Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33

- Từng cá nhân thay phiên nhau để đọc đến hết văn bản

- Văn bản chia làm ba phầm.

+ Phần 1 : từ đầu cha ông tôi : những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.

+ Phần 2 : Tôi biết sự ràng buộc” : những âu lo của người da đỏ.

+ Phần 3 : còn lại : kiến nghị

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường gặp.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1/ Giáo viên :
- Sách GV, Sách GK, sách tham khảo.
- Giáo án, ĐDDH 
	2/ Học Sinh
- Xem bài trước, SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Yêu cầu của một bài văn miêu tả ?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
- Nếu muốn vào truờng PTCS học em phải làm sao ? Nếu muốn nghĩ học hai ngày em phải làm gì ? gia đình khó khăn, muốn nhà trường giảm học phí em làm thế nào? Viết đơn ! vậy viết đơn như thế nào để phù hợp mục đích yêu cầu của công việc, bài học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em các thao tác về viết đơn 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu mục I SGK/131.
- Học sinh đọc 4 ví dụ trong mục I SGK.
? Theo em khi nào ta cần viết đơn ?
? Những trường hợp ở mục 2 thì truờng hợp nào phải viết đơn và gởi ai ?
- Như vậy phải có bất cứ lúc nào ta cũng phải viết đơn không ?
- Đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
* Hoạt động 3: 
-Theo em đơn có mấy loại? 
? So sánh điểm giống và khác nhau ?
- Cá nhân đọc
- Đólà khi ta cần trình bày tỏ nguyện vọng với một tổ chức hoặc một người có thẩm quyền nào đó.
- Nếu bị kẻ gian lấy mất xe đạp em cần viết đơn trình báo (tờ cớ mất tài sản) với cơ quan Công An. Muốn theo học lớp nhạc, họa ở trường em cũng phải viết đơn gởi BGH.
- Muốn đi học ở môi trường mới em cũng phải viết đơn gởi BGH trường.
- Trường hợp gây mất trật tự trong giờ học thì không phải viết đơn mà chỉ viết bản kiểm điểm hay tường trình gởi thầy, cô giáo.
- Tùy vào tính chất sự việc mà ta ứng sử khác nhau, không thể lúc nào cũng viết đơn cả. Chỉ viết khi cần bày tỏ nguyện vọng cần được giải quyết, nếu không có đơn sẽ không giải quyết được .
- Tập thể lắng nghe
VD: Bên A đánh Bên B gây thương tích nặng nhưng bên A không bồi thường thuốc men. Bên B cần làm đơn gởi đến cấp thẩm quyền tại địa phương.
Có hai loại :
- đơn viết theo mẫu.
- đơn không theo mẫu.
I. Khi nào cần viết đơn ?
1. Đọc các VD – SGK:
" Khi ta cần bày tỏ nguyện vọng với cấp thẩm quyền nào đó thì ta phải viết đơn.
2. Tìm hiểu các VD - SGK
- TH1: Viết đơn trình báo (tờ cớ mất tài sản) với cơ quan Công An.
- TH2: Viết đơn gởi BGH nhà trường.
- TH3: Viết bản kiểm điểm hay tường trình gởi thầy, cô giáo
- TH4: Muốn đi học ở môi trường mới em cũng phải viết đơn gởi BGH trường.
* Lưu ý: 
- Tùy vào tính chất sự việc mà ta ứng sử khác nhau, không thể lúc nào cũng viết đơn cả. Chỉ viết khi cần bày tỏ nguyện vọng cần được giải quyết, nếu không có đơn sẽ không giải quyết được .
- Đơn từ là loại văn bản hành chính không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
II. Các loại đơn và nội dung không thể thiếu trong đơn :
- VD: Đơn theo mẫu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 ______________ 
……………., ngày …. tháng ….. năm …..
ĐƠN XIN HỌC NGHỀ
Kính gởi :………………………………………………………………………………………
Họ và tên :……………………………………………………………………………………
Nơi sinh:………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay :………………………………………………………………………………
Dân tộc :……………………………………………………………………………………..
Trình độ văn hóa :……………………………………………………………………………
Trình độ ngoại ngữ :…………………………………………………………………………
Nguyện vọng :…………………………………………………………………………………
Lời cam đoan:…………………………………………………………………………………
Xác nhận của nhà trường Người viết
( Hoặc địa phuơng nơi thường trú) ( Kí và ghi rõ họ tên )
- VD : Đơn không theo mẫu
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Thanh Hóa, ngày ……..tháng……..năm ……
ĐƠN XIM MIỄN GIẢM HỌC PHÍ
Kính gởi : Thầy hiệu trưởng trường THCS Kim Đồng…..
Thưa thầy !
Em tên là Nguyễn Văn A, 12 tuổi học sinh lớp 6A truờng THCS Kim Đồng, huyện P, tỉnh Thanh Hóa, xin được trình bày với thầy một việc như sau :
Vừa qua cơn bão số 7, tiếp theo là trận lũ quét gây nhiều thiệt hại cho Huyện P. Bão và lũ đã làm hõng nhà cửa và đồ dùng sinh hoạt, gây thiện hại và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình em. Sau cơn lũ, bố em lại ốm, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy em viết đơn này xin nhà trường cho em được miễn học phí trong năm học này. Em cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Em chân thành cam ơn thầy!
 	Học sinh 
 	 (kí tên)
 Nguyễn Văn A
- Nội dung và hình thức của hai loại đơn ấy có giống, khác nhau không ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- Nhấn mạnh những nội dung cần ghi nhớ
- Lưu ý một số nội dung khi viết đơn
* Giống : Gửi ai ? ai gửi ? gửi để làm gì ? theo trình tự 10 bước.
* Khác :
+ Đơn theo mẫu : Chỉ điền vào chổ trống.
+ Đơn không theo mẫu: ( Viết tay, đánh máy).
1.Quốc hiệu
2. Tên đơn.
3. Nơi, ngày viết đơn.
4. Nơi, người gửi.
5. Họ, tên địa chỉ, tuổi, nơi công tác, học tập của người viết đơn.
6. lý do viết đơn.
7. Yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị
8. Cam đoan và cảm ơn.
9. Ký tên.
10. Xác nhận, đóng dấu của địa phương
- Cá nhân đọc
- Tập thể theo dõi
* Chú ý : Tên đơn phải viết in hoa, rõ. Quốc hiệu và tên đơn cách nhau hai dòng và viết giữa đơn. Tên đơn và nội dung cách nhau hai dòng. Lời văn trong đơn không được dong dài. phải gắn gọn, sáng sủa, sạch sẽ.
III. Cách viết đơn :
- Nội dung hai loại đơn.
+ Theo mẫu có sẳn : điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
+ Không theo mẫu : (viết tay).
1.Quốc hiệu
2. Tên đơn.
3. Nơi, ngày viết đơn.
4. Nơi, người gửi.
5. Họ, tên địa chỉ, tuổi, nơi công tác, học tập của người viết đơn.
6. lý do viết đơn.
7. Yêu cầu, nguyện vọng, đề nghị
8. Cam đoan và cảm ơn.
9. Ký tên.
10. Xác nhận, đóng dấu của địa phương
* Ghi nhớ:
SGK/134
	4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại bài học .
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài mới : “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………Ngày soạn:	15/4/2013	Tuần 33
Ngày dạy:	Tiết 126
Tên bài dạy:	 	BỨC THƯ CỦATHỦ LĨNH DA ĐỎ
 Xi – át - Tơn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Thấy được bức thư được viết xuất phát từ tình yêu thiên nhiên, đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có y nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay : bảo vệ và giữ gìn trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư như văn hóa, yếu tố trùng điệp, thủ pháp đối lập với việc diễn đạt ý nghĩa và biểu hiện tình cảm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GV, Sách GK, sách tham khảo.
- Tranh, ảnh.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. kiểm tra bài cũ : 
- Nêu ý nghĩa của văn bản Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử?
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Mỗi chúng ta ai cũng có tình yêu đối với quê hương, đất nước. Song cách thể hiện tình yêu quê hương ở mỗi người, mỗi dân tộc có sự khác nhau. Có người yêu quê hương là yêu những vật gần gũi quanh mình, có khi tình yêu quê hương ấy là nỗi đau trước cảnh quê hương bị chiếm đóng. Có người thể hiện tình yêu quê hương bằng sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Các em sẽ được tìm hiểu vùng đất này qua văn bản “ Bức tranh của thủ lĩnh da đỏ”
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Đọc – tìm hiểu chú thích.
- Học sinh đọc phần chú thích trong SGK.
? Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bức thư ?
- Cho học sinh đọc các chú thích trong sách giáo khoa( các chú thích (3), (4), (8), (10), (11) để các em tìm hiểu các từ khó.)
* Hoạt động 3 : Đọc – hiểu văn bản.
- Yêu cầu HS đọc văn bản
? Dựa vào các câu hỏi phần “ Đọc – hiểu văn bản” em thấy văn bản này chia làm mấy phần ? nội dung ?
Để hiểu được những điều người da đỏ muốn gửi gấm. Chúng ta đi vào phân tích
? Hãy chỉ ra những phép so sánh và nhân hóa đã được dùng trong đoạn đầu bức thư.
? Từ cách nói như thế, em thấy trong kí ức người da đỏ luôn hiện lên những điều tốt đẹp nào ?
- Tạo sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng “đó là điều thiêng liêng” ?
? Từ những suy nghĩ đó em có nhận xét gì về cách sống của người da đỏ.
? Đọc đoạn văn “ Tôi biết … sự ràng buộc” chúng ta thấy được sự đối lặp trong “ cách sống, thái độ đối với đất”, đối với thiên nhiên giữa người da đỏ, da trắng. Em hãy chỉ ra sự đối lập đó. ?
? Từ những chi tiết đó, em có thể cho biết người da đỏ lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng ?
? Những lo âu này đã cho ta thấy giữa cách sống của người da trắng và người da đỏ có gì khác nhau ?
? Tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện những âu lo của mình ?
? Qua đó em hiểu thêm điều gì về người da đỏ(tình cảm của họ đối với thiên nhiên, môi trường sống).
? Vì thế khi quyết định bán đất cho người da trắng, người da đỏ đã đưa ra những điều kiện gì ?
→ Chuyển : cuối cùng, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã kiến nghị với người da trắng điều gì ?
? Thủ lĩnh Xi – at – tơn đã kiến nghị điều gì với người da trắng.
? Vì sao tác giả gọi “Đất là Mẹ”.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thư này so với đoạn trên.
? Các kiến nghị đó kết hợp với sự thay đổi giọng điệu người viết muốn nói điều gì?
* Hoạt động 4 : Ghi nhớ.
? Theo em văn bản này đề cập đến vấn đề gì ?
? văn bản này được viết cách đây rất lâu nhưng đến nay nó vẫn có một giá trị nhất định ? vì sao như vậy ? giá trị đó là gì ?
? Sau khi học xong văn bản này em thấy mình cần phải làm gì với thiên nhiên, môi trường xung quanh. ?
* Hoạt động 5 : Luyện tập 
- HS hoạt động cá nhân 
- Cá nhân trả lời
- Đọc theo yêu cầu của HS
- Từng cá nhân thay phiên nhau để đọc đến hết văn bản
- Văn bản chia làm ba phầm.
+ Phần 1 : từ đầu … cha ông tôi : những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
+ Phần 2 : Tôi biết … sự ràng buộc” : những âu lo của người da đỏ.
+ Phần 3 : còn lại : kiến nghị
- Mãnh đất mẹ, những bông hoa là chị, con suối là máu của tổ tiên chúng tôi. Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
- HS hoạt động cá nhân.
- Những điều đó điều đẹp đẽ, cao quý, không thể tách rời với sự sống của người da đỏ .
- Những thứ đó không thể mất, cần phải tôn trọng, gìn giữ.
" Gắn bó, yêu quí, tôn trọng đất đai, môi trường..
- Cá nhân đọc
- Cá nhân trả lời
- Không yêu đất, chỉ lấy đi từ lòng đất những gì mà họ cần.
- Mãnh đất này là kẻ thù chứ không phải anh em họ.
- Họ cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được, bán đi.
- Hít thở không khí nhưng chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.
- Cả ngàn con trâu rừng bị người da trắng bắn mỗi khi đoàn tàu chạy qua .
- đất đai, môi trường thiên nhiên sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Cách sống thực dụng của người da trắng khác cách sống tôn trọng thiên nhiên, gía trị tinh thần của người da đỏ.
- So sánh, đối lập, nhân hóa, điệp từ ngữ.
- Yêu quý, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như 
" Ngài phải … hoa đồng cỏ.
- Người da trắng phải đối xử với các muôn thú sống trên mãnh đất này như những người anh, em ?
- Phải biết kính trọng đất đai.
- Phải dạy con cháu : đất đai là mẹ.
- điều xãy ra với đất tức là xãy ra với đứa con của đất.
- Đất là nơi sinh ra muôn loài , là nguồn sống của muôn loài. Cái gì con ngừời làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.
- Đất là nơi con người làm ăn sinh sống, nuôi dưỡng con người .
- Giọng văn tha thiết vừa danh thép, vừa hùng hồn.
- Vì nó đề cập đến một vấn đề : quan hệ giữa con người và thiên nhiên .
- Vì nó được viết bằng trái tim tha thiết dành cho đất đai, thiên nhiên
- HS hoat động cá nhân.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Hoàn cảnh ra đời của bức thư:
- Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của Mỹ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn đã gửi bức thư này để trả lời
- Bức thư là một văn bản hay nhất viết về môi trường thiên nhiên.
2. Các từ khó;
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc:
2. Bố cục:
+ Phần 1 : Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
+ Phần 2 : Những âu lo của người da đỏ.
+ Phần 3 : Kiến nghị
3. Nội dung:
3.1/ Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
- Đất đai - mẹ
- cây, lá, hạt sương, tiếng côn trùng – gia đình.
- Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó những ký ức của người da đỏ
=> So sánh, nhân hóa
" Gắn bó( yêu quí, tôn trọng đất đai, môi trường.
3.2/ Những âu lo của người da đỏ .
- Đất đai( môi trường sẽ bị người da trắng tàn phá.
- Cách sống vật chất thực dụng của người da trắng. >< cách sống tôn trọng thiên nhiên , giá trị tinh thần của người da đỏ
=> So sánh, đối lâp, nhân hóa, điệp từ ngữ.
=> Yêu quí, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên như mạng sống của mình.
3.3/ Kiến nghị của người da đỏ.
- Phải biết kính trọng đất đai.
- Phải dạy con cháu đất là mẹ.
- Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất
=> Giọng văn tha thiết vừa đanh thép vừa hùng hồn. Phải bảo vệ đất đai, môi trường sống. 
III. Ghi nhớ: 
SGK- 140
IV . Luyện tập: 
4. Củng cố:
- Bức thư gồm mấy phần? nội dung từng phần ?
- Bức thư này đề cập đến vấn đề gì ?
- Nêu ý nghĩa của bức thư này?
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoc bài, học ghi nhớ trong SGK
- Chuẩn bị bài mới: “ Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ” (tt)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	15/4/2013	Tuần 33
Ngày dạy:	Tiết 127
Tên bài dạy:	 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮ (tiếp)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
- Phhát hiện ra câu sai ( Câu thiếu CN và VN)
- Thể hiện quan hệ sai ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
- Biết tự phát hiện các lỗi đã học và chữa lại các lỗi đó 
II. CHUẨN BỊ :
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ
HS: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Các lỗi thường mắc trong câu là gì?
2/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở phần trước, các em đã được học về chữa lỗi câu. Đó là lỗi gì ? ( Thiếu chữ ngữ và vị ngữ). Hôm nay, các em sẽ học tiếp về chữa lỗi câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ và câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu để viết câu đúng hơn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ .
Gọi học sinh đọc mục I.1
? Em hãy nhận xét xem hai câu trên đã trọn ý chưa. Câu thiếu bộ phận nào ?
? Vì sao em biết câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ.
? Em hãy chữa lại hai câu sai này. Em phải làm gì để chữa ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét chung và sử chữa
Giáo viên gọi học sinh đọc II.1
? Em hãy cho biết phần in đậm trong câu trên nói về ai?
Dựa vào văn bản đã học, chúng ta dể dàng nhận ra đó là ai không?
? Ở câu này, em thấy phần in đậm dễ bị nhằm lẫn là ai?
Giáo viên : Xét về mặt ngữ nghĩa thì câu này là câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, nghĩa biểu thị chưa rõ, dễ bị hiểu nhầm.
? Để khỏi hiểu nhầm chúng ta sẽ chữa câu này như thế nào ?
? Vậy khi viết câu, chúng ta còn dễ mắc phải lỗi nào nữa.
- Nhận xét và sửa chữa.
* Hoạt động 3 : Luyện tập 
Gọi học sinh đọc bài tập 1 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ?
- Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét chung, sửa chữa và cho điểm
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- Yêu cầu HS thực hiện bài tập 2
- Nhận xét và cho điểm
Tương tự như vậy yêu cầu học sinh về nhà làm câu c,d.
- Đọc yêu cầu bài tập 4
- Yêu cầu HS thực hiện
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- Yêu cầu trình bày kết quả bài làm
- Nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét và cho điểm
- Hai câu trên chưa trọn ý.
- Câu thiếu chủ ngữ lẫn vị ngữ.
- Vì không tìm được thành phần vị ngữ (trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì ? con gì ?
- Không tìm được thành phần vị ngữ (trả lời cho câu hỏi Làm sao ? làm gì ? Như thế nào?.
- Thêm chủ ngữ vàvị ngữ.
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Cá nhân nhận xét.
- Cá nhân 
- Là “ta”.
- Thảo luận theo cặp
- Đại diện lên làm trên bảng
- Theo dõi và ghi chép
- Học sinh hoạt động cá nhân 
- Cá nhân nhận xét
- Theo dõi và rút kinh nghiệm
- Cá nhân đọc
- Từng cá nhân lên bảng làm. Cá nhân khác nhận xét bài làm của bạn
- Theo dõi và rút kinh nghiệm
- Cá nhân đọc
- Thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện nhóm khác nhận xét
- Theo dõi và rút kinh nghiệm
I. Tìm hiểu bài
1/ Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ :
- VD :
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên …
b) Bằng khối óc … sáu tháng.
=> Câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
- Cách chữa:
a) Mỗi khi đi qua cầu Long Biên lòng tôi lại dâng lên một cảm xúc thật khó tả.
b) Bằng … sáu tháng các công nhân đã hoàn thành 60% kế hoạch đề ra.
2/ Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu:
- VD : 
Hai hàm răng … hùng vĩ. ( Câu sai về mặt ngữ nghĩa)
- Cách chữa:
C1: Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt,…hùng vĩ.
C2: Ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào, hai…hùng vĩ.
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
a) CN: cầu
 VN: được…Long Biên
b) CN: lòng tôi
 VN: lại nhớ…oai hùng
c) CN: tôi
 VN: cảm thấy…vững chắt
2. Bài tập 2:
a) Mỗi khi tan trường, ai làm gì? – Chúng em xếp hàng ra về.
b) Ngoài cánh đồng, đàn cò trắng lại bay về.
( hai câu còn lại làm tương tự)
3. Bài tập 4:
a) Cây cầu / đưa…qua sông và 
 C V1
bóp …yên tĩnh.
 V2
( CN chỉ phù hợp với VN1- cây cầu không thể bóp còi rộn vang cả dòng sông yên tĩnh) 
- Cách chữa: 
+ Cây cầu đưa…qua sông, còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
+ Cây cầu …qua sông. Còi xe rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b) Thúy vừa mới đi học về, mẹ…đón em. Thúy …đi ngay.
c) Khi em đến cổng trường thì Tuấn gọi em và cho em một cây bút mới.
4. Củng cố:
- Nhắc lại các lỗi thường mắc trong bài học này?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài và các ví dụ đã tìm hiểu
- Chuẩn bị bài mới: “ Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn:	15/4/2013	Tuần 33
Ngày dạy:	Tiết: 128
Tên bài dạy: LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI
I. MỤC TIÊU CẦN ĐAT: Giúp h/c 
- Nhận ra được những lỗi thường mắc khi viết đơn thông qua các bài tập
- Nắm được phương hướng và cách khắc phục, sửa chữa các lỗi thường mắc.
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Sách GV, Sách GK, sách tham khảo, giáo án, bảng phụ
HS: SGK, vở ghi, vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
	- Nhắc lại các lỗi khi viết câu ? cho ví dụ và chữa lại .
2/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Giáo viên đặt câu hỏi : khi nào em viết đơn ? cách viết đơn theo mãu và không theo mẫu ? các phần quan trọng trong đơn ?
Hôm nay, các em sẽ được thực hành về viết đơn cũng như chữa lỗi khi viết đơn.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Các lỗi thường mắc khi viết đơn :
Giáo viên gọi học sinh đọc lại “ đơn xin miễn giảm học phí”.
? Em hãy nhắc lại trình tự viết đơn không theo mẫu ?
Goi HS đọc 3 mẫu đơn.
? Em hãy đối chiếu trình tự của lá đơn và những đơn này xem các đơn này có mắc lỗi gì không ?
? Em hãy chữa lại các đơn đó.
? Các lỗi thướng mắc khi viết đơn.
Để tránh khỏi lỗi này cần chú ý gì ?
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
Giáo viên chia lớp theo đơn vị nhóm để các em luyện tập viết 2 đơn ở mục luyện tập SGK/144
Sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.
- Cá nhân thực hiện
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, ngày, tháng, năm, làm đơn.
- Tên đơn.
- Nơi gửi.
- Họ và tên, địa chỉ người viết đơn.
- Lí do, nguyện vọng viết đơn.
- Cam đoan và cảm ơn.
- kí tên 
- Học sinh hoạt động cá nhân
- HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
I. Các lỗi thuờng mắc khi viết đơn 
Đơn 1 :
- Thiếu tiêu ngữ, tên đơn, nơi gởi, địa chỉ, người viết đơn.
- Lý do viết đơn, ngày, tháng, năm viết đơn.
Đơn 2 : 
- Thiếu địa chỉ viết đơn, lí do viết đơn không chính đáng.
Đơn 3 :
- Hoàn cảnh viết đơn chưa thuyết phụ.
Phải viết “Em tên là” không được viết “em tên là”
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1: Đơn xin cấp điện
2. Bài tập 2: Đơn xin gia nhập đội tình nguyện
4. Củng cố:
- Nêu cách viết đơn và những lỗi thường mắc khi viết đơn?
- Để tránh các lỗi này, các em phải chú ý gì ?
	5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài .
- Soạn bài “ Động phong nha”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………

File đính kèm:

  • docTIÊT 129,130,131,132.doc
Giáo án liên quan