản dịch thơ khơng dịch được chữ nào của nguyên tác? (quải)
? Dựa vào nghĩa của các từ quải và tiền xuyên, hãy cho biết câu 2 tả cảnh thác nước từ vị trí nào? Cảnh thác từ trên đỉnh cao được miêu tả như thế nào? (Tả cảnh thác nước từ trên đỉnh cao tuơn trào, đổ ầm ầm xuống núi biến thành dải lụa trắng rủ xuống yên lặng và bất động được treo giữa khoảng vách núi và dịng sơng)
? Nghĩa của câu thơ này là gì?
? Trong các bản phiên âm, dịch n

File đính kèm:

  • docVan_7.doc