Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33, Tiết 125-128
BÀI 31. PHẦN VĂN HỌC
Tiết 127: ĐỘNG PHONG NHA
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. Vị trí vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
2. Về kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét miêu tả, kể chuyện.
3. Về thái độ:
- Yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác bảo vệ danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Có ý kiến cho rằng: "Bức thư bàn về chuyện mua bán đất lại là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái". ý kiến của em ?
3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ).
Quảng Bình mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt của miền Trung lại được trời phú cho một kì quan tuyệt thế, đó là động Phong Nha. Phong Nha đẹp không chỉ bởi phong cảnh nước non hữu tình mà thực ra với thời gian năm tháng những nhũ đá được trau chuốt bào mòn hiện lên những cung điện nguy nga nơi trần thế. Để biết thêm về kì quan này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Động Phong Nha của Trần Hoàn.
TUẦN 33 Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 30. PHẦN TIẾNG VIỆT Tiết 125: CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ(Tiếp) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. 2. Về kỹ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói 3. Về thái độ: - Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa. - Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bảng phụ viết vd 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Việc sử dụng câu thiếu đi một trong hai thành phần hoặc cả hai thành phần chính sẽ khiến câu không đầy đủ, khiến người nghe hiểu sai. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sửa chữa những lỗi đó. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 16 phút ) - GV chia lớp làm 4 nhóm TL - Các nhóm TL làm bt H: Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu cách chữa ? - Gọi 2 nhóm trình bày bài làm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Hai câu trên đều không có CN-VN - Hai câu trên mắc lỗi thiếu CN-VN, mới chỉ có trạng ngữ. - Nguyên nhân: Chưa phân biệt được trạng ngữ và CN-VN. - Gọi HS đọc vd trong sgk H: Phần in đậm trong câu nói về ai ? - Dượng Hương Thư H: Câu trên sai như thế nào ? Nêu cách chữa lỗi ? *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (22 phút ) - Chia lớp làm 3 nhóm làm 3 phần - Đại diện mỗi nhóm lên bảng chữa - Các nhóm nhận xét chéo - HS TL theo 4 nhóm - Đại diện mỗi nhóm lên bảng làm bt - HS TL nhóm - Gọi đại diện các nhóm trình bày I - Câu thiếu cả chủ ngữ, vị ngữ 1. Ví dụ: 2. Nhận xét: a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. -> Câu thiếu CN, VN Cách chữa: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước. b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng. -> Câu thiếu cả CN, VN Cách chữa: - Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao. II - Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu 1. Ví dụ: - Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta// thấy ... 2. Nhận xét: - Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các thành phần câu làm cho câu sai nghĩa. - Cách chữa: Ta thấy Dượng Hương Thư ghì chặt trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. III - Luyện tập. 1. Bài tập 1: Xác định CN, VN... Đáp án: a. Chủ ngữ: cầu Vị ngữ: được đổi tên thành cầu Long Biên b. Chủ ngữ: lòng tôi Vị ngữ: lại nhớ... c. Chủ ngữ: tôi Vị ngữ: cảm thấy... 2. Bài tập 2: Thêm CN, VN Đáp án: a. Mỗi khi tan trường, học sinh ùa ra đường. b. Ngoài cánh đồng, nước ngập mênh mông. c. Giữa cánh đồng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô. d. ... mọi người cùng reo lên. 3. Bài tập 3: Đáp án: - Các câu sai: Thiếu CN,VN - Chữa lại: Thêm CN,VN a - ... , hai chiếc thuyền đang bơi. b -..., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc. c - ..., ta nên XD bảo tàng cầu Long Biên. 4. Bài tập 4: Đáp án: a. - Lỗi về ý nghĩa từ ngữ: Cây cầu không thể bóp còi. - Sửa: .... và còi xe rộn ràng. b. - Không rõ ai vừa đi học về. - Sửa: Thuý vừa đi học về. c. - Không rõ bạn ấy có phải là Tuấn không? - Không rõ cho em hay cho ai? - Sửa: ... và cho em một cây bút mới. *4 Hoạt động 4: (3 phút) 4. Củng cố: H: Muốn biết được câu có đủ thành phần CN, VN hay không ta phải làm ntn ? - Muốn biết được câu có đủ CN hay VN thì phải đặt câu hỏi để tìm CN - VN. 5. Dặn: HS về nhà - HS về xem lại các bt, chuẩn bị bài sau. Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 30. PHẦN TẬP LÀM VĂN Tiết 126: LUYỆN TẬP CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nhận ra những lỗi thường gặp khi viết đơn và tim phương pháp sửa chữa. - Ôn tập những hiểu biết về kiểu đơn từ. 2. Về kỹ năng: - Luyện kĩ năng phát hiện và sửa chữa các lỗi trong khi viết đơn. 3. Về thái độ: - Nghiêm túc khi viết đơn, viết đơn đúng nội dung, chính xác, ngắn gọn,rừ ràng. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các mục không thể thiếu trong một lá đơn ? - Nêu những điểm lưu ý khi trình bày một lá đơn ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Trong cuộc sống đơn từ là một hoạt động không thể thiếu với mỗi chúng ta nhưng làm thế nào để có thể viết một lá đơn theo đúng nội dung, yêu cầu ? các em đi vào bài luyện tập. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện tập. (36 phút ) - GV chia lớp làm 4 nhóm TL - HS đọc các lá đơn trong sgk tìm ra những chỗ sai - Gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm nhận xét, bổ sung H: Đơn 1 mắc lỗi gì ? H: Đơn 2 mắc lỗi gì ? Cách sửa lỗi như thế nào ? H: Đơn 3 mắc lỗi gì ? H: Em hãy chữa lại cho đúng ? - Thay tên học sinh bằng tên phụ huynh - HS làm bt theo 4 nhóm - GV giao cho 2 nhóm làm bt1, 2 nhóm làm bt 2 - Đại diện mỗi nhóm trình bày bài làm - Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung I - Các lỗi thường mắc khi viết đơn * Đơn 1 : - Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ - Thiếu địa điểm, ngày, tháng - Thiếu mục ai gửi đơn - Đơn gửi ai ghi chưa rõ - Chưa kí tên * Đơn 2: - Cách trình bày chưa rõ - Sắp xếp lộn xộn - Nguyện vọng không chính đáng * Đơn 3: - Trình bày sự việc chưa thành thực: Cách trình bày chưa rõ; Sắp xếp lộn xộn; Nguyện vọng không chính đáng, bởi lẽ: Sốt cao li bì không thể ngồi dậy được thì không thể viết đơn được, như vậy là dối trá, đơn phải do phụ huynh viết mới hợp lí II - Luyện tập. 1. Đơn xin cấp điện cho gia đình. yêu cầu: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc qui chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ... 2. Đơn xin vào đội tình nguyện bảo vệ môi trường. - Có thể gửi người đội trưởng hoặc hiệu trưởng nhà trường và phải có sự đồng ý của GV chủ nhiệm lớp, của gia đình. *3 Hoạt động 3: (2 phút) 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS 5. Dặn: HS về nhà - HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung ôn tập Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 31. PHẦN VĂN HỌC Tiết 127: ĐỘNG PHONG NHA (Hướng dẫn đọc thêm) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. Vị trí vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau. 2. Về kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét miêu tả, kể chuyện. 3. Về thái độ: - Yêu quý, tự hào, chăm lo bảo vệ và biết cách khai thác bảo vệ danh lam thắng cảnh, nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của các ngành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI. B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo. 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Có ý kiến cho rằng: "Bức thư bàn về chuyện mua bán đất lại là một trong những văn bản hay nhất về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái". ý kiến của em ? 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Quảng Bình mảnh đất nhỏ hẹp và khắc nghiệt của miền Trung lại được trời phú cho một kì quan tuyệt thế, đó là động Phong Nha. Phong Nha đẹp không chỉ bởi phong cảnh nước non hữu tình mà thực ra với thời gian năm tháng những nhũ đá được trau chuốt bào mòn hiện lên những cung điện nguy nga nơi trần thế. Để biết thêm về kì quan này hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản Động Phong Nha của Trần Hoàn. Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (32 phút) - Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk - Yêu cầu HS tóm tắt nội dung phần chú thích. - GV hướng dẫn HS đọc: nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha. - Cho HS đọc một số chú thích từ khó H: Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ? bài văn nói về điiều gì ? - Giới thiệu về động Phong Nha H: Dựa vào nội dung, em có thể chia văn bản làm mấy đoạn ? - Từ đầu đến...rải rác Þ giới thiệu chung về động Phong Nha những con đường vào động. - Đoạn 2: từ Phong Nha....đất bứt Þ tả tỉ mỉ các cảnh động khô, động chính và động nước. - Đoạn 3: còn lại Þ Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha theo đánh giá của người nước ngoài. H: Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu ? H: Đường vào động có mấy đường ? - Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi. - Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến. H: Nếu được đi thăm động này, em sẽ chọn lối đi nào ? Vì sao ? Em hiểu câu "Đệ nhất kì quan Phong Nha" là thế nào ? - Tác giả nghiêng về cảnh sắc đường thuỷ, có ý khuyên người du lịch hãy chọn con đường sụng mà tới nếu muốn nghỉ đôi chân mệt mỏi, muốn ngắm cảnh đẹp thanh bình dọc đôi bờ sông. Song đi đường bộ cũng có lí thú riêng. H: Em hãy nhận xét trình tự miêu tả của tác giả ? - Tác giả miêu tả theo trình tự không gian: từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong: 3 bộ phận chủ yếu của quần thể động phong nha: Động khô, Động nước, Động Phong Nha. H: Động Phong Nha có mấy bộ phận ? - Có 2 bộ phận: động khô và động nước. H: Vẻ đẹp của động khô và động nước được miêu tả bằng những chi tiết nào ? - Động khô: Cao 200m, có vòm đá trắng vân nhũ, có vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh. H: Ở đây tác giả đã lựa chọn cách miêu tả ntn ? -> Miêu tả khái quát - Động nước: Có một con sông dài chảy qua, sông sâu, nước trong. + Hình ảnh: thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ... + Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc. + Âm thanh: nước gõ long tong, tiếng nói như tiếng đàn, tiếng chuông. H: Cách miêu tả động nước ntn ? -> Miêu tả chi tiết, sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm. H: Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? - HS: Miêu tả theo trình tự không gian ( từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ); Biện pháp liệt kê.( hình khối, màu sắc, âm thanh); So sánh độc đáo, gợi hình ảnh H: Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha ? H: Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ? - Động có 7 cái nhất: + Hang động dài nhất. + Cửa hang cao và rộng nhất. + Bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất. + Có những hồ ngầm đẹp nhất. + Hang khô rộng và đẹp nhất. + Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất. + Sông ngầm dài nhất. H: Cảm nghĩ của em trước lời đánh giá đó ? - Sự đánh giá trên rất có ý nghĩa vì đó là sự đánh giá khách quan của người nước ngoài, của những chuyên gia và tổ chức khoa học có uy tín khoa học cao trên thế giới. Bởi vậy Phong Nha không chỉ là danh lam thắng cảnh đẹp trên đất nước ta mà còn vào loại nhất thế giới. Việt Nam chúng ta vô cùng tự hào về điều đó. H: Với vẻ đó, động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì ? *3 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút) H: Em hãy nêu tóm tắt những giá trị của văn bản "Động Phong Nha" ? I - Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: 2. Văn bản: * Đọc - hiểu văn bản: - Văn bản nhật dụng * Bố cục: 3 đoạn II - Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào động. - Vị trí: nằm trong quần thể hang động gồm nhiều hang, nhiều động liên tiếp. - Hai con đường vào động: Đường thuỷ và đường bộ. 2. Giới thiệu cụ thể hang động: -> Động Phong Nha mang vẻ đẹp huyền bí, kì ảo, quyến rũ, bí hiểm, giàu chất thơ. 3. Người nước ngoài đánh giá Phong Nha: - Động Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới. - Động có 7 cái nhất: - Phong Nha đang trở thành một điểm du lịch và có một tương lai đầy hứa hẹn về nhiều mặt: Khoa học, kinh tế, văn hoá. III - Tổng kết. * Ghi nhớ. - Sgk. T 148 *4 Hoạt động 4: (4 phút) 4. Củng cố: - Qua tìm hiểu văn bản em thấy các di tích lịch sử có ý nghĩa ntn ddooois với quê hương, đất nước ? 5. Dặn: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 31. PHẦN VĂN HỌC Tiết 128: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN) A - Mục tiêu. Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Nắm được công dụng và ý nghĩa ngữ pháp của các loại dấu câu: chấm, chấm hỏi, chấm than... và dấu phẩy. 2. Về kỹ năng: - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 3. Về thái độ: - Có ý thức nâng cao việc dùng dấu kết thúc câu. - Học tập tích cực, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt B - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: - Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo; bảng phụ ghi vd 2. Học sinh - Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV C -Tiến trình. 1. ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS 3. Bài mới. *1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ). Hoạt động Nội dung *2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 18 phút ) - GV chia lớp làm 4 nhóm TL bt - Gv treo bảng phụ ghi vd - Gọi đại diện các nhóm trả lời - Các nhóm nhận xét, bổ sung H: Qua trên em có nhận xét gì về việc sử dụng các dấu chấm, hỏi chấm, chấm than ở cuối các câu ? - Gọi HS đọc vd trong sgk. H: Đoạn đối thoại trên có mấy câu ? - 4 câu H: Dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu trên có gì đặc biệt ? H: Qua phân tích ví dụ, em thấy dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu châm than có công dụng gì ? - HS TL nhóm - Gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm nhận xét - GV kết luận *3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập 18 phút ) - HS TL theo bàn - Gọi 1 em trình bày - Lớp nhậ xét, sửa chữa - HS làm bt - Gọi 1 - 2 em trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung - Gọi HS đọc bt - Gọi 3 em lên bảng làm bt - GV cùng HS nhận xét, bổ sung - Gọi HS trả lời I - Công dụng. 1. Ví dụ 1: a. Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn. b. Con có nhận ra con không(?) c. Cá ơi giúp tôi với(!) Thương tôi với(!) d. Giời chớm hè(.) Cây cối um tùm(.) Cả làng thơm(.) - Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật - Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn. - Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. 2. ví dụ 2: - Câu 2,4 là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm -> cách dùng đặc biệt của dấu chấm. - Dấu !,? đặt trong ngoặc đơn để tỏ thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm. -> cách dùng đặc biệt * Ghi nhớ. Sgk T 150 II - Chữa một số lỗi thường gặp. 1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu: a. 1. Dùng dấu câu sau từ Quảng Bình là hợp lí. 2. Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì: - Biến câu a2 thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau. - Câu dài không cần thiết. b. b1. Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì: - Tách VN2 khỏi CN. - Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa... b2. dùng dấu chấm phẩy là hợp lí. 2. Chữa lỗi dùng dấu câu: a. Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn. b. dùng dấu chấm. III - Luyện tập. 1. Bài tập 1: Dặt dấu chấm vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn: Đáp án: - .... sông Lương. - ... đen xám. - ... đã đến. - ... toả khói. - ... trắng xoá. 2. Bài tập 2: Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi: Đáp án: - Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng) - Chưa? (Sai) Thế còn bạn đã đến chưa ? (Đ) - Mình đến rồi.....đến thăm động như vậy? (S) 3. Bài tập 3: Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: Đáp án: - Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta! - Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi! - Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết. 4. Bài tập 4. Dùng dấu câu thích hợp: Đáp án: - Mày nói gì? - Lạy chị, em có nói gì đâu! - Chối hả? Chối này! Chối này! - Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. *4 Hoạt động 4: (3 phút) 4. Củng cố: - Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ 5. Dặn: HS về nhà học bài, xem lại các bt ==================== Hết tuần 33 ======================
File đính kèm:
- Bai_29_Chua_loi_ve_chu_ngu_va_vi_ngu.doc