Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thùy Dung

Tiết 41: HDĐT - BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

 ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca ) - Đỗ Phủ

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm

- Thấy được đặc điêmr bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện trong bài thơ.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.

- Giá trị hiện thực : phản ánh chân thực cuộc sống của con người.

- Giá trị nhân đạo : thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.

- Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình ; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản thơ nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.

- Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt.

III. CHUẨN BỊ.

- Giáo viên: Giáo án

- Học sinh: soạn bài

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tĩnh dạ tứ” – Lí Bạch

3. Dạy bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.

 

doc406 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Chương trình cả năm - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thùy Dung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân ở miền Bắc vốn rất quen thuộc với chúng ta nhưng qua ngòi bút của Vũ Bằng nó hiện lên như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
- Gv hướng dẫn đọc: giọng nhẹ nhàng, tha thiết , chú ý từ ngữ miêu tả.
 - Gv đọc mẫu, học sinh đọc-> học sinh nhận xét
 - Gv sửa chữa.
Theo dõi chú thích * sgk? Nêu vài nét về tác giả Vũ Bằng?
Tác phẩm viết trong hoàn cảnh nào? In trong tập nào?
Giải thích từ “ riêu riêu”, “đêm xanh”
 - Học sinh đọc chú thích còn lại sgk.
Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
-P1: từ đầu -> mê luyến mùa xuân: Tình cảm của con người với mùa xuân là một quy luật tất yếu, tự nhiên.
-P2: tiếp -> mở hội liên hoan: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người
-P3: còn lại: cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân từ khoảng sau ngày r»m tháng giêng ở miền Bắc
- Học sinh đọc đoạn 2 (sgk 174)
Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc gợi tả qua những chi tiết nào?
 Đoạn văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?(Điệp ngữ, câu nhiều vế dồn dập, ngôn ngữ trau chuốt giàu chất trữ tình) 
Thể hiện điều gì? 
 Em hãy tìm những chi tiết miêu tả sức sống thiên nhiên và con người trong mùa xuân?
Em nhận xét gì về nghệ thuật trong đoạn này?
 ( So sánh độc đáo, cụ thể, giọng văn dồn dập, từ ngữ chau chuốt, giàu hình ảnh ) 
Em hiểu gì về sức sống thiên nhiên và con người trong mùa xuân?
Hai đoạn văn vừa phân tích biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
- Biểu cảm trực tiếp
Phương tiện để biểu cảm là gì?
- Dùng tự sự và miêu tả biểu cảm
-> tích hợp Tập làm văn.
 - Học sinh đọc đoạn 3 (175)
Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?
 ( Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông đầu giêng nhưng trái lại mức một mùi hương man mác và mưa xuân bắt đầu thay thế mưa phùn, bầu trời cũng xanh tươi trong sáng hơn)
Qua đoạn miêu tả, em nhận xét gì về sự quan sát, cảm nhận của tác giả?
 ( Quan sát tinh tế, so sánh đặc sắc “ chỉ độ tám chín giờ sáng, nền trời trong những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lọt”)
Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả?
Quan sát tranh Sgk. Bức tranh tả cảnh gì? Đây là cảnh bàn thời tết có hoa đào, bánh chưng, ngũ quả, hương nến, rượu -> cảnh đón xuân ở miền Bắc.
 - Học sinh đọc diễn cảm bài văn.
 - Học sinh trình bày bài tập.
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Đọc 
2. Chú thích
* Tác giả
- Vũ Bằng 1913 -1984
- Sở trường viết truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí
* Tác phẩm: trích từ thiên tuỳ bút “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập “ Thương nhớ mười hai”
- Viết trong hoàn cảnh đất nước chia cắt
* Từ khó
3. Bố cục: ba phần.
II. Hiểu văn bản
1. Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc.
- Mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh có tiếng trống chèo, câu hát huê tình, bàn thờ, đèn nến, nhang trầm, tình cảm gia đình yêu thương thắm thiết.
-> Tình yêu da diết, mãnh liệt của tác giả.
- Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên như mầm non của cây cối.Tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra và đập mạnh như những con vật nằm thu mình 
- Cảnh mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả tinh tế -> thể hiện tình yêu da diết của tác giả với cảnh sắc đó.
b. Sức sống thiên nhiên và con người trong mùa xuân.
- Sức sống thiên nhiên và con người trong mùa xuân thật mãnh liệt, mãnh mẽ, dồi dào.
2. Cảnh sắc riêng của trời đất mùa xuân từ khoảng rằm tháng giêng ở miền Bắc.
- Cảnh sắc mùa xuân sau rằm tháng giêng được tác giả cảm nhận hết sức tinh tế thể hiện tâm hồn nhạy cảm, ngòi bút tai hoa
=> Ghi nhớ(sgk)
III. Luyện tập
Bài 1: Đọc diễn cảm bài văn
Bài 2: Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn thơ hay về mùa xuân
- Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy .
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương lúa
( Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
- Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
- Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách
Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.
4. Củng cố
 GV tóm tắt nội dung
5. Hướng dẫn học bài
 - Học ghi nhớ
 - Làm bài thơ lục bát
 - Soạn: Sài Gòn tôi yêu
Tuần 16 	 Ngày soạn: // 
 Ngày giảng: //
Tiết 62: HDĐT: Sài Gòn tôi yêu
 - Minh Hương -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được vẻ đẹp của cảnh sắc, thiên nhiên, con người và tình cảm đậm đà, sâu sắc của tác giả với Sài Gòn.
- Nắm được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Những nét đẹp riêng của thành phố Sài Gòn: thiên nhiên, khí hậu, cảnh quan và phong cách con người.
 - Nghệ thuật biểu cảm nồng nhiệt, chân thành của tác giả.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 - Biểu hiện tình cảm, cảm xúc về một sự việc qua những hiểu biết cụ thể.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, trình bày.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra 15 phút
Chép thuộc đoạn khổ thơ đầu và viết đoạn văn khoảng 6-8 dòng nêu cảm nhận của em về đoạn thơ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Giờ trước chúng ta đã học một bài tuỳ bút viết về Hà Nội với món quà đặc biệt - Cốm làng Vòng. Hôm nay chúng ta sẽ đến thăm Sài Gòn qua tuỳ bút của Minh Hương.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
- GV hướng dẫn đọc.Giọng đọc thiết tha, sâu lắng thể hiện tình yêu Sài Gòn sâu sắc của tác giả.Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ miêu tả
 - Gv đọc mẫu
 - Gọi 3-4 em đọc, nhận xét
 - Gv nhận xét
Giải thích: ba trăm năm? Cây mưa?
 - Học sinh đọc các chú thích còn lại sgk 171
 Văn bản thuộc thể loại gì?
Tác giả cảm nhận Sài Gòn ở những phương diện nào?
 (Thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt của thành phố, cư dân và phong cách con người Sài Gòn. Mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả cũng phát triển theo phương diện đó)
Dựa vào mạch cảm xúc của tác giả hãy tìm bố cục bài văn?
Xác định nội dung chính của từng phần?
 - Học sinh theo dõi phần 1.
Thiên nhiên và khí hậu Sài Gòn được cảm nhận qua đặc điểm nào?
 (Mưa nắng thất thường, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt,nắng ngọt ngào, chiều lộng gió, .)
Nhận xét gì về sự cảm nhận của tác giả?
Ngoài thiên nhiên, khí hậu, tác giả cảm nhận về điều gì?
 ( Cảm nhận về cuộc sống )
Theo dõi đoạn “ tôi yêu Sài Gòn da diết”. Đoạn văn sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
 (Thảo luận nhóm 4 thời gian 4phút )
 - Đại diện báo cáo.
 (So sánh, điệp ngữ, điệp cấu trúc )
 -> Nhấn mạnh , tô đậm tình yêu tha thiết của tác giả.
(điệp ngữ còn có tác dụng liên kết văn bản) -> tích hợp TLV.
 - Đọc thầm: ở đất này không có người miền Bắc (trang 170 )
Tác giả nhận xét gì về đặc điểm dân cư người Sài Gòn?
 ( Không có người miền Bắc, Trung, Nam, Hoa, Khơ me mà toàn người Sài Gòn cả )
Tại sao Sài Gòn vốn là nơi hội tụ của người tứ phương mà tác giả nhận xét như vậy?
 (Sài Gòn hội tụ bốn phương nhưng đã hoà hợp không phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là người Sài Gòn -> thể hiện sự cởi mở, đoàn kết )
Phong cách người Sài Gòn được tác giả cảm nhận qua chi tiết nào?
 ( Các cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chúm chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. , hi sinh tính mạng )
Qua miêu tả của tác giả em thấy gì về các cô gái Sài Gòn?
Qua văn bản em cảm nhận được điều gì mới và so sánh về Sài Gòn cũng như tình cảm của tác giả đối với mảnh đất này?
 ( Là đô thị sầm uất, đông đúc, con người đoàn kết yêu thương nhau, cởi mở, chân thành, dũng cảm. tác giả yêu quý da diết miền đất này )
Học sinh đọc ghi nhớ
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Đọc 
2. Chú thích 
3. Thể loại 
- Thể loại: Tuỳ bút.
II. Hiểu văn bản
 1 Bố cục: ba phần
-P1: đầu - tông chi họ hàng: ấn tượng chung về Sài Gòn và tình yêu đối với thành phố đó
-P2: tiếp ->hơn năm triệu: cảm nhận và bình luận về phong cách con người Sài Gòn
-P3: còn lại: tình yêu của tác giả với thành phố
2.Tìm hiểu văn bản
a. Ấn tượng và tình cảm của tác giả đối với Sài Gòn
- Cảm nhận tinh tế về nét riêng biệt đặc trưng của thiên nhiên, khí hậu Sài Gòn.
- Cuộc sống sôi động, đa dạng trong thời điểm khác nhau.
-> Tác giả yêu da diết, mãnh liệt Sài Gòn
b. Cảm nhận về phong cách con người Sài Gòn
- Sài Gòn hội tụ người bốn phương nhưng hoà hợp, không phân biệt -> Sài Gòn cởi mở, đoàn kết. Đó là nét đẹp dân cư thành phố.
- Phong cách người Sài Gòn được cảm nhận đúng đắn, tinh tế: chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.
=> Ghi nhớ (sgk)
4. Củng cố
 GV tóm tắt nội dung
5. Hướng dẫn học bài
 - Học ghi nhớ
Tuần 16 	 Ngày soạn: // 
 Ngày giảng: //
 Tiết 63 
CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu các yêu cầu sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
2. Kĩ năng: 
a .Kĩ năng chuyên môn: 
 - Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Nhận biết cá từ ngữ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
b.Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ để giao tiếp có hiệu quả.
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.
3. Thái độ: 
 Trên cơ sở nhận thức được các yêu cầu đó ,tự kiểm tra thấy được những nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ ,có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực ,tránh thái độ cẩu thả khi nói,khi viết.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong giao tiếp hàng ngày ,đôi khi chúng ta phát âm chưa chính xác hoặc sử dụng từ chưa đúng nghĩa và chưa thể hiện đúng sắc thái biểu cảm . Dễ gây hiểu lầm ,khó hiểu, vậy để sử dụng từ cho chính xác ,các em sẽ tìm hiểu qua bài: Chuẩn mực sử dụng từ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. Sử dụng từ đúng nghĩa. Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách. Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt 
GV: Gọi hs đọc phần 1 Sgk
? Các từ in đậm trong các câu trên ,sai âm , sai chính tả như thế nào? Các em sửa lại cho đúng ? 
- HS : Tự sửa chữa ,
- GV: Nhận xét 
? Tìm thêm một số lỗi tương tự ?
? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sai âm sai chính tả 
 - Hs: Do phát âm sai ; viết sai lỗi chính tả ; do ảnh hưởng tiếng địa phương ; do liên tưởng sai 
Sử dụng từ đúng nghĩa
GV: Gọi hs đọc phần 2 Sgk/16
? Các từ in đậm trong những câu sau dùng sai nghĩa như thế nào ? Giải thích ?
? Em hãy dùng từ khác để sửa lại cho đúng nghĩa của câu diễn đạt ?
 + Biểu diễn dành cho buổi biểu diễn văn nghệ , kịch .
 + Sáng sủa : dành cho khuôn mặt .
 + Biết : hiểu biết.
 + Sắt đá : có ý chí cứng rắn.
? Nguyên nhân nào dẫn đến dùng từ sai nghĩa ?
? Do đó muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải căn cứ vào yếu tố nào ?(Căn cứ vào câu cụ thể ,vào ngữ cảnh để nhận xét lỗi và tìm từ ngữ thích đáng để sửa )
* Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ
GV: Gọi Hs đọc phần 3 Sgk/167
? Các từ in đậm ở các câu trên dùng sai nghĩa ntn ? Hãy tìm cách sửa lại cho đúng ?
HS:+ Hào quang là DT không thể dùng làm VN như TT.
+ Thảm hại là TT không thể dùng làm BN như DT.
 + Giả tạo phồn vinh phải đổi trật tự DT (ĐN) đứng trước TT( giả tạo ).
* Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách
- GV: Gọi hs đọc phần 4 Sgk /167
? Cho biết phần in đậm của câu trên sai ntn ? Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế những từ đó ?
 + Lãnh đạo : sắc thái trang trọng -> không phù hợp.
 + Chú hổ : ‘’ ‘’ -> Không phù hợp 
* Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- GV: Cho hs đọc phần 5 Sgk /167
? Nghe câu sau và cho biết em hiểu nghĩa của câu đó như thế nào ?
- Bầy choa có chộ mô mồ (khó hiểu ) 
 Bọn tôi có thấy đâu nào ? 
? Có nên dùng từ “Nhi đồng “ trong câu văn không ? cần thay bằng từ nào cho dễ hiểu , phù hợp ? 
* HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS ghi nhớ
? Muốn sử dụng từ một cách chuẩn mực ta phải lưu ý những điều nào ? (3p)
Gọi 2 Hs đọc ghi nhớ : Sgk / 168
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Sử dụng từ đúng âm , đúng chính tả :
- VD : Sgk/166
Dùi -> vùi ; tập tẹ -> Bập bẹ.
-> Không phân biệt âm d/v
 Do liên tưởng sai .
2. Sử dụng từ đúng nghĩa :
- Vd2 : Sgk./166
Biểu diễn -> Diễn đạt 
Sáng sủa -> Văn minh tiến bộ
Biết -> Có 
Sắt đá -> Sâu sắc.
=> Do không nắm vững khái niệm của từ không phân biệt các từ đồng nghĩa và gần nghĩa .
3. Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ 
- Vd3: Sgk/167
Hào quang -> Đẹp 
An mặc -> Trang phục .
Thảm hại -> Tổn thất 
Giả tạo phồn vinh -> Phồn vinh, giả tạo
4.Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách.
- Vd4: Sgk.167
- Lãnh đạo -> Cầm đầu (khinh bỉ)
Chú hổ -> Con hổ 
5. Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt .
- Ví dụ 5: 
- Bầy choa có chộ mô mồ -> Từ địa phương NT -> Khó hiểu.
 - Ngoài sân nhi đồng đang nô đùa. -> Hán việt -> Lạm dụng 
II. KẾT LUẬN 
* Ghi nhớ : sgk/167
- Khi sử dụng từ phải chú ý: Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. Sử dụng từ đúng nghĩa. Sử dụng từ đúng tính chất NP của từ. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm hợp phong cách. Không nên lạm dụng từ địa phương , từ Hán việt 
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học bài , soạn bài : ôn tập văn biểu cảm .
- Về nhà yêu cầu HS sửa lỗi ở các bài văn TLV đã làm 
Tuần 16 	 Ngày soạn: // 
 Ngày giảng: //
Tiết 64: Ôn tập văn biểu cảm
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Hệ thống toàn bộ kiến thức, kĩ năng đã học ở phần đọc - hiểu văn bản trữ tình trong học kì 1
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức: 
 - Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm
 - Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm
 - Cách diễn đạt trong một bài văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn biểu cảm
 - Tạo lập văn biểu cảm.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 Chúng ta đã học xong toàn bộ phần văn biểu cảm. Để giúp các em nắm chắc kiến thức về văn biểu cảm, biết phân biệt văn tự sự, miêu tả và yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, chúng ta cùng ôn tập
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Trình bày lại khái niệm văn tự sự, miêu tả và biểu cảm?
Ba kiểu văn bản này có điểm gì giống nhau?
Xác định phương thức biểu đạt chính trong ba loại văn bản trên?
“ STTT” thuộc loại văn bản nào?(Tự sự )
Các sự việc chính? Vai trò của các sự việc đó? 
 “Sông nước Cà Mau” thuộc loại văn bản gì?
Qua văn bản em thấy được điều gì? Rút ra mđ văn miêu tả?
Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản “Cây sấu Hà Nội” mục đích sử dụng? Vai trò tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm? 
 - Học sinh đọc câu hỏi 4 sgk
Em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào?
- Tìm hiểu để, tìm ý
- Lập dàn ý
- Viết bài
- Kiểm tra, sửa chữa
Bài văn biểu cảm gồm mấy phần? Nhiệm vụ từng phần?
- Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm
Tình cảm của em
- Thân bài: Tình cảm, cảm xúc về đối tượng đó thông qua tả, kể
- Kết bài: Ấn tượng chung
 - Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.
- Học sinh thảo luận nhóm 4 thời gian 3hút
- Đại diện báo cáo
(So sánh: hải đường rộ lên hàng trăm đoá đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc”) Lấy ví dụ trong văn bản “ Hoa học trò”(87)
I Nội dung: 
Sự khác nhau giữa văn tự sự, miêu tả và yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm:
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
1. Khái niệm
2.Đặc điểm
Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa
- Phương thức biểu đạt chính là tự sự
- Mục đích: văn tự sự kể lại câu chuyện (sự việc) có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả
Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự việc, sự vật, con người -> như hiện ra trước mắt người đọc, người nghe
- Phương thức biểu đạt chính là miêu tả
- Mục đích:văn miêu tả tái hiện đối tượng ( sự việc) giúp người đọc, người nghe cảm nhận được nó
Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm,cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh, khiêu gợi sự đồng cảm của người đọc
- Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm
- Qua kể để nói lên cảm xúc. sự việc, sự vật trong biểu cảm thường là sự việc trong quá khứ, sự việc để lại ấn tượng sâu đậm, không đi sâu vào nguyên nhân, kết quả
- Mục đích: miêu tả đối tượng nhằm mượn đặc điểm, phẩm chất của nó -> suy nghĩ, cảm xúc của mình.Do đặc điểm này thường dùng biện pháp: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá
- Tự sự đóng vai trò làm giá đỡ cho tình cảm cảm xúc bộc lộthiếu tự sự, miêu tả -> tình cảm mơ hồ, không cụ thể
II. Bài tập
Bài tập 1
 * Lập dàn ý:
a.Mở bài
- Giới thiệu mùa xuân: một mùa trong năm, tình cảm : yêu mùa xuân
(Hoặc tả một vài đặc điểm mùa xuân về)
b.Thân bài: Cảm nghĩ về mùa xuân
- Là mùa đâm chồi nảy lộc, sinh sôi nảy lộc của muôn loài
- Mở đầu cho một năm, một kế hoạch, một dự định
-Mùa xuân mỗi người thêm một tuổi mới
- Là mùa lễ hội
-> đem đến cho ta niềm vui, cho đất trời sức sống
c.Kết bài
- Ấn tượng của em về mùa xuân,mong mùa nào cũng là xuân
Bài tập 2: 
- Văn biểu cảm thường sử dụng biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ, miêu tả.
- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ vì nó có mục đích biểu cảm như thơ.
- Trong cách biểu cảm trực tiếp, nười viết sử dụng ngôi thứ nhất, xưng: tôi, em, chúng em. Trực tiếp
bôc lộ cảm xúc của mình bằng lời than, lời nhắn, lời hô
- Trong hoàn cảnh gián tiếp tình ảm ẩn trong các hình ảnh.
4. Củng cố: Bài tập trắc nghiệm
1. Đánh dấu vào các câu, đoạn văn biểu cảm
þ Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông, hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre
þ Ôi! Cô giáo rất tốt của em, không bao giờ, chẳng bao giờ em lại quên cô được.
 Mấy hôm nọ trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược.
 U tôi đã gần 70 tuổi rồi. Mấy năm nay u chỉ quanh quẩn ở làm chơi với cháu và làm một số việc vặt.
þ Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tý gì đâu?
2.Các câu, đoạn văn miêu tả biểu cảm theo cách nào?
Trực tiếp bằng lời than, lời gọi, lời giục giã, lời mời, tự thổ lộ ( tôi mong sao)
4. Củng cố
 GV tóm tắt nội dung đã học.
5. Hướng dẫn học bài
 - Nắm vững nội dung bài học
 - Hoàn thành các bài tập còn lại 
 - Soạn bài mới.
Duyệt tuần 16.
Ngày .... tháng ... năm .... 
Người duyệt:
Tuần 17 	 Ngày soạn: // 
 Ngày giảng: //
Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tự thấy được nhược điểm của bản thân trong việc sử dụng từ.
- Nhận biết và sửa chữa được những lỗi về sử dụng từ.
- Có ý thức dùng từ đúng chuẩn mực.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: 
 - Kiến thức về âm, chính tả, ngữ pháp, đặc điểm ý nghĩa của từ.
 - Chuẩn mực sử dụng từ.
 - Một số lỗi thường gặp và cách sửa chữa
2. Kĩ năng: 
 Vận dụng kiến thức đã học về từ để lựa chọn, sử dụng từ đúng chuẩn mực
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, trình bày.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 Khi sử dụng từ cần chú ý điều gì?
 - Sử dụng đúng ngữ âm, chính tả, đúng ngữ nghĩa của từ, đúng cấu trúc và chức năng ngữ pháp, phù hợp sắc thái biểu cảm.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
Để giúp các em tạo lập văn bản tốt, dễ dàng trong giao tiếp và sử dụng có hiệu quả cao, hôm chúng ta học tiết “ Luyện tập sử dụng từ”
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Em hãy nhắc lại các từ loại đã học?
Danh từ, động từ, tính từ thường giữ chức vụ gì trong câu?
- Động từ: làm chủ ngữ + vị ngữ (điển hình) là làm vị ngữ (không có khả năng kết hợp đã, sẽ, đang)
- Tính từ: làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ hạn chế hơn động từ.
- Danh từ : làm chủ ngữ, vị ngữ

File đính kèm:

  • docGiao_an_van_7.doc