Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 1 - Phạm Nguyễn Kim Ngân

A.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

+ Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son thân phận chìm nổi của người phụ nữ ở bài “Bánh trôi nước”.

- Thái độ: GD HS thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bi cũ:.

 3. Giới thiệu bài mới:

 4. Tiến trình hoạt động:

 

doc195 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Học kỳ 1 - Phạm Nguyễn Kim Ngân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ù với em.
Làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của em.
Gợi nhớ kỷ niệm.
Chính là loài cây em yêu.
- Kết bài: tình cảm của em đối với loài cây đó.
HĐ2: 
Viết bài: Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài em sẽ viết như thế nào để bày tỏ hết tình cảm của em đối với loài cây mà em yêu.
- GV hướng dẫn HS tập viết một số đoạn ra giấy (Mở bài, Kết bài).
- GV thu bài, đọc và nhận xét – biểu dương các cố gắng ban đầu của HS đồng thời gợi ý sửa chữa.
Sau khi viết xong có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?
Câu hỏi nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?
Bài văn được viết theo phương thức nào?
Đêm trung thu đẹp như thế nào?
Kỉ niệm nào đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?
HS dựa vào dàn bài chung để diễn đạt thành văn.
Sau khi GV đọc, HS nhận xét bài làm của bạn, nêu ra ý kiến của mình.
Rất cần.
Để chỉnh sửa lại sai sót ž hoàn chỉnh bài làm.
Viết đoạn văn:
Lưu ý từ ngữ biểu cảm (thể hiện tình cảm, cảm xúc).
Đọc và sửa bài:
Hoàn chỉnh bài viết.
HĐ3: 
GV cho HS tổng hợp lại các bước làm bài.
Khi làm một bài văn, ta cần thực hiện những điều gì?
Cảm xúc, tình cảm phải như thế nào?
Lời văn diễn đạt ra sao?
HS tổng hợp các bước làm bài.
HĐ 4:
GV hướng dẫn HS đọc bài (phần này đã lồng vào bài học khi chuẩn bị viết).
Luyện tập: ( / 100, 101)
Bố cục bài – tình cảm của tác giả đối với cây Sấu.
Dặn dò:
- Luyện viết một trong các đề Sgk / 88.
- Chuẩn bị bài: Qua đèo Ngang.
Rút kinh nghiệm – bổ sung:
Tuần 8	Bài 8
Tiết 29: Văn bản 
QUA ĐÈO NGANG
	Bà Huyện Thanh Quan
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Kiến thức: + Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo Ngang.
	+ Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Thái độ: GD HS biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:. - Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” – Nêu ý nghĩa bài thơ?
 3. Giới thiệu bài mới: Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Chương Hiền. Nhưng có lẽ bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là được nhiều người thích nhất.
 4. Tiến trình hoạt đợng: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 2:
- GV giúp HS tìm hiểu thể thơ thất ngôn bát cú (Đường luật) – nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo Ngang.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc với giọng nhẹ nhàng, trầm buồn ž tâm trạng bài thơ.
Giới thiệu vài nét về tác giả?
-Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh quê ở Nghi Tàm (nay thuộc Tây Hồ – Hà Nội). Bà sống trong thời đại cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn, nổi tiếng là người hay chữ. Bà là một nữ sĩ tài danh, để lại cho đời 6 bài thơ Đường luật nổi tiếng, đặc biệt là bài Qua đèo Ngang. Thơ bà mang phong cách cổ kính.
-Hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6?
Bố cục bài thơ?
? Xuất xứ bài thơ?
-Bà đi từ Hà Nội đến kinh thành Huế nhận chức Cung trung giáo tập ž đi qua đèo Ngang bà xúc cảm và sáng tác bài thơ.
Nội dung chính của bài thơ?
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (tỉnh Thái Bình) nên bà có tên gọi là bà Huyện Thanh Quan. Bà sống trong thời đại cuối nhà Lê và đầu nhà Nguyễn. Triều đình nhà Nguyễn mời bà vào kinh thành Huế giữ chức Cung trung giáo tập để dạy cho các công chúa và cung phi.
8 câu, mỗi câu 7 chữ, các từ cuối những câu 1, 2, 4, 6, 8 vần với nhau – vần bằng. Tiếng thứ hai câu 1 thanh trắc ž luật trắc.
Chia làm 4 phần:
2 câu đề: câu 1 (phá đề), câu 2 (thừa đề).
2 câu thực: câu 3, 4.
2 câu luận: câu 5, 6.
2 câu kết.
Niêm luật:
Câu 1 niêm câu 8.
Câu 2 niêm câu 3.
Câu 4 niêm câu 5.
Câu 6 niêm câu 7.
(Nhất tam ngũ bất luận – Nhị tứ lục phân minh).
Triều đình nhà Nguyễn mời bà vào kinh thành Huế dạy cho các công chúa và cung phi ž đi qua đèo Ngang.
Bức tranh đèo Ngang hoang sơ vắng vẻ.
¦ Tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Bà Huyện Thanh Quan quê ở Nghi Tàm (Tây Hồ – Hà Nội).
2. Tác phẩm:
a. Thể loại:
Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
b. Xuất xứ: Sáng tác lúc bà nhận chức Cung trung giáo tập ž đi ngang qua đèo Ngang.
c. Đại ý: Tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh tượng hoang sơ của đèo Ngang.
HĐ 3:
Hướng dẫn HS thấy rõ cảnh tượng đèo Ngang ž tác giả bộc lộ tâm trạng.
-Đọc 2 câu đề:
-Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai ?(Lần đầu tiên trong đời phải xa quê,xa nhà, gặp cảnh bát ngát núi rừng trên con đèo chạy xô ra biển vào một thời điểm rất đặc biệt trong ngàyž thời điểm nào ?
- Bà cứ bước tiếp thong dong trong cảnh ấy hay dừng lại để ngắm cảnh ?
-Thời điểm buổi chiều có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
-Em có nhớ một bài ca dao nào thể hiện tâm trang buổi chiều nhớ mẹ nhớ quê của một cô gái ?
- Cho Hs thảo luận nhóm.
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả bằng các biện pháp nghệ thuật nào ? ý nghĩa của các biện pháp nghệ thuật đó 
- GV chốt:Đá và cỏ cây, lá và hoa rậm rạp, chen chúc. Cảnh vật phô bày vẻ hoang dã,ban sơ ž cái nhìn chung,bao quát cảnh vật ž cảnh vắng lặng, buồn bã 
* HĐ4: Cho HS đọc 2 câu thực – chú ý phép đối rất chỉnh về nhịp, thanh, từ loại.
- Cảnh vật trong hai câu thơ được quan sát từ đâu ? Cảnh có nhìn thấy rõ nét không ?( hai câu tả thực cụ thể thêm cảnh vật Đèo Ngang, đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống cảnh “dưới núi” và “bên sông”, mờ mờ, nhỏ hun hút ).
- Cảnh đã bắt đầu xuất hiện cuộc sống của con người chưa ? đó là hình ảnh nào ? 
-Hình ảnh “chú tiều ” và “nhà chợ ” được miêu tả như thế nào hai từ láy lom khom,lác đác được đảo ra ở đầu hai câu thực ?
- Em cảm nhận như thế nào về sự sống ở Đèo Ngang qua? (Không nhìn thấy người kiếm củi rõ nét chỉ thấy thấp thoáng dáng lưng cúi lom khom, vắt vẻo dưới núi xa, hình bóng con người đã nhỏ lại càng mờ hơn. Lại thêm tiêu điều, “lác đác” của lều chợž Sự sống ở Đèo Ngang ít ỏi,thưa thớt, đìu hiu. )
* HĐ5: HS đọc tiếp hai câu luận. 
- Phép đối đã được sử dụng tiếp trong hai câu luận ntn?
- Những âm thanh, tiếng động nào tác giả nghe văng vẳng trên Đèo Ngang ?
GV giảng: Những âm thanh buồn buồn, khắc khoải, triền miên,không dứt . Những âm thanh này có thể có thật mà có thể do tác giả tưởng tượng.
- Chỗ sáng tạo khá mạnh bạo của tác giả theo em là gì ? (cho HS thảo luận )
-GV giảng: Đây là hai câu thơ tả tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ ž tiếng lòng thiết tha da diết của tác giả nhớ nhà, nhớ quê, nhớ quá khứ của đất nước.
* HĐ6:GV cho HS đọc hai câu kết với giọng điệu phù hợp 
- Ở hai câu cuối tác giả còn tả cảnh nữa hay không ? Trời, non, nước có phải chỉ đơn thuần là cảnh không ? 
-GV giảng: Nhà thơ nhắc lại, khắc sâu thêm cái ấn tượng buồn, cảnh vật hoang liêu, rời rạc: trời,non,nước... cùng các không gian nối tiếp:trời, rồi đến núi, rồi đến biển Đông... mà như rời rạc, tách rời, mỗi cảnh một nơi.Ấy vì lòng người đang buồn, đang cô lẻ, lại được cảnh tiếp thêm, tô đậm.
? Mảnh tình riêng có nghĩa là gì ? tại sao dùng từ “mảnh” ?
-GV giảng: Ẩn dụ từ vựng. Đây là cả một thế giới nội tâm, là nỗi buồn và cô đơn thăm thẳm, vời vợi của một cá nhân nhà thơ.
- Em có phát hiện ra nghệ thuật tương phản trong hai câu kết không ?
- Nỗi buồn chia sẻ với ai được không ?
- Ta với ta là ai với ai ? Cụm từ ấy gợi cho em cảm xúc gì về bà Huyện Thanh Quan ?
 -GV giảng: Ta đối diện với ta, một con người, một nỗi buồn, một nỗi cô đơn.
-Đọc 2 câu đầu.
-Nhà thơ 
žLúc xế tà: chiều tàn, nắng nhạt sắp tắt.
žBước tới Đèo Ngang – dừng lại ngắm cảnh 
žGợi cảm giác buồn, thường suy nghĩ về cuộc đời, thân phận.
ž- Điệp từ:chen, điệp âm: đá, lá,hoa ž cây cỏ chen chúc, rậm rạp. 
 HS đọc 2 câu thực žtìm phép đối, nhịp, thanh, từ loại.
Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống cảnh “dưới núi ”và “bên sông” ž cảnh nhìn mờ xa, không rõ nét.
ž Chú tiều, nhà chợ žcuộc sống của con người 
žĐảo vi ngữ, trật tự đúng của hai câu thơ: 
-Vài chú tiều lom khom ở dưới núi.
- Mấy nhà chợ lác đác ở bên sông.
žcon người càng mờ, nhỏ với dáng lom khom dưới núi xa, cuộc sống tiêu điều với cảnh lác đác của lều chợ ž Sự sống ở Đèo Ngang ít ỏi,thưa thớt, đìu hiu. 
- HS đọc hai câu luận 
- HS tìm, chỉ ra phép đối 
- Tiếng con chim quốc ( chim cuốc –đỗ quyên ) và con chim gia gia (gà gô ).
- Chim quốc ž tiếng kêu cuốc cuốc ! ž đất nước ž nhớ nước.
 - Chim gia gia ž tiếng kêu gia gia ž gia đình 
- HS đọc 
- Nhắc lại, khắc sâu thêm cái ấn tượng buồn của cảnh.
- Nỡi buồn và nỡi cô đơn thăm thẳm của cá nhân nhà thơ.
- Tương phản giữa mênh mông trời nước, thăm thẳm núi đèo với con người nhỏ bé,đơn chiếc đang ôm một mảnh tình riêng.
- Nỗi buồn không ai chia sẻ của nhà thơ.
- Tâm trạng cô đơn.
II. Đọc – tìm hiểu văn bản:
1. Hai câu đề:
Bước tới Đèo Ngang, bĩng xế tà,
Cỏ cây chen đá,lá chen hoa.
žThời điểm xế tà gợi tâm trạng buồn.
 -Điệp từ:chen 
-điệp âm: đá, lá,hoa ž cây cỏ chen chúc, rậm rạp 
ž cuộc sống còn hoang sơ, hiu hắt, buồn bã.
2. Hai câu thực:
Lom khom /dưới núi,/ tiều vài chú,
Lác đác/ bên sông, / chợ mấy nhà.
-phép đối
-Từ láy gợi hình + đảo ngữ: “lom khom, lác đác ” 
- đảo số từ: “vài”, “mấy” 
žSự sống ở Đèo Ngang ít ỏi,thưa thớt, đìu hiu.
3. Hai câu luận:
Nhớ nước/ đau lòng,/ con quốc quốc,
Thương nhà/ mỏi miệng,/ cái gia gia.
 ¦ Phép đối 
¦ Ẩn dụ tượng trưng: Tiếng chim quốc >< nhớ nhà 
¦ Phép chơi chữ:
- Chim quốc ž tiếng kêu cuốc cuốc ! ž đất nước ž nhớ nước.
- Chim gia gia ž tiếng kêu gia gia ž gia đình ž nhớ nhà.
º Tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ ž tiếng lòng thiết tha, da diết của tác giả nhớ nhà, nhớ quê, nhớ quá khứ của đất nước.
º Mượn cảnh tả tình.
4. Hai câu kết:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng,ta với ta.
- Nghệ thuật tương phản: Trời,non, nước >< mộmảnh tình riêng,ta với ta.
ž Giữa không gian mênh mang, xa lạ, một mình tác giả đối diện với nỗi cô đơn nặng nề,khép kín,nặng nề gần như tuyệt đối.
HĐ 7:
GV cho HS đọc ghi nhớ.
Đọc ghi nhớ - chép vào vở.
III. Ghi nhớ: SGK
HĐ 8:
GV hướng dẫn HS làm bài luyện tập - đọc thêm.
- Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta 
IV. Luyện tập:
 - Tìm hàm nghĩa của cụm từ ta với ta
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ + ghi nhớ
Tiết 30: Văn bản
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
	Nguyễn Khuyến
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Kiến thức: + Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của Nguyễn Khuyến.
	+ Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật.
- Thái độ: GD HS biết yêu quý, tôn trọng tình bạn.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:. - Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho biết vài nét về tác giả .
- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả như thế nào ? Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan ra sao?
 3. Giới thiệu bài mới: Sống ở đời ai mà không có bạn, nhất là khi có người bạn lại là ý hợp tâm đầu, thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Điều đó ta sẽ thấy qua bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 4. Tiến trình hoạt đợng: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
¯ HĐ 1: Tìm hiểu chú thích GV đọc mẫu, hướng dẫn học sinh đọc
?Giới thiệu tác giả bài thơ
?Nhớ lại thể thơ thất ngôn bát cú, hãy nhận dạng bài thơ Bạn đến chơi nhà?
¯ HĐ 2: Tìm hiểu văn bản 
?Bài thơ”Bạn đến chơi nhà” nói về chuyện gì?
? Theo em bài này được cây dựng theo bố cục như thế nào? Em có thể cho biết nội dung từng phần
v Bình – chuyển 
? Đó là bố cục của bài “Bạn đến chơi nhà” chúng ta sẽ tìm hiểu cảm xúc khi bạn đến chơi. Nguyễn Khuyến tiếp đón bạn như thế nào?
Qua đó thể hiện tình cảm bạn bè như thế nào?
Phần đọc – hiểu văn bản
- Gọi học sinh đọc câu 1
? Gọi bạn là bác, cách xưng hô này có ý nghĩa gì?
Chuyển:
? Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến chơi nhà?
? Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến nhà chơi như thế nào?
Chúng ta tìm hiểu ở phần 2
- Gọi học sinh đọc từ câu 2¦7
? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến nhà chơi như thế nào?
? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế? Có phải ông định kể khó than nghèo với bạn không?
? Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
- Gọi học sinh đọc câu cuối
? Quan hệ với (tích hợp) liên kết hai thành phần ta.
Đó là nghĩa cái “ta”nào?
? Trong hoàn cảnh gặp gỡ bạn bè ở đây, ta với ta có ý nghĩa gì?
? Hãy so sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ này với ta trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan? 
¯HĐ 3: hướng dẫn học sinh thực hiện ghi nhớ
? Tiếng thơ tình bạn hồn nhiên, dân dã, chân thành này được viết bằng hình thức ngôn ngữ tương ứng nào?
?Qua bài thơ em hiểu gì về Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ bài thơ này
¯ HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập
* Gọi học sinh đọc bài tập 1a/106 yêu cầu trả lời ¦ chép vở
* gọi học sinh đọc thêm /106
- Đọc văn bản – tìm hiểuchú thích
’Nguyễn Khuyến
Số câu:8 câu
Số chữ trong câu: 7 chữ
Hiệp vần chữ cuối các câu 1,2,4,6,8. Đối vần các cặp câu: 3 – 4, 5 – 6 
’Bài thơ bộc lộ tình bạn đậm đà thấm thiết, bất chấp điều kiện
’ Câu 1: cảm xúc khi bạn đến chơi nhà, câu 2 ¦ 7 trình bày hoàn cảnh
Câu 8:bộc lộ tình bạn
- Đọc câu 1
’Tỏ niềm chờ đợi bạn đến chơi đã từ lâu
’ đàng hoàng, ân cần, chu đáo
- Đọc từ câu 2¦7
- Học sinh trả lời.
- Học sinh thảo luận:
Không có ý định than nghèo, vì các thứ đều có chưa thể dùng được
Sự việc không có trầu cho thấy sự không may kia chỉ là nói vui
- Đọc câu cuối
Trả lời:
Ta là chủ nhân(tác giả)
Ta là khách(bạn)
là quan hệ gắn bó hoà hợp
¦ một bên chỉ sự hoà hợp của hai con người trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ
 ¦một bên mà một mình đối diện với chính mình trong một nội tâm buồn
Thảo luận: 
¦trả lời theo nhóm
Ngôn từ thuần Việt, giản dị
Nguyễn Khuyến là con người hồn nhiên, dân dã, trong sáng
- Tình bạn của ông là tình bạn chân thành, ấm áp, bền chặt, dựa trên giá trị tinh thần
Đọc BT 1a/106
*Trả lời ¦chép vở
*Học sinh đọc thêm
I.Đọc –Tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909 ) – Tam Nguyên Yên Đỗ.
2. Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
II.Đọc –Tìm hiểu văn bản:
1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà:
- Đã bấy lâu à chứng tỏ niềm chờ đợi từ lâu.
- Bácà xưng hô thân mật gần gũi.
à Tình bạn bền chặt, thân thiết.
2. Cảm xúc về gia cảnh:
- Không có thực phẩm để đãi bạn (gà,cá ) vì khó đuổi bắt.
- không thể đãi rau quả (cải, cà,bầu ) vì chưa thể hái được.
- không có cả trầu.
à ngôn ngữ giản dị, hóm hỉnh, nói quá.
àTạo tình huống đặc b iệt: hoàn toàn không có gì để đãi bạn.
3. Cảm xúc về tình bạn:
- Ta với ta: Sự đồng nhất giữa chủ và khách.
¦Sự hoà hợp giữa hai con người trong một tình bạn đậm đà, thắm thiết.
III. Ghi nhớ:
NT: Lập ý bằng cách cố tạo tình huống đặc biệt, giọng thơ hóm hỉnh.
ND: Thể hiện tình bạn đậm đà, thấm thiết.
IV. Luyện tập:
1a/106 Ngôn ngữ của bài Bạn đến chơi nhà:ngôn ngữ đời thường
- Ngôn ngữ ở đoạn thơ: sau phút chia ly: ngôn ngữ bác học
¦ nhưng cả hai đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng bài thơ + ghi nhớ
Chuẩn bị giấy kiểm tra làm bài viết số 2
¯ Rút kinh nghiệm bổ sung:
Tiết 31+32: Kiểm tra tập trung
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
BÀI VĂN BIỂU CẢM 
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ những điều tốt đẹp trong thiên nhiên, câu văn mạch lạc, bố cục rõ ràng.
- Thái độ: Bày tỏ tình cảm tốt đẹp, chân thực của mình, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:.
 3. Giới thiệu bài mới: 
 4. Tiến trình hoạt đợng: 
* Đề bài: Nêu cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu quý nhất.
 GV gợi ý: + Chọn loài cây em thực sự yêu thích và có sự hiểu biết về loài cây đó.
	+ Nêu lí do em thích.
	+ Tả những nét gợi cảm của cây.
	+ Nêu những tình cảm chân thành của mình đối với cây.
	+ Chú ý sắp xếp bố cục cho rõ ràng, hợp lí.
* Đáp án và biểu điểm:
 a) MB: (1.5đ)
 - Nêu loài cây và lí do yêu thích.
 b) TB: (6đ)
 - Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.
 - Vai trò của cây trong đời sống con người.
 - Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.
 c) KB: (1.5đ)
 - TÌnh cảm của em đối với cây.
 (Trình bày bài sạch, đẹp (1đ))
* Yêu cầu: Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
	+ Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
	+ Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.
Tiết 33:Văn bản (Hướng dẫn đọc thêm)
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư Sơn bộc bố) 
	Lí Bạch
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Kiến thức: Vận dụng các kiến thức đã học về văn miêu tả và văn biểu cảm để phân tích được vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó thấy được một số nét trong tâm hồn và tình cảm của Lý Bạch.
- Kĩ năng: Rèn luyện kiõ năng dịch nghĩa từng chữ vào việc phân tích , biết tích lũy vốn từ Hán Việt .
- Thái độ: GD HS có ý thức cảm nhận và phát hiện cái đẹp trong thiên nhiên.
B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:. - Đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến.
	- Hãy so sánh cụm từ “ta với ta

File đính kèm:

  • docgiao_an_van_7_hk13_cot_chuan_dang_su_dung.doc