Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 5: Sông núi nước Nam

? theo em ,bức tranh trong SGK minh hoạ cho ý thơ nào trong bài ?

 HS thảo luận

? Nếu cần đặt tên em ghi dòng chữ nào cho bức tranh đó ?

· Hào khí thới Trần , sự tích Hàm Tử – Chương Dương

? Những lời thơ nào được chắc tới trong lời thơ này ?

? Các chiến công đó gợi nhắc đến những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc ?

· Hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần năm 1285 . Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chiêu Minh vương , thượng tướng quân , thái sư Trần Quang Khải , tại bến Chương Dương và tại cửa Hàm Tử đều dọc bờ sông Hồng . Hai chiến thắng gọp phần xoay chuyển thế trận , tạo điều kiện cho ông hộ giá đưa vua Trần ( thượng hoàng ) về lại kinh thành Thăng Long

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 22029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 5: Sông núi nước Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:01/9/2010	
Tiết:17+18	 Baì 5 Ngày dạy:7/9/2010	
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
	 LÍ THƯỜNG KIỆT
PHÒ GIÁ VỀ KINH
	 TRẦN QUANG KHẢI
I.SÔNG NÚI NƯỚC NAM
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
 -Cảm nhận được tinh thần ,khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà.
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại.
 -Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược.
2.Kĩ năng
 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đướng luật .
 -Đọc hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
 3. Thái độ.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định 
2 Kiểm tra 
 -Đọc thuộc lòng 2 bài ca dao châm biếm và cho biết nội dung và nghệ thuật .
 -Kiểm tra phần vở soạn của học sinh.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giăc ngoại xâm rất oanh liệt. Và tự hào làm sao, ông cha ta đã đưa đất nước bước sang một trang sử mới: đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc, thể hiện khí phách hào hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó qua hai bài thơ: “ Sông núi nước Nam”, “ Phò giá về kinh”
 VĂN BẢN I
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
HS đọc các chú thích (*) để hiểu về tác giả và xuất xứ hai bài thơ 
GV nói thêm :Có hai giả thuyết : Lí Thường Kiện – một danh tướng đời vua Lí Nhân Tông – là tác giả . Ông viết bài thơ để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến nam sông Cầu ( Như Nguyệt ) năm 1076 – 1077 . Đêm đêm ông cho người tốt đọc , lẻn vào đền thờ hai anh em họ Trương ( Trương Hống , Trương Hát – những võ tướng của Triệu Quang Phục , được tôn là thần sông ) , đọc vang bài thơ – như lời thần phán truyền , nên còn gọi là bài thơ Thần , lại được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta . 
Theo PGS Bùi Duy tân ( tạp chí văn háo dân gian , số 4 (72) , năm 2000 Chưa rõ tác giả có thể là vô danh . 
? Cho biết thể thơ của bài ?
GV giới thiệu thêm về thơ Đường luật và hai thở thơ phổ biến : Thất ngôn từ tuyệt ( 7 tiếng / câu ; 4 câu / bài ) và ngũ ngôn tứ tuyệt ( 5 tiếng / câu ; 4 câu / bài )
Vần chân ( cuối tiếng thứ 7 các câu 1 – 2 – 4 , có thể vần bằng hoặc vần trắc ) , nhịp 4/3 hoặc 2/2/ 3 ( với thơ thất ngôn ) hoặc 2 / 3 hoặc 3 /2 với thơ ngũ ngôn )
GV đọc một lần bản phiên âm chữ Hán , bản dịch nghĩa , bản dịch thơ , giọng chậm , chắc , hào hùng , đanh thép và hứng khởi 
HS nối tiêp đọc , GV nhận xét cách đọc 
Dựa vào SGK giải thích các từ khó 
HS đọc lại bài thơ 
? Bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.Vậy tuyên ngôn độc lập là gì ? 
Là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm 
HS đọc lại hai câu đầu 
? Em hiểu Sông núi nước Nam trong lời thơ này như thế nào?
Là giang sơn lãnh thổ của người Việt Nam 
Dựa vào chú thích 1 làm rõ nghĩa “đế” trong Nam đế. 
Đế là vua ,vương cũng là vua .nhưng được coi lớn hơn vua .vậy chữ “đế” trong lới thơ này có ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang với các hoàng đế Trung Hoa . đế còn mang ý đại diện cho nhân dân. Nam đế là vua đại diện cho nhân dân Việt Nam 
? Từ đó lới thơ “Nam đế cư” có nghĩa gì ? 
Nghĩa hẹp : nơi ở của vua nước Nam 
Nghĩa rộng :nơi thuộc chủ quyền của Việt Nam ,vì vua gắn với nuớc 
? Nhận xét âm điệu thơ trong câu 2 ?
hùng hồn rắn rỏi 
? Chân lí về chủ quyền đất nước Việt Nam đã được ghi ớ sách trời .điều đó có ý nghĩa gì ? 
Tạo hóa đã định sẵn nước Việt Nam là của người Việt Nam
? Aâm điệu bài thơ có tác dụng gì trong việc diễn tả tư tưởng cảm xúc về chủ quyền đất nước ?
Diễn tả sự vững vàng của tư tưởng .niềm tin sắt đá vào tư tưởng này 
? Từ đó 2 câu đầu của bài thơ toát lên ý gì ?
 HS đọc lại hai câu cuối 
? Đọc câu dịch nghĩa cho câu 3 .từ đó nội dung nàocủa tuyên ngôn nào được bộc lộ ?
Lời cảnh báo về hành động xâm lược liều lĩnh ,phi ngiã của kẻ thù 
? Liên hệ với hoàn cảnh ra đời bài thơ ,lời cảnh bào này nhằm vào ai ?
? Nhận xét giọng điệu lời thơ này 
Dõng dạc ,chắc nịch ,kiêu hãnh 
? Tiếp đó 2 câu thơ này bộc lộ nội dung gì ? 
? Liên hệ với lịch sử dân tộc hãy chứng minh sự chính xác của tuyên ngôn chiến thắng này ?
 Đọc lại bài thơ 
I .Giới thiệu chung: 
1. Tác giả : 
2. Tác phẩm 
2.1. Xuất xứ 
- Sông núi Nước Nam : được sáng tác khoảng năm 1077 trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lí Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lí Nhân Tông 
- Phò gía về kinh :được sáng tác năm 1288 khi Trần Quanh Khải đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long 
2.2. Thể thơ :
- Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ hán và chữ Nôm,có nhiều thể :thơ Đường luật ,song thất lục bát ,lục bát,….Đường luật là luật thơ có từ đời đường ở Trung Quốc.
-Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật :một thể thơ đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ ,mỗi câu có bảy tiếng ,có niêm luật chặt chẽ .
-Sông núi Nước Nam :thất ngôn tứ tuyệt Đường luật .Theo truyền thuyết ,tác phẩm ra đời gắn liền với tên tuổi của Lí Thường Kiệt và trận chiến chống quân Tống xâm lược ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
II. Đọc –hiểu văn bản 
1. Đọc –tìm hiểu chú thích 
2.Phân tích 
a. Hai câu đầu 
Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư 
-> giọng thơ hào hùng 
=> khẳng định nước Việt Nam thuộc quyền của người Việt Nam ,đó là điều hiển nhiên không thể thay đổi 
b. Hai câu cuối 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
NHữ đẳng hành khan thủ bại hư 
-> Gịong thơ đanh thép ,lạnh lùng 
=> Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược vì những hành động xâm lược phi nghĩa của chúng .
=> Khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền đất nước 
II.PHÒ GIÁ VỀ KINH
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư của Trần Quang Khải 
B.TRỌNG TÂM ,KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1.Kiến thức:
 -Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải .
 -Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật .
 -Khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần .
2.Kĩ năng
 -Nhận biết thể loại thơ ngũ ngôn tứ tuyện.
 -Đọc-hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyện chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt .
. Thái độ.
 C.PHƯƠNG PHÁP:
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI DẠY
? theo em ,bức tranh trong SGK minh hoạ cho ý thơ nào trong bài ? 
 HS thảo luận 
? Nếu cần đặt tên em ghi dòng chữ nào cho bức tranh đó ?
Hào khí thới Trần , sự tích Hàm Tử – Chương Dương 
? Những lời thơ nào được chắc tới trong lời thơ này ?
? Các chiến công đó gợi nhắc đến những sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc ?
Hai câu thơ đầu nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần năm 1285 . Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chiêu Minh vương , thượng tướng quân , thái sư Trần Quang Khải , tại bến Chương Dương và tại cửa Hàm Tử đều dọc bờ sông Hồng . Hai chiến thắng gọp phần xoay chuyển thế trận , tạo điều kiện cho ông hộ giá đưa vua Trần ( thượng hoàng ) về lại kinh thành Thăng Long 
? Nhận xét gì về các dùng từ ,giọng điệu ở hai câu thơ ? 
Sử dụng các động từ mạnh liên tiếp ở đầu câu .giọng điệu thơ khỏe hùng tráng
? Những nét nghệ thuật trên có tác dụng gì trong vịêc diễn đạt nội dung câu thơ ? 
? Qua ý thơ này em thấy tình cảm của người viết được bột lộ? 
Tình cảm tự hào phấn chấn của tác giả 
? Lời thơ ở đây có nóitiếp chiến thắng hay nói về một vấn đề nào khác ? 
? “ tu trí lực” có ngĩa là “nên dốc hết sức lực” điều ày cho thấy tác giả mong mỏi gì ở dân tộc ?
Khi đất nước đã thái bình ,chúng ta cấn tập trung hết công sức vào việc xây dựng đất nứơc mạnh ,giàu ,không nên say sưa với chiến thắng 
? Điều đó cho thấy tư tưởng ,tình cảm của tác giả trước vận mệnh của đất nước ?
Làsự yêu chuộng hòa bình ,hi vọng vào tương lai tươi sáng ,tin ở sức mạnh xây dựng của đất nuớc 
? theo em ,niềm hi vọng lớn lao của tác giả về tương lai tươi sáng vững bền của đất nuớc đã phản ánh khát vọng nào của dân tộc ta thời Trần ? 
HS thảo luận 
? khát vọng ấy có biến thành hiện thực ở thời nhà Trần ? 
điều đó đã biến thành hiện thực bởi sau hai cuộc kháng chiến là một thời kì thài bình thịnh trị khá dài trong lịch sự dân tộc 
? Cả hai bài thơ kết hợp với nhau túat lên tinh thân thời đại gì của thời Lí – Trần ?
? Tinh thần thời đại đầy tự hào đó đã kế tiếp truyền thống dân tộc ta như thế nào ? 
? Em nghĩ thế nào khi em là thế hệ tiếp nối sức mạnh truyền thống của dân tộc ? 
? Trong lịch sử dân tộc ,ngoài bài “Sông núi nuớc Nam” em còn biết những văn bản nào khác gọi là Tuyên ngôn độc lập của nuớc ta ? 
 GV hướng dẫn HS lí giải câu hỏi phần luyện tập 
I .Giới thiệu chung
 -Ngũ ngôn tứ tuyệt :một thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ ,mỗi câu thơ ,mỗi câu có năm tiếng ,có niêm luật chặt chẽ .
 -Dưới thời Trần ,nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang. Thương tướng Thái sư Chiều Minh đai vương Trần Quang Khải là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược .
 -Sau chiến thắng Chương Dương ,Hàm Tử ,giải phóng kinh đô năm 1285 ,tác giả phò già hai vua Trần trở về Thăng Long và cảm hứng sáng tác bài thơ này.
 -Đây cũng là một trong số những bài thơ tỏ chí của văn học trung đại ,người viết trực tiếp biểu lộ tư tưởng ,tình cảm qua tác phẩm.
II.ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
1.Đọc ,giải nghĩa từ khó.
 2.Phân tích.
a. Hai câu đầu 
 Đoạt sáo Chương Dương độ 
 Cầm hồ Hàm Tử quan 
-> Tái hiện không khí chiến thắng oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc đội đầu với quân Nguyên – Mông 
=> Sự thất bại thảm hại của kẻ thù 
b. Hai câu cuối 
 Thái bình tu trí lực 
 Vạn cổ thử giang san 
=> Lời động viên xâ dựng ,phát triển đất nước trong hòa bình., niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước 
3. Tổng kết 
* Ghi nhớ :SGK –T.65 ,68 
III. HƯƠNG DẪN TỰ HỌC:
 -Học thuộc lòng-đọc diễn cảm văn bản dịch thơ.
 -Nhớ được 8 yếu tố Hán trong văn bản .
 -Trình bày suy nghĩ về ý nghĩ thời sự của hai câu thơ ‘Thái bình tu trí lực-Vạn cổ thử giang san’ trong cuộc sống hôm nay. 
E.RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Trả bài tập làm văn số 1:
A.Mục tiêu cần đạt :
1. Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản tự sự ,miêu tả và cách tạo lập văn bản 
2. Rèn cho HS kĩ năng đánh giá chất lượng bài làm so với yêu cầu của đề bài ,nhờ đó có những kinh nghiệm cho bài làm sau 
3. Gíao dục HS tính cẩn thận trong khi làm bài ,trình bầy bài 
B. Chuẩn bị 
GV chấm bài
C. Tiến trình họat động 
1.ổn định 
2. Kiểm tra : GV phát bài kiểm tra cho HS 
3. Bài mới
	HS đọc lại đề bài
? Xác định đề và nội dung ? 
? Nhắc lại dàn ý bài văn miêu tả gồm mấy phần ?
? phần mở bài em làm gì ? 
? em đã làm đúng theo yêu cầu đó chưa ?
?phần thân bài ta cần tiến hành ra sao ?
Em đã lựa chọn cách nào để tả ? khi lựa chọn như thế em thấy có tác dụng gì khi tả ? 
? em đã vận dụng những biện pháp tu từ khi miêu tả chưa ?nếu có hãy chỉ ra ?
? em thấy việv sử dụng các biện pháp tu từ như thế có tác dụng gì khi miêu tả ? 
? trong qúa trình miêu tả ,em đã chú ý xen vào đó cảm xúc của mình hay không ? việc bộc lộ như thế làm bài văn miêu tả hay hơn như thế nào ? 
? kết bài trong bài văn miêu tả em làm gì ? em đã thực hiện điều đó trong bài viết hay chưa ?
 GV hướng dẫn HS nhận ra những lỗi sai trong bài làm và sửa chữa ngay sau bài 
* Đề bài 
Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè ( có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát ,hoặc một cánh đồng hay rừng núi quê em )
I . Tìm hiểu đề :
Thể loại : miêu tả 
Nội dung : tả một cảnh đẹp
II. Dàn bài sơ lược 
1. Mở bài :
 Giới thiệu khái quát cảnh được tả (cánh đồng ,dòng sông, thác nước …)
2. Thân bài :
-tập trung miêu tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự 
+ xa gần 
+bao quát cụ thể 
+trên cao xuống thấp 
+ sáng chiều 
 Để làm nổi bật cảnh vật về hình ảnh ,màu sắc ,âm thanh .đồng thời bộc lộ cảm xúc của người tả .
3. Kết bài :
Trình bày cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó .
III. HS tự nhận xét kết quả bài làm của mình
- GV sử dụng bảng phụ , hướng dẫn HS tự nhận xét , đánh gía kết quả bài làm qua hệ thống câu hỏi 
Bài làm đã có đủ bố cục 3 phần chưa ? Hãy xác định ranh giới các phần đó 
Phần thân bài có mấy đoạn văn ? Mỗi đoạn trình bày ý cơ bản gì ? Các đoạn văn liên kết bởi phương tiện liên kết nào ?
Các đoạn trong thân bài được trình bày theo trình tự nào ? ( Không gian , thời gian , sự phát triển của sự việc …)
Chỉ ra các phép tu từ em đã sữ dụng được trong bài ?
GV gọi 4 HS thuộc đối tượng giỏi , khá , trung bình , yếu trong lớp tự nhận xét bài làm 
GV kiểm tra và nhận xét , đánh giá thái độ , khả năng tự nhận xét bài làm cảu HS 
IV .Nhận xét chung 
1. Ưu điểm 
- Một số HS nắm được kiến thức thể loại ,vận dụng kiến thức miêu tả trong khi làm bài 
- Bố cục bài viết rõ ràng 
- Trình bày bài viết cẩn thận 
- Mộtsố bài viềt chú ý đến dựng đoạn 
- Biết cách sử dụng một số biện pháp tu từ 
2. Nhược điểm 
 -Đa số bài viết trình bày chưa khoa học ,cẩu thả ,sai lỗi chính tả nhiều 
- Nhiều bài viết còn sơ sài ,tả lan man ,thiên về kể chuyện ,lạc đề
- Chưa vận dụng các phép tu từ khi miêu tả 
V. Hướng dẫn sữa lỗi 
 -HS tự sửa những lỗi chính tả 
- GV hướng dẫn sửa một số lỗi diễn đạt 
VI. Kết quả : 
stt
0 – 2
3 – 4
5 – 6
7 – 8
9 – 10
Trên TB
7a 1
7a 2
VI . Đọc bài văn mẫu:
 Khánh Dương, Thanh Thuỷ,
4. Hướng dẫn về nhà 
- Đọc thêm phần bản dịch thơ bài Nam quốc sơn hà của tác gỉa Ngô Linh Ngọc 
- Học thuộc cả hai bài thơ : bản phiên âm và bản dịch thơ 
- Nắm nội dung ,nghệ thuật chung của cả hai bài 
- Soan bài Từ Hán Việt

File đính kèm:

  • doc17- song nui nuoc nam, pho gia ve kinh.doc