Giáo án Ngữ văn 6 - Vi Thị Thơm - Tuần 8

Vậy danh từ chia làm mấy loại lớn?

Gv: Thử thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: trường hợp nào đơn vị tính đếm thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?

 GV chốt

Gv: Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?(HSTL)

 GV hướng dẫn HS phân nbiệt danh từ chỉ đơn vị qui ước ước chừng và danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác.

 

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Vi Thị Thơm - Tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 8	 Ngày soạn: 05/10/2014
 Tiết PPCT: 29	 	 Ngày dạy: 07/10/2014
 Hướng dẫn đọc thêm văn bản: CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc) 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu và cảm nhận những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
 1. Kiến thức
 - Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những tài năng kì diệu của con người.
 - Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
 - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
 2. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì, về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
 - Nhận ra và phân tích được các chi tiết kì ảo trong truyện.
 - Kể lại câu chuyện.
 3. Thái độ
- Giáo dục các em biết ước mơ, biết yêu lao động, đấu tranh cho sự công bằng, yêu quý nhũng người có tài năng, đức độ
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc hiểu văn bản, vấn đáp, thảo luận, phân tích, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
 Lớp 6A1: SS……. Vắng……(P………….KP…………)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Em bé thông minh đã vượt qua những thử thách nào? Nêu ý nghĩa của truyện. 
 3. Bài mới: 
 - Tiếp theo trong chuỗi các câu chuyện cổ tích về nhân vật tài năng và thông minh, trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về một nhân vật vừa tài năng lại vừa có tấm long thong người nghèo, diệt trừ cái xấu cái ác. Đó là nhân vật Mã Lương trong câu chuyện “ Cây bút thần” chuyện cổ tích Trung Quốc.
*Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG: 
- GV khái quát vài nét về truyện cổ tích nước 
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
- GV hướng dẫn HS giọng đọc
- GV gọi HS đọc theo các đoạn đã chia.
(?) Văn bản có thể chia làm mấy phần?
Đoạn 1: Từ đầu .... lấy làm lạ .
=> Mã Lương học vẽ và có được bút thần
Đoạn 2: Tiếp đó .... lớp sóng hung dữ
 => Mã Lương sử dụng câu bút thần
Đoạn 3: Còn lại => Những truyền tụng về Mã Lương
Gv hướng dẫn HS tìm hiểu truyện.
(?) Truyện kể về nhân vật nao? Thuộc kiểu nhân vật nào?
(?) Em hãy cho biết hoàn cảnh của Mã Lương?
HS:
 (?) Đức tính của Mã Lương thế nào? Chi tiết nào cho em thấy được điều đó?
(?) Tài năng của Mã Lương ra sao?
(?) Mã Lương đã nhận được vật gì? Tại sao thần không cho Mã Lương bút vẽ từ trước?
(?) Điều kì diệu nào đã xảy ra dưới ngọn bút thần của ML?
(?) Khi đã thành tài lại có thêm cây bút thần, ML đã vẽ gì cho người nghèo?
(?) Tại sao ML không vẽ cho họ thóc, gạo, nhà cửa, vàng bạc, châu báu? Qua việc làm ấy, ML đã chứng tỏ bản tính của mình nthế nào?
 (?) Thế nhưng tài vẽ đã gây tai hoạ gì cho ML? tại sao tên địa chủ bắt ML?
(?) Sau khi thoát khỏi nhà địa chủ, ML lại bị nhà vua bắt. So với tên địa chủ thì với tên vua, ML đã làm gì? Tại sao?
(?) Nhưng tại sao ML lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua?
(?) ML đã thực hiện ý định diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Điều đó thể hiện như thế nào dưới ngòi bút ML?
(?) Để ML trừng phạt tên địa chủ, tên vua gian ác, tham lam, tác giả dân gian muốn gửi gắm quan niệm và ước mơ gì của mình?
(?) Truyện kết thúc như thế nào? Cách kết thúc như vậy gợi cho em suy nghĩ gì về nhân vật ML?
(?) Chúng ta vừa tìm hiểu xong câu chuyện có nhiều chi tiết độc đáo, thú vị. Qua đó, em hãy cho biết truyện có ý nghĩa gì?
- GV khái quát và cho HS rút ra ý nghĩa.
LUYỆN TẬP:
- GV gọi Hs đọc lại văn bản, sửa giọng đọc, cách phát âm.
- GV yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc, HS chép chính tả.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
-Xem bài giảng, chú ý các chi tiết Mã Lương sử dụng cây bút thần để phân tích.
- Chuẩn bị bài: Danh từ .Đọc và trả lời câu hỏi sgk phần tìm hiểu chung.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc-tìm hiểu từ khó:
* Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: Giới thiệu Mã Lương hoàn cảnh được cho bút
+ Thân truyện: Mã lương sử dụng cây bút thần.
+ Kết truyện: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần. 
b. Phân tích
b1.Mã Lương tự học và có cây bút thần:
Mồ côi cha mẹ, nhà nghèo.
Ham thích học vẽ, tự tập vẽ
Kết quả: vẽ giống như thật.
Phần thưởng: Cây bút thần, vẽ gì được nấy.
- Yếu tố thần kì:Mã Lương thuộc kiểu nhân vật tài năng, kì lạ.
b2. Mã Lương sử dụng cây bút thần
Với nhân dân:Vẽ cuốc, cày, đèn, thùng xách nước.
Với bản thân: vẽ lò sưởi, vẽ bánh, thang, con ngựa, cung tên, vẽ tranh để bán khi cần.
 Với tên địa chủ: Không vẽ bất cứ thứ gì mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, doạ nạt. Vẽ cung tên bắn chết hắn.
->Trừng phạt kẻ tham lam đđộc ác
- Với tên vua: vẽ cốc ghẻ, vẽ gà trụi lông, vẽ biển
-> Tiêu diệt kẻ có quyền thế tham lam độc ác
=> Phục vụ nhân dân, phục vụ người nghèo, đấu tranh chống lại bọn giàu có tham lam độc ác.
3. Tổng kết : 
a. Nghệ thuật:
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng tài năng trong truyện cổ tích.
- Sáng tâọ các chi tiết nghệ thuật tăng tiến.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin ông lí của nhân dân.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: 
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người..
4. Luyện tập:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và viết đúng chính tả cho HS.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện
* Bài mới: soạn bài Danh từ
E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************************
Tuần: 8	 Ngày soạn: 05/10/2014
 Tiết PPCT: 30	 	 	Ngày dạy: 07/10/2014
Tiếng Việt: DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được đặc điểm của danh từ.
 - Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 
 1. Kiến thức
 - Khái niệm danh từ.
 + Nghĩa khái quát của danh từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ.
 - Các loại danh từ.
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
 - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật.
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
 3. Thái độ
 - Biết viết hoa danh từ riêng để tôn trọng cá nhân, đoàn thể.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích ví dụ, làm việc nhóm . 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A1: SS……. Vắng……(P………….KP……………)
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài soạn của HS 
 3. Bài mới: 
 Ở bậc tiểu học chúng ta đã tìm hiểu về danh từ. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn để biết được danh từ có những loại nào, công dụng, đặc điểm của danh từ ra sao? 
*Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG: 
* Khái niệm
Hs đọc vd sgk/86
Gv yêu cầu hs dựa vào kiến thức đã học để xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm?
Hs: Con trâu
Gv: Từ ba đứng trước, từ ấy đứng sau bổ sung gì cho danh từ chính?
Hs: Trả lời, Gv phân tích cấu trúc để cho Hs thấy sự kết hợp của danh từ. 
 Gv: Hãy tìm thêm các danh từ khác trong câu ?
Hs: vua, làng, thúng, gạo, nếp.
Gv: Các từ đó biểu thị điều gì ?
 Hs: Vua: Chỉ người; Thúng, gạo, nếp: Chỉ vật; Làng: khái niệm .
Gv: Em hãy đặt câu với các danh từ trên ?
Hs: Vua phong em bé làm trạng nguyên
 Thực phẩm chính là gạo.
Gv: các từ trên chính là danh từ. Vậy theo em thế nào là danh từ ? 
Hs : Trả lời.
Gv nhận xét, cho ghi.
 Gv yêu cầu hs đặt 2 câu phân tích chức năng của danh từ
Hs: Học sinh lớp 6a1 / nghỉ học nhiều
 CN VN
 Nam (là) học sinh.
- Gọi HS đọc 4 cụm danh từ trong SGK/86
 Gv : Trong bốn cụm danh từ trên, nghĩa của danh từ in đậm có gì khác so với danh từ đứng sau? (HSTL)
 Vậy danh từ chia làm mấy loại lớn?
Gv: Thử thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: trường hợp nào đơn vị tính đếm thay đổi, trường hợp nào không thay đổi? Vì sao?
à GV chốt
Gv: Vì sao có thể nói Nhà có ba thúng gạo rất đầy nhưng không thể nói Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?(HSTL)
à GV hướng dẫn HS phân nbiệt danh từ chỉ đơn vị qui ước ước chừng và danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác.
Gv: Tóm lại danh từ chia làm mấy loại?
- GV cho HS khái quát và rút ra ghi nhớ LUYỆN TẬP:
-GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK/87
- HS làm việc độc lập với SGK.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
Đặt 2 câu có sử dung danh từ riêng và 2 câu sử dụng danh từ chung.
Viết 3 danh từ tên người, tên địa lí Việt Nam, nước ngoài phiên qqm trực tiếp.
Viết 3 danh từ tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của danh từ
a.Vd: Sgk/86
- Cụm danh từ : Ba con trâu ấy
- Cấu trúc: Số từ - Danh từ - chỉ từ 
- Một số danh từ khác trong câu:
 + vua-> chỉ người;
 + thúng-> chỉ đơn vị; 
 + gạo, nếp-> chỉ vật;
 + làng-> chỉ khái niệm
- Đặt câu với danh từ
Vua/ phong em bé làm trạng nguyên.
Cn Vn
Nguyên liệu làm bánh là /gạo nếp.
 Cn Vn
* Khái niệm :
+ Nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...
+ Khả năng kết hợp của danh từ :
 Danh từ có thể kết hợp với những số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau.
+ Chức vụ ngữ pháp: 
- Chức vụ điển hình làm chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước.
b. Ghi nhớ 1: Sgk/86
2. Các loại danh từ
a.Ví dụ:
a. Ba con (chú, bác) trâu
 Một viên (ông, vị) quan
 DT đvị DT sự vật
 (tự nhiên)
b. Ba thúng (bao, lon) gạo
 Hai ly (chai, hộp) sữa
 DT đvị (qui ước, ước chừng)
c. Sáu tạ (tấn,yến,kg) thóc
 DT (đvị qui ước chính xác)
b.Ghi nhớ 2: SGK/87
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/87 Một số danh từ chỉ sự vât, đạt câu:
Bàn, ghế, lọ hoa, nhà, cửa, lợn, gà...
Đặt câu: + Con mèo này rất đẹp.
Bài 2/87 Liệt kê các loại từ:
a. Đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, chú, bác, viên, ngài, vị, ngài, viên
b. Đứng trước danh từ chỉ vật: cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, tờ, chiếc
Bài 3/87 Liệt kê các danh từ:
a. Chỉ đơn vị chính xác:
- Gam, ki lôgam, tạ, tấn, mét, kilômét... 
b. Chỉ đơn vị ước chừng:
- Bó, vốc, gang, đoạn, nắm, hũ, thìa, chai...
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ :
- Đặt câu có sử dụng danh từ chung và danh từ riêng.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
* Bài mới: Chuẩn bị: luyện nói văn tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
**********************************
 Tuần : 8	 Ngày soạn: 06/10/2014
 Tiết PPCT: 31	 	 	 Ngày dạy: 08/10/2014
 Tập Làm Văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
 - Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức
 - Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kĩ năng
 - Lập dàn bài kể chuyện.
 - Lựa chọn trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thou tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
 - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
 3. Thái độ
 - Bình tĩnh, tự tin khi trình bày một vấn đề trước đám đông.
C. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh: 
 - Lớp 6A1: SS……. Vắng……(P……….KP………)
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS 
 3. Bài mới: 
 Trong những tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu các bước để làm một bài văn tự sự. Trong tiết học này chúng ta sẽ không trình bày một bài kể chuyện bằng lời viết, mà chúng ta sẽ thực hành luyện nói một bài văn tự sự – kể chuyện.
*Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG:
- GV nêu một số yêu cầu của tiết luyện nói
+ Về nội dung: theo đề bài mà các nhóm chọn; trình bày theo trình tự; lời kể phải chân thật, có cảm xúc.
+ Về hình thức trình bày:
+ Người nói phải tự nhiên, không lúng túng, bình tĩnh
+ Giọng nói to, rõ, diễn cảm, không phải là đọc hay học thuộc lòng
+ Mắt nhìn vào người nghe
LUYỆN TẬP: 
- Theo sự phân công chuẩn bị từ trước, GV yêu cầu các tổ, nhóm xem lại dàn bài đã làm à có thể bổ sung thêm (nếu cần)
 Yêu cầu HS tự phát biểu với nhau trong nhóm. Các thành viên nghe, góp ý, nhận xét cho hoàn chỉnh
- GV gọi đại diện của các nhóm lên trình bày, gọi HS nhận xét theo yêu cầu đã nêu
 Nếu còn thời gian, gọi thêm một số cá nhân khác
GV chốt lại, đánh giá các ưu, khuyết điểm của HS một cách cụ thể, rõ ràng để HS rút kinh nghiệm cho những tiết luyện nói sau.
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Mỗi Hs chọn một đề bài để lập dàn bài và tự luyện nói ở nhà. Có thể nhin vào gương để chỉnh cử chỉ, điệu bộ.
- Đọc trước bài, cho biết có những ngôi kể nào? Lời văn của ngôi kể ấy ra sao?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Về nội dung:
- Nói theo đề bài mà các nhóm chọn
- Trình bày theo trình tự
- Lời kể phải chân thật, có cảm xúc
2. Về hình thức:
- Người nói phải tự nhiên, không lúng túng, bình tĩnh.
- Giọng nói to, rõ, diễn cảm, không phải là đọc hay học thuộc lòng.
- Mắt nhìn vào người nghe
II. LUYỆN TẬP:
1. Đề bài :
 Kể về một chuyến thăm quê.
2. Lập dàn bài 
+ Mở bài 
- Lí do về thăm quê? về với ai? nhân dịp nào 
+ Thân bài 
- Chuẩn bị lên đường về quê
- Quang cảnh chung của quê hương
- Những người gặp đầu tiên trong làng 
- Gặp họ hàng, ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên 
- Gặp những người bạn xưa cùng tuổi 
- Dạo chơi quanh làng cùng bạn 
+ Kết bài 
- Chia tay, cảm xúc về quê hương
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ:
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
* Bài mới: Soạn bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
E. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………………
**********************************
 Tuần : 8	 Ngày soạn: 07/10/2014
 Tiết PPCT: 32	 	 Ngày dạy: 09/10/2014
 Tập Làm Văn: NGÔI KỂ, LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
 - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
 2. Kĩ năng
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp.
 - Vận dụng ngôi kể vào đặc điểm của văn bản tự sự.
 3. Thái độ: Yêu thích văn tự sự, chủ động tiếp thu, tích cực hoạt động.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, thuyết giảng, đọc phân vai, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh 
 - Lớp 6A1: SS……. Vắng……(P…………….KP……………)
 2. Bài cũ: 
 3. Bài mới: 
 Khi kể chuyện, người kể cần phải lựa chọn ngôi kể thích hợp để tạo ra hiệu quả trong khi kể chuyện. Vậy ngôi kể là gì, những đặc điểm của ngôi kể ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
*Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG:
- Gv nêu khái niệm ngôi kể, định nghĩa ngôi kể thứ nhất và thứ ba.
- Hs: nghe ghi vở.
- Gv: Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn văn ở SGK.
- Hs: Đọc
- Gv: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho 4 nhóm thảo luận: 
+ Đ1 kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra 
+ Đ2 kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra?
+ Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả?
+ Ngôi kể nào có thể kể tự do? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết?
- HSTLN 3 phút trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận ghi bảng.
- Gv: Hãy đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn?
- Hs: đổi ngôi
- Gv: Nhận xét về sự thay đổi của đoạn văn và đặc điểm của 2 ngôi kể? 
- Hs: Nếu thay vào ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể dấu mình. Ngôi kể thứ ba cho phép người ta kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất “tôi” chỉ kể được những gì “tôi” biết mà thôi.
- Gv: Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn văn một thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?
- Hs: Khó đổi, vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
- Gv: Từ đó các em rút ra chú ý gì khi chọn ngôi kể
- Hs: Bộc lộ. Gv định hướng chọn ngôi.
- Hs: Đọc ghi nhớ 
Luyện tập:
Bài 1: Gv hướng dẫn cách thay.
- Hs thay, đọc lại đoạn văn
- Hs nhận xét.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu. Gv hướng dẫn khi kể ở ngôi thứ nhất người kể về mình và xưng tôi.
- Hs: Thay ngôi và nhận xét.
Bài 3: Gv gọi Hs trả lời nhanh.
Bài 4: Gv Hướng dẫn: Dựa vào bài 3 để trả lời.
- Hs khá giỏi để các em hiểu vai trò của việc chọn ngôi trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm của truyện.
Bài 5: Gv cho một vài Hs bộc lộ.
- Gv kết luận nên chọn ngôi thứ nhất
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đóng vai Sơn Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thay từ Sơn Tinh bằng Tôi. Đứng vào địa vị Sơn Tinh để có cách xưng hô phù hợp với Vua Hùng, Mị Nương, Thủy Tinh.
- Chuẩn bị bài “ ông lão đánh cá và con cá vàng” ( HDĐT). Đoc vb, trả lời câu hỏi SGK.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các loại ngôi kể trong văn tự 
a. Ngôi kể là gì: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
b. Các loại ngôi kể:
b1. Kể chuyện theo ngôi thứ ba: Khi người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng. 
* Đoạn văn 1: sgk/88.
Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng: vua, em bé, hai cha con, chim sẻ
b2. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Người kể tự xưng là “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua.
- Đoạn văn 2: sgk/88
Người kể là Dế Mèn, tự xưng về mình là Tôi
2. Đặc điểm của ngôi kể
a. Kể theo ngôi thứ ba: Có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt về những gì xảy ra đối với các nhân vật.
b. Kể theo ngôi thứ nhất: Có tính chủ quan, người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy, nhìn thấy và trực tiếp nói ra suy nghĩ, tình cảm.
* Ghi nhớ sgk/89
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1 Thay đổi ngôi 1 bằng ngôi thứ 3 và nhận xét.
- Cách thay: Thay tất cả từ “Tôi” bằng từ “Dế Mèn”
-> Lời của đoạn văn mang tính khách quan. Đoạn cũ mang nhiều tính chủ quan. 
Bài 2 Thay ngôi thứ ba bằng ngôi thứ nhất và nhận xét:
Thay tất cả những từ “Thanh” bằng từ “Tôi” => Sắc thái tình cảm của đđoạn văn đđược tô đậm nét hơn
Bài 3 Truyện “Cây bút thần” được kể theo ngôi thứ 3. Khi chọn ngôi thứ ba người kể mới được tự do linh hoạt, nói về những gì diễn ra với Mã Lương.
Bài 4 Trong các truyền thuyết cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ ba vì: 
+ Giữ không khí truyền thuyết cổ tích 
+ Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể với các nhân vật trong truyện.
Bài 5: Khi viết thư phải sử dụng ngôi kể thứ nhất
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.
* Bài mới: Soạn bài “ ông lão đánh cá và con cá vàng” ( HDĐT) 
E. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
**********************************

File đính kèm:

  • docTUAN 8 VAN 6 2014 2015.doc
Giáo án liên quan