Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31, Tiết 117-120

*3 Hoạt động 3: Hớng dẫn luyện tập (25 phút )

- HS TL theo bàn

- Gọi 3 em trả lời

- Các em khác nhận xét, GV kết luận

- HS trao đổi theo bàn

- Gọi 2 em trả lời, các em khác nhận xét bổ sung

- GV kết luận

- Gọi 2 - 3 em trả lời

- Gọi HS trả lời nhanh

- GV chia lớp làm 3 nhóm làm 3 câu

- Gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày

- GV cùng HS nhận xét

 

doc12 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 31, Tiết 117-120, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 31
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 28. Phần tập làm văn
Tiết 117: ôn tập văn miêu tả
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm và yêu cầu của một bài văn miêu tả.
- Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn tự sự.
- Thông qua các bài tập thực hành tự rút ra những điểm cần ghi nhớ chung cho cả văn tả cảnh và văn tả người.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng viết văn miêu tả
3. Về thái độ:
- Thấy được tác dụng của việc vận dụng các thao tác quan sát, tưởng tượng, nhận xét, so sánh, liên tưởngtrong văn tả cảnh và tả người.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị của HS ở nhà. 
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ).
Các em đã học về văn miêu tả, bao gồm cả hai loại tả cảnh và tả người. Vậy tả cảnh và tả người có những điểm nào chung, điểm nào khác biệt? Làm thế nào để phân biệt một đoạn văn tự sự và một đoạn văn miêu tả?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Tổ chức cho HS luyện tập. (38 phút ) 
- Trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà theo các nhóm, GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
H: So sánh sự giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự ?
H: So sánh sự giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người ?
- HS TL theo nhóm
- Gọi đại diện một nhóm trả lời
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS chia làm 3 nhóm TL
- Gọi đại diện một nhóm trình bày
- Các nhó còn lại nhận xét, đóng góp
- HS trao đổi làm bài tập theo bàn
- Gọi 1 em trình bày
- HS cùng GV nhận xét, đóng góp
H: Qua các nội dung ôn tập trong giờ em rút ra được điều gì khi làm bài văn miêu tả ?
I - Lý thuyết.
1. Điểm giống và khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
- Giống nhau:
Có đối tượng (kể và tả)
- Khác nhau:
+ Tự sự: hành động chính mà tác giả sử dụng là hành động kể: có sự việc, đối tượng, diễn biến, kết quả
+ Miêu tả: Sử dụng hành động tả: có đối tượng tả, đặc điểm riêng của đối tượng qua hình ảnh, chi tiết
2. Điểm giống và khác giữa văn tả cảnh và văn tả người:
- Giống nhau: cùng xác định đối tượng tả, tả chi tiết theo trình tự, có nhận xét, cảm nghĩ về đối tượng mình tả.
- Khác nhau:
+ Tả cảnh: tả bao quát đến tả từng bộ phận
+ Tả người: tả hình dáng đến tính tình qua lời nói, cử chỉ, thái độ
II - Bài tập.
1. Bài tập 1: Tả cảnh biển Cô Tô.
Cái độc đáo trong đoạn văn: 
- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của cảnh vật .
- Có những liên tưởng, so sánh độc đáo.
- Ngôn ngữ phong phú, diễn đạt sống động, sắc sảo.
- Thể hiện rõ tình cảm , thái độ của người viết đối với cảnh vật.
2. Bài tập 2:
Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen đang nở:
* Mở bài: Giới thiệu đầm sen
* Thân bài: Tả đầm sen:
- Tả bao quát cảnh đầm sen
- Tả cụ thể : 
+ Lá sen 
+ Hoa sen: Cánh hoa, nhuỵ hoa, hương hoa
+ Tác dụng của hoa sen
 * Kết luận: Đầm sen gợi cho em cảm xúc gì ?
3. Bài tập 3: Tả một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói.
a. Mở bài: Em bé con nhà ai? Tên? Tháng tuổi? Quan hệ với em?
b. Thân bài:
- Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi...)
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt...)
c. Kết bài:
- Hình ảnh chung về em bé
- Thái độ của mọi người đối với em.
* Ghi nhớ.
 Sgk. T 121
*3 Hoạt động 3: (2 phút)
4. Củng cố: 
- GV nhận xét giờ học, ý thức chuẩn bị bài của HS
5. Dặn: HS về nhà
- HS về nhà tiếp tục hoàn thiện các nội dung ôn tập, làm bt 4
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 29. Phần tiếng việt
Tiết 118: chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Củng cố lại thành phần chính của câu trần thuật đơn.
- Lỗi do đặt cõu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Cỏch chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ.
2. Về kỹ năng:
- Phỏt hiện ra cỏc lỗi do đặt cõu thiếu chủ ngữ, vị ngữ.
- Sửa được lỗi do đặt cõu thiếu chủ ngữ, vị ngữ
3. Về thái độ:
- Củng cố và nhấn mạnh ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Bảng phụ viết VD và bài tập
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ là ? Cho vd. 
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ).
Chúng ta đã biết một câu chỉ mang nội dung thông tin một cách đầy đủ rõ ràng nhất khi nó có đủ các thành phần chính của câu. Giờ học hôm nay sẽ giúp các em gặp và sửa chữa một số câu trong trường không đầy đủ một trong hai thành phần chính.
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm ( 12 phút ) 
- GV treo bảng phụ ghi vd
H: Em hãy xác định CN và VN của mỗi câu trên ?
=> Câu a thiếu CN
H: Em sẽ sửa câu a ntn ?
- GV treo bảng phụ ghi vd cho HS quan sát
H: Em hãy xác định CN, VN cho các câu trên ?
=> Các câu b, c thiếu VN
H: Nguyện nhân nào dẫn đến việc hai câu trên thiếu VN, em sẽ sửa ntn ?
*3 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (25 phút )
- HS TL theo bàn
- Gọi 3 em trả lời
- Các em khác nhận xét, GV kết luận
- HS trao đổi theo bàn
- Gọi 2 em trả lời, các em khác nhận xét bổ sung
- GV kết luận
- Gọi 2 - 3 em trả lời
- Gọi HS trả lời nhanh
- GV chia lớp làm 3 nhóm làm 3 câu
- Gọi đại diện mỗi nhóm lên bảng trình bày
- GV cùng HS nhận xét
I - Câu thiếu chủ ngữ.
1. Ví dụ:
a. Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí"
 TN
 cho thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 VN
b . Qua truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí",
 TN
em //thấy Dế Mèn biết phục thiện.
CN VN
2. Nhận xét:
- Câu a thiếu CN.
- Nguyên nhân: Lầm TN với CN
- Cách sửa:
+ Thêm CN: Tác giả (hoặc viết như câu b)
+ Biến TN thành CN bằng cách bỏ từ "qua": Truyện... cho ta thấy
II - Câu thiếu vị ngữ.
1. Ví dụ:
a. Thánh Gióng // cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt,
 CN VN
xông thẳng vào quân thù.
b. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, 
 CN
vung roi sắt, xông thẳng vào quân thù.
c. Bạn Lan, người học giỏi nhất lớp 6 A.
 CN
d.Bạn Lan//là người học giỏi nhất lớp 6A.
 CN VN 
2. Nhận xét:
- Nguyên nhân mắc lỗi:
+ Câu b: Lầm ĐN với VN
+ Câu c: Lầm phụ chú với VN
* Cách sửa:
- Câu b: Thêm bộ phận VN
...đã để lại trong em niềm kính phục.
...là một hình ảnh hào hùng và lãng mạn.
- Câu c: 
+ Thêm VN: ...là bạn thân của tôi.
 ... đang phổ biến kinh nghiệm học tập cho chúng tôi.
+ Thay dấu phẩy bằng từ là để viết như câu d.
III - Luyện tập.
1. Bài tập 1: 
 Đáp án:
a. Ai ? (Bác Tai)
Như thế nào? (Không làm gì nữa)
ị Có đủ CN và VN
b. Con gì ? (Hổ)
Làm gì ? (Đẻ)
ị Có đủ CN và VN
c. Ai ? (Bác tiều) 
Làm sao ? (Già rồi chết)
ị Có đủ CN và VN
2. Bài tập 2: Phát hiện câu mắc lỗi và chỉ ra nguyên nhân:
 Đáp án: 
a. Cái gì ? (Kết quả học tập của năm học) 
Như thế nào ? (Đã động viên)
ị Có đủ CN và VN
b. Cái gì ? (Không có)
Như thế nào ? (Đã động viên)
ị Câu thiếu CN
Cách chữa: bỏ từ "với"
c. Câu thiếu VN
Thêm bộ phận VN: ...đã đi theo tôi suốt cuộc đời.
d. Câu đúng
3. Bài tập 3:
 Đáp án: Cách điền
a. Chúng em...
b. Chim họa mi...
c. Những bông hoa...
d. Cả lớp...
4. Bài tập 4: Điền VN thích hợp vào chỗ trống
 Đáp án: 
a. ...rất hồn nhiên.
b. ....vô cùng ân hận.
c.....bừng lên thật là đẹp.
d...đi du lịc ở miền Nam.
5. Bài tập 5: Biến đổi câu ghép thành câu đơn.
a. Hổ đực mừng rỡ đùa với con. Còn hổ cái tì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm.
b. Mấy hôm nọ, trời mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bói trước mặt, nước dâng trắng mênh mông.
c. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
*4 Hoạt động 4: (3 phút)
4. Củng cố: 
H: Như vậy, muốn biết được câu có đủ thành phần CN, VN hay không ta phải làm ntn ?
- Muốn biết được câu có đủ CN hay VN thì phải đặt câu hỏi để tìm CN - VN.
5. Dặn: HS về nhà
- HS về xem lại các bt, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 29. Phần văn học
Tiết 119: cầu long biên - chứng nhân lịch sử
(Hướng dẫn đọc thêm)
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Bước đàu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
- Tỏc dụng của những biện phỏp nghệ thuật trong bài.
2. Về kỹ năng:
- Đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng cú yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dũng hồi tưởng.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc - hiểu văn bản nhật dụng cú hỡnh thức là một bài bỳt kớ mang nhiều yếu tố hồi kớ.
- Trỡnh bày những suy nghĩ, tỡnh cảm, lũng tự hào của bản thõn về lịch sử hào hựng, bi trỏng của đất nước.
3. Về thái độ:
- GD HS tỡnh yờu đất nước, biết giữ gỡn di tớch lịch sử.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Sưu tầm tranh ảnh
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắt những giá trị của văn bản "Lao xao".
- Qua văn bản "Lao xao" em có suy nghĩ gì về ý thức của bản thân trong việc giữ gìn, bảo vệ những loài vật xung quanh ? Vì sao ?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ).
Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (32 phút) 
- Gọi HS đọc phần chú thích (*) sgk
H: Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm ?
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu
- Gọi HS đọc một số chú thích
H: Em hiểu thế nào văn bản nhật dụng ?
- Về hình thức: Thường là những bài báo, thường được viết theo thể bút kí trong đó có sự kết hợp giữa các phương thức kể, tả, biểu cảm...
H: Bài văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần ? Nội dug của mỗi phần ?
- Khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân LS.
- Cầu Long Biên qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN
- Cầu Long Biên trong tương lai.
H: ở đoạn đầu tác giả đã giới thiệu về cây cầu Long Biên ntn ?
- Cầu bắc qua sụng Hồng
- Xõy dựng năm 1898, hoàn thành năm 1902
- Do kiến trỳc sư người Phỏp thiết kế.
H: Hiện nay cây cầu có vai trò ý nghĩa gì ?
H: Em có nhận xét gì về cách giới thiệu của tác giả ?
H: Giới thiệu cây cầu tác gải đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Nghệ thuật nhân hóa
H: Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử ?
H: Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì ? Cái tên đó có ý nghĩa gì ?
- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me ị Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở VN.
H: Cây cầu được xây dựng ban đầu với mục đích gì ?
- Phục vụ việc Pháp khai thác, bóc lột kinh tế ở Việt Nam.
H: Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa ?
 - Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng cả xương máu của bao con người.
H: Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì ? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì ?
- Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng ị Gây cho người đọc bất ngờ lí thú vì sức mạnh của kĩ thuật cầu sắt sự tiến bộ của công nghệ làm cầu, lần đầu tiên được áp dụng ở VN. Ngoài ra còn gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫ của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người VN bị chết trong quá trình làm cầu
H: Như vậy, từ thời Pháp thuộc cây cầu đã chứng kiến điều gì ?
H: Năm 1945 cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên điều đó có ý nghĩa gì ?
- Việc đổi tên này có ý nghĩa rất quan trọng nó chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Long Biên là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hương nơi cây cầu bắc qua.
H: Việc trích dẫn một bài thơ và lời bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng như thế nào trong việc nổi bật ý nghĩa nhân chứng của cây cầu ?
- Việc trích dẫn bài thơ, bản nhạc chứng minh thêm tính nhân chứng LS của cây cầu, tăng ý vị trữ tình của bài viết. 
H: Cây cầu thời chống Mĩ đã được tác giả giới thiệu ntn ?
H: Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì ? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu ?
H: Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì ?
- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước
- GVbình: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả. 
*3 Hoạt động 3: Tổng kết (4 phút)
I - Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: 
- Thúy Lan
2. Tác phẩm: 
- Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thể loại kí, bút kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.
* Đọc - hiểu văn bản
* Thể loại và bố cục:
* Khái niệm văn bản nhật dụng:
- Nội dung: có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý...
- Tác dụng: Văn bản nhật dụng có giá trị thông tin tuyên truyền, phổ biến, cập nhật một vấn đề văn hoá, xã hội nào đó là chủ yếu.
* Phương thức biểu đạt:
- Tác giả chọn sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, miêu tả với phương thức trữ tình.
* Bố cục:
- Có thể chia làm 3 đoạn
II - Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Giới thiệu chung về cõy cầu Long Biờn
- Cầu chứng kiến những sự kiện lịch sử trong 1 thế kỉ qua.
- Hiện tại ở vị trớ khiờm nhường nhưng giữ vai trũ là chứng nhõn lịch sử.
2. Cầu Long Biờn - chứng nhõn lịch sử
a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:
- Là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của dân tộc Việt Nam.
b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
- Cây cầu thời chống Mĩ thật hùng tráng trong mưa bom, bão đạn của giặc mĩ, cây cầu đổ gục bị thương tơi tả...quân dân thủ đô HN anh hùng viết bản hùng ca.
- T/Giả ca ngợi tính nhân chứng LS của cây cầu ở phương diện khác - phương diện chống chọi lại thiên nhiên, bão lũ.
c. Cầu Long Biên hôm nay và ngày mai:
- Là chứng nhân của lịch sử, là điểm dừng chân của du khách năm châu - cây cầu sẽ nối nhịp vô hình nơi du khách
III - Tổng kết.
 * Ghi nhớ. 
 - Sgk T 128
*4 Hoạt động 4: (4 phút)
4. Củng cố: 
- Qua tìm hiểu văn bản em thấy các di tích lịch sử có ý nghĩa ntn ddooois với quê hương, đất nước ?
5. Dặn: HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 29. Phần tập làm văn
Tiết 120: viết đơn
A - Mục tiêu.
Giúp HS:
1. Về kiến thức:
- Cỏc tỡnh huống viết đơn.
- Cỏc loại đơn thường gặp và nội dung khụng thể thiếu trong đơn.
2. Về kỹ năng:
- Viết đơn đỳng quy cỏch.
- Nhận ra và sửa được những sai sút thường gặp khi viết đơn.
3. Về thái độ:
- Học sinh cú ý thức vận dụng cỏc thao tỏc viết đơn vào những tỡnh huống cần thiết.
B - Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo.
- Sưu tầm mẫu đơn viết sẵn
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của GV
C -Tiến trình.
1. ổn định lớp: Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Những điểm cần lưu ý khi làm bài văn miêu tả ?
 3. Bài mới.
*1 Hoạt động 1: Giới thiệu bài ( 1 phút ).
Đơn là một loại văn bản hành chính mà chúng ta thường gặ trong cuộc sống. Vậy đơn là gì ? khi nào cần viết đơn ? Viết đơn phải tuân theo những yêu cầu nào ?
Hoạt động
Nội dung
*2 Hoạt động 2: Phân tích mẫu, hình thành khái niệm (35 phút)
- HS TL theo từng bàn các tình huống trong sgk.
H: Từ 4 tình huống trên em hãy cho biết khi nào cần viết đơn ?
- HS TL theo từng bàn
H: Trường hợp nào cần viết đơn ? gửi cho ai ?
- Trường hợp 1: Gửi cơ quan cụng an địa phương; Trường hợp 2: Gửi BGH nhà trường:Trường hợp 4: Gửi BGH trường mới 
H: Tại sao trường hợp 3 khụng phải viết đơn ? vậy sẽ viết loại văn bản nào ?
- Trường hợp 3 khụng nờu nguyện vọng cần giải quyết nờn chỉ viết bản tường trỡnh hoặc bản kiểm điểm.
- GV chia lớp làm 4 nhóm TL bài.
H: Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do ?
- Gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
- GV hướng dẫn các nhóm đọc phần hướng dẫn trong sgk.
H: Dù viết đơn theo mẫu hay không theo mẫu theo em ta đều cần phải chú ý những gì khi trình bày ?
H: Qua các nội dung vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về viết đơn ?
I - khi nào cần viết đơn ?
1. Bài tập 1:
- Khi muốn đề đạt nguyện vọng với một người hay một cơ quan, tổ chức cú quyền hạn giải quyết vấn đề đú.
2. Bài tập 2: 
II - Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn.
1. Các loại đơn:
a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu ...
b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
2. Nội dung không thể thiếu được trong đơn:
- Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.
- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.
- Tên người viết đơn.
- Nơi (tên người) nhận đơn.
- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.
- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
* Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.
III - Cách thức viết đơn.
* Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giữa trang giấy.
- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, đề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
* Ghi nhớ.
 - Sgk. T 134
*4 Hoạt động 4: (4 phút)
4. Củng cố: 
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ ?
5. Dặn: HS về nhà học bài, tập viết đơn xin phép nghỉ học. 
====================== Hết tuần 31 =====================

File đính kèm:

  • docBai_28_On_tap_van_mieu_ta.doc
Giáo án liên quan