Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 6
(?) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường, có gì khác thường ? hãy tìm dẫn chứng chứng minh điều đó?
Bình thường: Con gia đình nông dân tốt bụng, sống bằng nghề kiếm củi.
Khác thường: Là Thái Tử đầu thai, mẹ mang thai nhiều năm mới sinh được Thạch Sanh, sai Thiên Thần dạy đủ các môn võ nghệ.
* Sự ra đời của Thạch Sanh nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
Ngày soạn: 8 / 9 / 2014 Ngày giảng 6A3……………………… 6A4……………………… Tiết 21 - Bài 5 LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Lời văn tự sự: Dùng để kể người và kể việc. Đoạn văn tự sự: Gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng. 2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc-hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ: Biết cách dùng lời văn trong giao tiếp. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3…………………………………………………….. 6A4……………………………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ * Nêu cách làm bài văn tự sự? Cách làm bài văn tự sự: - Tìm hiểu đề. - Lập ý. - Lập dàn ý. - Viết thành văn. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình Hoạt động 2: Lời văn, đoạn văn tự sự. - Mục tiêu: HS Hiểu được lời văn, đoạn văn tự sự - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi HS đọc bài tập/58 * Hai đoạn văn giới thiệu nhân vật nào ? Đoạn 1: Vua Hùng Đoạn 2: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh * Giới thiệu về điều gì ? Nhằm mục đích gì ? * Thứ tự các câu có đảo lộn được không ? Vì sao Không đảo lộn được vì sự việc nào xảy ra trước phải kể trước, sự việc nào xay ra sau kể sau. Sự việc sau xuất phát từ sự việc trước. * Em thấy câu văn thường dùng những từ, cụm từ gì ? Từ là …, có…cụm từ: người ta gọi chàng là …: * Vậy khi kể người (nhân vật) thì có thể giới thiệu điều gì về nhân vật? Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. * Đoạn văn đã dùng những từ gì để kể những hành động của nhân vật? Đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng sông nước * Các hành động được kể theo thứ tự nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì ? Kết quả ngập ruộng, đồng nhà cửa, nhưng không ngập nổi núi đồi vì nước dâng núi cũng dâng cao, dời đồi để ngăn nước. ? Văn tự sự kể về sự việc thế nào ? Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. * Ba đoạn văn trên biểu đạt ý chính nào ? Đoạn 1: việc kén rể của vua Hùng. Đoạn 2: Sơn Tinh-Thủy Tinh cầu hôn. Đoạn 3: Thủy Tinh đánh Sơn Tinh để cướp lại Mỵ Nương. * Chỉ ra các câu biểu đạt ý chính ấy ? Các câu đầu. * Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề ? Vì nó là câu quan trọng nhất, nó là ý chính của cả đoạn. * Văn tự sự xây dựng đoạn văn như thế nào ? Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt các ý phụ dẫn đến ý chính đó hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên. - HS đọc ghi nhớ. I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật. Đoạn 1: ý định kén rể của Vua Hùng Đoạn 2: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh cầu hôn và tài năng của hai chàng. - Hình thức lời văn kể người là giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. 2. Lời văn kể tự sự. - Hành động: động từ. - Thứ tự: trạng thái tâm lí à ý định hành động à hành động cụ thể. à Hình thức lời văn kể việc là kể các hành động, việc làm, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn - ĐV tự sự được đánh dấu bằng chữ cái mở đầu viết hoa lùi đầu dòng và hết đoạn có dấu chấm xuống dòng. Mỗi đoạn văn thường có một ý chính. 4. Ghi nhớ : SGK/59 Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não Gọi HS đọc bài tập. * Mỗi đoạn văn kể về điều gì ? Câu chủ đề của đoạn ? * Các câu văn triển khai chủ đề ấy như thế nào? * Hai câu văn, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao? II. Luyện tập. 1. Bài 1/ SGK 60 Đoạn (1): Sọ Dừa chăn bò cho phú ông. Câu chủ đề (1) Đoạn (2): việc ba chị em con phú ông đối đãi với Sọ Dừa. Câu chủ đề (1) Đoạn (3): giới thiệu cô dần Câu chủ đề (1) Sự việc nào xảy ra trước kể trước, sự việc nào xảy ra sau kể sau. 2. Bài tập 2/60 Câu (2) đúng. Câu (1 ) sai. Vì đã cưỡi ngựa thì còn nhảy lên mình ngựa rồi đóng chắc yên gì nữa. 4. Củng cố - Lời văn, đoạn văn tự sự? 5. Hướng dẫn HS tự học - Học ghi nhớ . Hoàn thiện bài tập. - Chuẩn bị bài: Thạch Sanh. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… Ngày soạn: 9 / 9 / 2014 Ngày giảng 6A3……………………… 6A4……………………… Tiết 22 - Bài 6 Văn bản THẠCH SANH (Truyện Cổ tích) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sạnh 2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc 3. Thái độ: Giáo dục sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3…………………………………………………….. 6A4……………………………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ - Thế nào là truyện truyền thuyết? Đáp án / 7 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: bất hạnh, dũng sĩ, tài năng kỳ lạ, thông minh, ngốc nghếch, động vật, … truyện có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công... Hoạt động 2: Tìm hiểu chung - Mục tiêu: HS nắm được cốt truyện, kể tác phẩm. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi hs đọc chú thích * 53 * Thế nào là truyện cổ tích? Hướng dẫn HS đọc. GV đọc mẫu - gọi HS đọc. * Theo em văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? nội dung từng đoạn ? 4 đoạn: - Đ1: Từ đầu đến…mọi phép thần thông. - Đ2:Tiếp theo….quận công. - Đ3: Tiếp theo ….bọ hung. - Đ4: Phần còn lại. * Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là? * Chú thích/sgk 65-66. GV : Treo bốn bức tranh lên bảng ? Bốn bức tranh minh hoạ cho các sự việc nào của truyện ? Dựa vào nội dung tranh, em kể lại truyện Thạch Sanh ? - Bức tranh 1: Thạch Sanh giết chằn tinh. - Bức tranh 2: Thạch sanh bắn đại bàng bị thương. - Bức tranh 3: Nhà vua phán quyết cho Thạch Sanh xử tội mẹ con Lí Thông. - Bức tranh 4 : Thạch Sanh đãi quân sĩ 18 nước chư hầu cơm trước khi chúng lui quân về. I. Tìm hiểu chung - Truyện cổ tích / sgk 53. 1. Đọc - Bố cục: 4 đoạn - Phương thức: Tự sự 2. Kể Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và ý nghĩa của truyện. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. (?) Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì bình thường, có gì khác thường ? hãy tìm dẫn chứng chứng minh điều đó? Bình thường: Con gia đình nông dân tốt bụng, sống bằng nghề kiếm củi. Khác thường: Là Thái Tử đầu thai, mẹ mang thai nhiều năm mới sinh được Thạch Sanh, sai Thiên Thần dạy đủ các môn võ nghệ. * Sự ra đời của Thạch Sanh nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? - Ý nghĩa của sự bình thường: Thạch Sanh gần gũi với nhân dân, có cội nguồn từ nhân dân. - Ý nghĩa của sự khác thường: Người có tài, phi thường từ khi mới sinh có thể diệt trừ cái ác, lập được chiến công, cứu giúp dân lành. II.Tìm hiểu văn bản 1. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh: a. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. Nguồn gốc xuất thân cao quý, sống nghèo khó nhưng lương thiện. * Luyện tập Đọc thêm /sgk 67. 4. Củng cố Kể lại truyện cố tích Thạch Sanh bằng lời văn của em. 5. Hướng dẫn HS tự học - Đọc, kể sáng tạo văn bản. - Chuẩn bị bài: Thạch Sanh - Tiếp. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… Ngày soạn: 10 / 9 / 2014 Ngày giảng 6A3……………………… 6A4……………………… Tiết 23 - Bài 6 - tiếp Văn bản THẠCH SANH (Truyện Cổ tích) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ. Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác giả dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sạnh 2. Kĩ năng: Bước đầu biết cách đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc 3. Thái độ: Giáo dục sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3…………………………………………………….. 6A4……………………………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ - Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số nhân vật quen thuộc: bất hạnh, dũng sĩ, tài năng kỳ lạ, thông minh, ngốc nghếch, động vật, … truyện có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công... Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - tiếp - Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và ý nghĩa của truyện. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Giáo viên hệ thống hóa kiến thức tiết 22 * Trước khi kết hôn với Công Chúa, Thạch Sanh phải trải qua thử thách nào? - Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thần, TS tiêu diệt Chằn Tinh. - Xuống hang diệt đại bàng, cứu công chúa. Bị Lí Thông lấp cửa hang. - Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, TS bị bắt hạ ngục. * Sau khi kết hôn với công chúa TS phải trải qua những thử thách nào nữa ? - Hoàng Tử 18 tuổi, nước chư hầu kéo quân sang đánh. * Thạch Sanh đã đối phó bằng cách nào? tiếng đàn * Tiếng đàn ở đây đại diện cho điều gì ? - Giáo viên bình * Có ý kiến cho rằng Thạch Sanh vượt qua được những thử thách và lập được nhiều chiến công hiển hách. Em có nhất trí không? Vì sao? * TS có những phẩm chất nào đáng quý ? * Ở đoạn truyện này tác giả dân gian còn sử dụng 1 số chi tiết thần kì khác? Đó là chi tiết nào? - Niêu cơm thần kì: + Khả năng thần kì khiến quân 18 nước chư hầu phải ngạc nhiên khâm phục. + Khả năng tài giỏi của Thạch Sanh. + Thạch Sanh đại diện cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta. -Giáo viên mở rộng liên hệ với Văn học dân gian của Pháp, Anh, Mông Cổ, Xiri? (*) Qua việc tìm hiểu chi tiết truyện em có cảm nhận gì về nhân vật Thach Sanh? * Đối lập với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật nào? Em thấy nhân vật này như thế nào? (*) Hai mẹ con Lý Thông không bị Thạch Sanh trừng trị nhưng bị Thiên Lôi đánh chết, biến thành bọ hung bẩn thỉu. Theo em sự trừng trị như vậy có thỏa đáng không? Vì sao? * Trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết, còn Thạch Sanh được kết hôn với công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này nhân đân ta muốn thể hiện điều gì? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu một số ví dụ? - GV tổng kết toàn bài. * Khái quát những nét đặc sắc nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của truyện? - Nội dung: Sự đối lập giữa thiện và ác qua hai nhân vật.. - Nghệ thuật: + Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo… + Sử dụng những chi tiết thần kỳ… + Kết thúc có hậu… * Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? - Học sinh đọc ghi nhớ/67 II.Tìm hiểu văn bản - tiếp 1. Vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Thạch Sanh. b. Những thử thách. - Tiếng đàn thần kì à đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. * Lập nhiều chiến công hiển hách, thu được nhiều chiến lợi phẩm quý… * Phẩm chất. + Sự thật thà, chất phác. + Sự dũng cảm và tài năng. + Lòng nhân đạo. -Niêu cơm thần kì: è Thạch Sanh: Nhân vật dũng sĩ thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân ta về hòa bình, công lí 3. Nhân vật Lý Thông. Dối trá, nham hiểm, xảo quuyệt, vong ân bội nghĩa. - Ý nghĩa: Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân ta về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện. * Ghi nhớ/ 67 Hoạt động 4: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - Cho học sinh mang tranh đã vẽ lên và đặt tên cho tranh. - Cho học sinh kể lại chuyện Thạch Sanh, và hướng dẫn tìm hiểu phần đọc thêm. III. Luyện tập Bài 1. 4. Củng cố: - Kể sáng tạo t/phẩm. - Giá trị nội dung, nghệ thuật của t/phẩm. 5. Hướng dẫn HS tự học - Đọc, kể sáng tạo văn bản - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… Ngày soạn: 11 / 9 / 2014 Ngày giảng 6A3……………………… 6A4……………………… Tiết 24 - Bài 6 CHỮA LỖI DÙNG TỪ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Các lỗi dùng từ: Lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm. 2. Kĩ năng: Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. Dùng từ chính xác khi nói viết. 3. Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc bài, chuẩn bị bài theo SGK. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức: 6A3…………………………………………………….. 6A4……………………………………………………... 2. Kiểm tra bài cũ * Kể tóm tắt truyện “Thạch Sanh”. * Sự ra đời & lớn lên của TS có gì khác thường ? à Nhân dân muốn thể hiện điều gì? Khác thường: Là Thái Tử đầu thai, mẹ mang thai nhiều năm mới sinh được Thạch Sanh, sai Thiên Thần dạy đủ các môn võ nghệ. Người có tài, phi thường từ khi mới sinh có thể diệt trừ cái ác, lập được chiến công, cứu giúp dân lành. 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình Hoạt động 2: Tìm hiểu các lỗi dùng từ. - Mục tiêu: HS nhận ra các lỗi do lặp từ và biết cách sửa lỗi. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV gọi HS đọc bài tập. - Gạch dưới những từ giống nhau. * Trong đoạn văn em vừa đọc, có những từ ngữ nào được lặp lại ? Tre lặp lại 7 lần; giữ 4 lần; anh hùng: 2 lần. * Việc lặp lại các từ ngữ trên em thấy có hợp lý không? Có tác dụng gì? Có, tạo nhịp điệu hài hoà cho đoạn văn xuôi nhằm mục đích nhấn mạnh. * Ở bài tập a các từ được lặp lại ấy có phải là mắc lỗi lặp không ? Tại sao ? Đây không phải là lỗi lặp mà là điệp từ có tác dụng nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như một bài thơ cho văn xuôi. GV: Đưa ra đoạn văn b * Có mấy từ ngữ được lặp lại ? * Hãy so sánh hiện tượng lặp lại ở BT a và b. BT (a): là phép lặp có mục đích, là phép tu từ. BT (b): Lặp gây cảm giác nhàm chán nặng nề ® lỗi lặp từ. * Nguyên nhân mắc lỗi? - Người viết diễn đạt kém. * Tác hại của việc lặp từ? Làm cho lời văn đơn điệu, nghèo nàn, không đúng với diễn đạt của người nói, viết. * Em hãy sửa lại câu văn cho lời văn trong sáng? Bỏ ngữ : truyện dân gian. Đảo cấu trúc câu. Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo. * Qua BT vừa phân tích em hiểu thế nào là hiện tượng lặp từ? * Muốn sửa lại thì ta cần làm như thế nào? I. Lặp từ 1. Bài tập: SGK/68 a. Tre à bảy lần. Giữ à bốn lần Anh hùng à 2 lần. è Điệp từ. b. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kỳ ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. - Truyện dân gian à 2 lần => lỗi lặp từ. - Nguyên nhân mắc lỗi: Người viết diễn đạt kém. - Chữa lại: Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. * Hiện tượng lặp từ: à Là hiện tượng lặp đi lặp lại 1 từ (ngữ) gây cảm giác nhàm chán, khiến cho câu văn rườm rà. - Sửa lại: Sử dụng nhiều kiểu câu. Thay từ đó bằng từ đồng nghĩa. Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - GV gọi HS đọc bài tập. * Cho biết yêu cầu của bài tập ? (*) Hãy lược bỏ những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau ? - Chia nhóm thảo luận. - GV gọi HS trình bày bài tập - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ xung ý kiến. - GV kết luận cho điểm k/khích. II. Luyện tập Bài 1/SGK 68 a. Bỏ các từ: bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn, Lan. - Sửa lại: Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến. b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt. c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành. 4. Củng cố - Lỗi lặp từ. - Biết cách sửa lỗi lặp từ. 5. Hướng dẫn HS tự học - Học bài. Hoàn thiện bài tập/sgk 68. - Chuẩn bị bài: Chữa lỗi dùng từ - tiếp IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..………… Ngày 12 tháng 9 năm 2014 TỔ TRƯỞNG …………………………………………..……. Nguyễn Thị Thu Bồn Ngày 12 tháng 9 năm 2014 ………………………………………………… Người kiểm tra: Chu Thị Thu Trang
File đính kèm:
- Ngu van 6 tuan 6.doc