Giáo án Ngữ văn 7 - Chuyên đề 2: Văn bản nghị luận - Tiết 84: Tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ

? Tìm câu nêu luận điểm ?

Chiếu hình ảnh

GV bình: Câu văn gồm 2 vế bổ sung nhau, giúp ta hiểu rằng Bác vừa là bậc vĩ nhân phi thường, vừa là người bình thường gần gũi với mọi người .

? Luận điểm này đề cập đến mấy phạm vi?

? Trong đời sống hằng ngày, đời sống chính trị được tác giả khái quát bằng từ ngữ nào?

GV: Tác giả nêu vấn đề trực tiếp, Bác có sự hài hòa kết hợp và thống nhất giữa 2 phẩm chất vĩ đại, giản dị chính trị và đạo đức trong con người Bác

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Chuyên đề 2: Văn bản nghị luận - Tiết 84: Tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/2/2015
Ngày giảng: 6/2/2015 
Dạy chuyên đề văn 7
GV thực hiện: Dương Thị Tuyết Nhung
Lớp dạy: 7A
Trường: THCS Cự Khê
	CHUYÊN ĐỀ 2: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
Tiết 84: TÌM HIỂU
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
 Phạm Văn Đồng
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được đức tính giản dị là phẩm chất cao quý của Bác Hồ qua đoạn văn nghị luận đặc sắc.
- Nhận biết và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả, đặc biệt cách nêu dẫn chứng và bình luận, ngắn gọn, sâu sắc.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong dử dụng ngôn ngữ nói, viết hàng ngày.
 - Cách nêu dẫn chứng và bình luận nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận xã hội.
 - Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận .
- Tự nhận thức được những đức tính giản dị bản thân cần học tập ở Bác
- Làm chủ bản thân : xác định được mục tiêu phấn đấu rèn luyện về lối sống của bản thân theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bước vào thế kỷ mới.
- Giao tiếp ,trình bày, trao đổi suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về lối sống giản dị của Bác
3. Thái độ: 
 - Nhớ và thuộc được một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài, học tập theo lối sống giản dị của Bác.
 C. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, tài liện liên quan, hình ảnh, máy chiếu, máy hắt
 - HS: Học theo nhóm : thảo luận, trao đổi, phân tích những đặc điểm của đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lối sống của lớp thanh niên hiện nay và về lối sống của bản thân, trong bối cảnh mới.
	Giấy toki, bút dạ, phiếu học tập
 - Minh họa : Hình ảnh về lối sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
 - Viết sáng tạo về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh , những đức tính giản dị cần được chuẩn bị cho mỗi cá nhân
 - PP: Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm....
- Năng lực phát triển của hs: kĩ năng giao tiếp và sử dụng tiếng việt, thẩm mĩ, cảm thụ, vận dụng bản thân, giải quyết vấn đề....
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới : 
 GV giới thiệu bài:
 Ở Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc, suốt đêm không ngủ đốt lửa cho anh đội viên nằm, rồi nhón chân đi dém chăn, từng người, từng người một.
 Còn hôm nay chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng – Người học trò xuất sắc – người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung bài
Hình thành, phát triển năng lực
* Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
Gv hướng dẫn hs đọc (mạch lạc, rõ ràng, sôi nổi cảm xúc)
GV đọc trước 1 đoạn, giọ hs đọc và nhận xét
? Giải thích từ khó: nhất quán, tươm tất
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Phạm Văn Đồng 
Chiếu ảnh ông Phạm Văn Đồng và Bác Hồ
 GV đặt những câu hỏi gợi để hs trả lời.
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
Chiếu ảnh tác giả đọc bài diễn văn
? Văn bản thuộc kiểu loại gì? nêu phương thức biểu đạt ?
? Mục đích chứng minh của văn bản này là gì ? 
? Nêu luận điểm chính của toàn bài? 
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người Bác ?
? Từ dó em hãy xác định bố cục của văn bản ?
Chiếu bố cục
? Em nhận thấy tác giả có vai trò gì trong bài văn nghị luận này ? 
GV: Văn bản đầy đủ phải có bố cục 3 phần, nhưng bài này chỉ có 2 phần thiếu phần kết luận. 
GV chuyển ý: Để thấy đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả giới thiệu như thế nào? chúng ta sang phần II
* Tìm hiểu văn bản 
- Gọi hs đọc đoạn 1
? Trong phần mở đầu văn bản, tác giả đã viết 2 câu văn, làm 2 đoạn có gì đặc biệt ?
TH phân môm TLV nghị luận
? Vậy luận điểm chứng minh là gì?
 ? Tìm câu nêu luận điểm ? 
Chiếu hình ảnh
GV bình: Câu văn gồm 2 vế bổ sung nhau, giúp ta hiểu rằng Bác vừa là bậc vĩ nhân phi thường, vừa là người bình thường gần gũi với mọi người .
? Luận điểm này đề cập đến mấy phạm vi? 
? Trong đời sống hằng ngày, đời sống chính trị được tác giả khái quát bằng từ ngữ nào? 
GV: Tác giả nêu vấn đề trực tiếp, Bác có sự hài hòa kết hợp và thống nhất giữa 2 phẩm chất vĩ đại, giản dị chính trị và đạo đức trong con người Bác
? Văn bản này tập trung làm nổi bật phạm vi nào ? 
? Trong khi nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã có thái độ ntn? Lời văn nào chứng tỏ điều đó ? 
GV; Tác giả yêu quý, cảm phục ngợi ca trước tấm lòng của Bác. Từ đó tác động tới tình cảm người đọc
Gv chuyển ý: tiếp theo tác giả mở rộng phẩm chất gỉan dị đặc biệt ấy vẫn được giữ nguyên qua nhg năm hoạt động cách mạng đầy sóng gió..... 
- Gọi Hs đọc đoạn 2 
? Trong đoạn văn tiếp theo tác giả đề cập đến mấy phương diện trong lối sống giản dị của Bác Hồ. Đó là những phương diện nào? Chiếu câu hỏi TL các nhóm
Nhóm 1: tìm hiểu đức tính giản dị Bác Hồ thể hiện trong lối sống
Nhóm 2 Đức tính giản dị Bác Hồ thể hiện trong quan hệ với mọi người
Nhóm 3 Đức tính giản dị Bác Hồ thể hiện trong nói và viết
Gv nhận xét
? Tìm những từ ngữ chứng minh cho điều đó 
? Tìm văn bản nói về bữa ăn đạm bạc, dân dã của Bác 
TH văn thơ
Chiếu hình ảnh
GV: bữa ăn của Bác rất đơn giản trong bài " Tức cảnh Pác Pó" Bác viết : 
" Sáng ra bờ suối tối vào hang.
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng......" 
hoặc "Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ, Tránh nói to và đi rất nhẹ ở trong vườn" của Việt Phương.
GV: việc nhỏ đó ta còn thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người
? Cái nhà Bác ở ntn ?
GV: nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: 
"Nơi Bác ở sàn mây, vách gió/ Sớm nghe chim rừng hót quanh nhà/ Đêm trăng, một ngọn đèn khêu nhỏ..."
? Qua đó ta thấy lối sống và tác phong của Bác ntn 
? Trg đoạn văn có 1 số câu cảm xen kẽ có tác dụng gì? 
Gv: Không chỉ bữa ăn, nhà ở mà trang phục cũng rất giản dị: Đôi dép cao su, tủ nhỏ treo mấy bộ quần áo kaki đã sờn, chiếc đồng hồ báo thức, cây quạt lá cọ, chiếc máy thu thanh, chiếc máy đánh chữ ....mỗi đồ dùng rất nhỏ, rất cũ cũng gắn bó với Bác qua nhiều năm tháng
- Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị,
Màu quê hương bền bỉ, đậm đà. (Tố Hữu)
?Đv, t/g sử dụng lí lẽ hay dẫn chứng? tác dụng cách viết này? 
 GV: tác giả xen kẽ 1 đoạn giải thích-bình luận bằng lí lẽ mở rộng đi sâu vào lối sống giản dị không phải khắc khổ của nhà tu hành cũng không phải kiểu hiền triết, ẩn dật mà gỉan dị về đời sống vật chất bởi Bác có đời sống tinh thần phong phú, sôi nổi. Khiến Bác sống vui, sống khỏe. Bác tự nhận xét mình: 
"Sống quen thanh đạm nhẹ người / Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung"
TH môn GDCD 6
? Tìm dẫn chứng cho thấy đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong quan hệ với mọi người?
GV: Các em đã học môn GDCD6 viết về mối quan hệ Bác với mọi người "Giữ luật lệ chung" khi đi ngoài đường đến đèn đỏ người lái xe định vượt Bác yêu cầu dừng lại..., " Bác Hồ với mọi người" ngoài giờ làm việc Bác còn gặp gỡ đồng bào khắp nơi.....
Chiếu 1 vài hình ảnh
? Em có nhận xét gì về mqh của Bác với mọi người?
? Đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói-viết tác giả đưa ra câu nói nào của Bác?
? Tại sao trong đoạn cuối của văn bản để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả lại dùng câu nói của Bác để chứng minh? 
? Em có nhận xét gì về cách nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm? 
? Tác giả có lời bình luận nào về tác dụng của lối sống giản dị sâu sắc của Bác ?
? Lời bình ấy giúp em hiểu thêm điều gì về Bác 
? Ý nghĩa lời bình luận trên là gì?
GV: câu bình ấy vừa ca ngợi hiệu quả những bài viết của Bác, vừa khái quát luận điểm 2 trong áng văn nghị luận
TH lịch sử
? Em còn biết những câu nói nào của Bác?
GV: Trong giờ phút đọc "Tuyên ngôn độc lập" Bác hỏi: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?"
 Để động viên tinh thần ý chí thanh niên không ngại gian khó...... "Không có việc gì khó/........
 Quyết chí ắt làm nên"
GV chuyển ý: Qua phần tìm hiểu văn bản, các em cần ghi nhớ điều gì, các em chuyển sang TLN 
* Tổng kết
Chiếu câu hỏi thảo luận nhóm theo hình thức khăn phủ bàn
? Nhóm 1& 2: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong văn nghị luận ?
? Nhóm 3: Trình bày nội dung của văn bản ?
Chiếu ghi nhớ 
GV chuyển ý:
* HD luyện tập
? Bản thân em học được điều gì từ đức tính giản dị của Bác Hồ?
Chiếu BT trắc nghiệm
? Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả trong văn bản này ? 
 (TLN ra phiếu học tập)
GV tổ chức trò chơi tiếp sức 
? Em tìm 1 số đoạn thơ hay một mẩu truyện kể về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác?
-Luật chơi từng người lên bảng viết đến khi hết giờ thì thôi.
GV cho cả lớp hát bài "Như có Bác Hồ"
- Hs đọc
- nhất quán: thống nhất ko khác biệt từ trước tới sau
- tươm tất: (TT) đàng hoàng chu đáo
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích,
- Trích từ diễn văn "Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại" đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ năm 1970.
- Hs: Suy nghĩ trả lời 
- Giúp mọi người hiểu về đức tính giản dị của Bác Hồ 
- nhan đề
- Giản dị trong sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói và bài viết 
- Hs trả lời
- Người viết người trình bày bài diễn văn trg lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác 
- kết cấu câu dài chia 2 đoạn, đây là ngụ ý của tác giả giới thiệu khái quát về đức tính giản dị của Bác Hồ của Bác Hồ
- đức tính giản dị, khiêm tốn
- Sự nhất quán giữa . của Bác
- Đời sống cách mạng và đời sống hằng ngày 
 - Vô cùng giản dị, khiêm tốn
- Trong sạch, thanh bạch, tuyệt đẹp
- Làm nổi bật đời sống giản dị hằng ngày 
- Rất lạ lùng, rất kì diệu.....
- Hs đọc
- 3 phương diện
- Hs theo dõi câu hỏi
Gọi lần lượt từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Đại diện nhóm 1 trình bày 
+ Giản dị trong bữa cơm chỉ vài ba món
+ Cái nhà sàn Bác ở chỉ vẻn vẹn vài 3 phòng... luôn lộng gió và đầy ánh sáng, hòa hợp với thiên nhiên
+ tác phong: gọn gàng ngăn nắp,lúc ăn không để rơi hạt nào, cái bát lúc nào cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất
+ Lối sống tự mình làm việc, từ việc lớn -> nhỏ. Việc gì làm được Bác không cần người giúp
- Câu cảm thán xen kẽ vừa nêu cảm xúc, vừa làm cho đoạn nghị luận trở nên hấp dẫn hơn 
HS đọc đoạn: Nhưng chớ hiểu lầm rằng..... TG ngày nay.
- Lí lẽ để mở rộng và đi sâu vào lối sống giản dị
- Đại diện nhóm 2 trình bày 
- Bác viết thư cho đồng chí, nói chuyện với các cháu thiếu niên miền Nam, đi thăm nhà tập thể công nhân
- Việc gì cũng tự làm, người phục vụ rất ít Bác đặt cho cái tên thể hiện ý chí chiến đấu, chiến thắng
- Hs đọc đoạn cuối
- Đại diện nhóm 3 trình bày phần TLN
- Hs đọc 2 câu
- Đó là những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người đều biết đều thuộc dễ làm theo
- lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng tiêu biểu
- Những chân lí giản dị mà sâu sắc anh hùng cách mạng
- Đề cao lối nói giản dị. Khẳng định tài năng của Bác
- Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường Bác viết "Non sông Việt Nam có trở nên tươi .........các cháu"
- Đọc 5 điều Bác dạy
- Hs chú ý câu hỏi
- Thảo luận nhóm
- Ăn mặc giản dị phù hợp hoàn cảnh gia đình
- Luôn gần gũi, cởi mở chân thành với mọi người
- học tập, rèn luyện noi theo tấm gương Bác Hồ
- Tạo văn bản nghị luận cần kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận 
- Cách chọn dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu 
- Người viết có thể bày tỏ cảm xúc 
- Hs thay nhau lên bảng viết
- Cả lớp hát
I. Tìm hiểu chung:
1. Đ ọc :
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là thủ tướng Chính phủ trên 30 năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng hấp dẫn người đọc bằng những tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.
b. Tác phẩm:
- Trích từ diễn văn của ông trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ năm 1970.
- Thể loại: nghị luận
- Phương thức biểu đạt: chứng minh
3. Bố cục: Chia hai phần.
p1 - Từ đầu ..tuyệt đẹp: giới thiệu cuộc sống vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác Hồ 
p2 - còn lại: Chứng minh đức tính giản dị của Bác.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Giới thiệu chung về đức tính giản dị của Bác Hồ 
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác. 
+ Giản dị, khiêm tốn
+ Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp 
 => Ca ngợi, cảm phục
2. Giản dị trong lối sống và tác phong 
- Bữa ăn đạm bạc, dân dã
- Nhà ở chỉ vài 3 phòng
- Tác phong gọn gàng, ngăn nắp
- Lối sống thanh bạch, tao nhã
3. Giản dị trong quan hệ với mọi người : 
- Gần gũi, quan tâm tới mọi người
4. Giản dị trong cách nói và viết
“Không có gì quí hơn độc lập tự do” 
“Nước Việt Nam  thay đổi” 
 Bác dùng câu nói nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người làm được 
=> Lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng tiêu biểu
III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk
1. Nghệ thuật :
- Luận điểm ngắn gọn, tập trung
- Có dẫn chứng cụ thể, chọn lọc. lí lẽ bình luận sắc sảo, có sức thuyết phục.
- Giọng văn sôi nổi, trang trọng, tự hào
- Lập luận theo trình tự hợp lí, chặt chẽ. 
2. Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
IV. LUYỆN TẬP: 
1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
2. BT trắc nghiệm
3. Hs tự bộc lộ
4. Trò chơi tiếp sức
Năng lực đọc
Năng lực nhận biết
Năng lực hợp tác
Năng lực phát hiện
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực cảm thụ
Năng lực giao tiếp tiếng việt
Năng lực hợp tác
Năng lực vận dụng thơ văn
Năng lực cảm thụ
Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực vận dụng
Năng lực trình bày
Năng lực trình bày
Năng lực giao tiếp tiếng việt
Năng lực kết hợp
Năng lực trình bày
Năng lực giao tiếp tiếng việt
Năng lực tư duy
Năng lực phát hiện
Năng lực tổng hợp
Năng lực đọc
Năng lực
vận dụng bản thân 
Năng lực ca hát
GV kết luận: Qua bài văn tác giả đã nâng cao lòng kính yêu, biết ơn Bác trong tâm hồn mỗi chúng ta. Hơn bao giờ hết bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ" là 1 bài học quý giá đối với tuổi thơ cả về tư tưởng, cả về cách nói và viết. Vì vậy mồi học sinh cần học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. CỦNG CỐ :
 - Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác Hồ tác giả đã đưa ra những luận điểm nào ?
 - Học thuộc ghi nhớ, Làm phần luyện tập 
- Viết đoạn văn ngắn về đức tính giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người? 
5. HƯỚNG DẪN HỌC 
 - Học và đọc lại các văn bản nghị luận ở HKII.
- Chuẩn bị kiến thức tiết sau luyện tập:
- Xem lại các tác giả, nghệ thuật đặc sắc trong mỗi văn bản
- Tìm hiểu nội dung các văn bản
- Tìm một số bài thơ, văn có liên quan
- Tìm hiểu kĩ hơn về đức tính giản dị của Bác Hồ

File đính kèm:

  • docChuyen_de_Duc_tinh_gian_di_cua_Bac_Ho.doc