Giáo án Ngữ văn 6 tuần 28 - Trường THCS Đạ Long

Tiếng Việt:

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.

 - Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.

 - Tác dụng của câu trần thuật đơn.

2. Kĩ năng:

 - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.

 - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.

3 .Thái độ: Nghiêm túc học bài tích cực thảo luận.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Phân tích ví dụ, phát vấn, tích hợp văn bản, thảo luận nhóm.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 28 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 28	 Ngày soạn: 14/03/2015
Tiết PPCT: 109 - 110 Ngày dạy: 16/03/2015
Văn bản:
CÂY TRE VIỆT NAM
- Thép Mới -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre-một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
 - Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
 - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
 - Đọc- hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
 - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
 - Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3.Thái độ: 
 - Giáo dục học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của một con người Việt Nam thông qua biểu tượng của cây tre.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích bình giảng, tích hợp văn bản, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2.Kiểm tra bài cũ:
 - Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô được Nguyễn Tuân miêu tả như thế nào?
 - Cảm nhận của em về cảnh sinh hoạt của người dân trên đảo ?
3.Bài mới:
 - Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, trong hiện tại và trong cả tương lai. Có một nhà báo viết rất hay về cây tre. Đó là Thép Mới. Hôm nay chúng ta tìm hiểu vẻ đẹp của cây tre Việt Nam qua văn bản “Cây tre Việt Nam”
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Giới thiệu chung
HS: Đọc chú thích dấu sao trong SGK/98.
GV: Em có hiểu biết gì về tác giả Thép Mới và văn bản Cây tre Việt Nam.
- Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt ý và cho học sinh ghi nét chính về tác giả tác phẩm.
Đọc-hiểu văn bản
GV: Hướng dẫn cho học sinh đọc chú thích trong Sgk, chú ý (1),(2),(4),(7),(8),(10),(11).
GV: Hướng dẫn Hs đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. Gv đọc mẫu, cho học sinh đọc từng đoạn tiếp theo.
GV: Hãy tìm bố cục văn bản và nêu ý chính của từng đoạn?
HS: Đọc đoạn 1 
GV: Dựa vào đoạn 1 hãy tìm chi tiết thể hiện phẩm chất của cây tre?
GV: Vì sao cây tre là người bạn thân thiết của người nông dân?
GV: Qua đó tác giả đã phát biểu và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp nào ở cây tre? 
HS: Rút ra tiểu kết.
GV: Phân tích chốt ý.
TIẾT 110
Tích hợp: Đọc 1 đoạn trong bài Tre Việt Nam của Nguyễn Duy ở phần đọc thêm.
- Ngoài những phẩm chất tốt đẹp, tre còn có vai trò như thế nào đối với đời sống con người và dân tộc Việt Nam thì chúng ta tìm hiểu đoạn 2
GV: Nêu câu hỏi cho HSTLN: Tìm những chi tiết thể hiện sự gắn bó của tre với đới sống con người
GV: Để miêu tả cây tre gắn bó với đời sống sinh hoạt lao động của nhân dân, tác giả dùng phép tu từ nào ? 
HS: Thảo luận, trình bày, bổ sung cho nhau
GV: Nhận xét, chốt ý cho ghi và phân tích
GV: Tre được giới thiệu trong cuộc kháng chiến ra sao?
HS: Tre cùng người làm nên bao trang sử vẻ vang, tên sông Bạch Đằng 3 lần đánh tan quân Nam Hán bằng chông tre  
GV bình: Thép Mới sử dụng nghệ thuật nhân hóa ca ngợi công lao chiến đấu bảo vệ dân tộc của cây tre. Tre mang những phẩm chất cao quý của người Việt Nam: Sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ...
GV: Tiếp đó tác giả giới thịêu vị trí của cây tre trong tương lai. Khẳng định giá trị muôn đời của cây tre đối với người Việt Nam. Hình ảnh nổi bật gần gũi của tre đối với đời sống dân quê Việt Nam là gì?
HS: Sáo, diều, điếu cày
GV: Nói như thế có ý nghĩa gì? 
HS: Thể hiện nét đẹp văn hoá độc đáo của tre. – GV: Hình ảnh măng mọc trên phù hiệu được tác giả đưa ra có tác dụng gì? 
HS: Dẫn tới những suy nghĩ về cây tre trong tương lai của đất nước khi đi vào công nghiệp hoá
GV: Tác giả đã thể hiện sự gắn bó của cây tre với đất nước và con người Việt Nam trong hiện tại và tương lai như thế nào? Em hãy nêu suy nghĩ của mình về điều đó?
GV: Qua bài văn em cảm nhận được gì về hình ảnh cây tre?
HS: Cây tre biểu tượng cho tâm hồn, phẩm chất và dũng khí của con người Việt Nam.
GV: Em hãy khái quát nội dung nghệ thuật của văn bản?
 Hướng dẫn tự học
- Đọc văn bản, hiểu vai trò của cây tre.
- Sưu tầm các văn bản viết về tre.
* Ví dụ: Tục ngữ : Tre già, măng mọc 
Thành ngữ: Tre ấm bụi (cảnh gia đình đông vui) 
Thơ : Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh 
Truyện cổ tích: Cây tre trăm đốt – Thánh Gióng
- Chuẩn bị bài “Lao xao”. Đọc văn bản, tìm các hình ảnh miêu tả cảnh chớm hè ở làng quê?
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Thép Mới(1925-1991), tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài viết báo, ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.
2. Tác phẩm: 
- Cây tre Việt Nam là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta.
- Thể loại: Thể kí
II. Đọc-hiểu văn bản:
1. Đọc- tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 4 đoạn
- Từ đầu à “chí khí như người”: Giá trị chung của cây tre.
- Tiếp đến “chung thuỷ”: Cây tre trong đời sống lao động, sinh hoạt.
- Tiếp đến “tre anh hùng trong chiến đấu”: Cây tre trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước.
- Còn lại: Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta.
b. Phân tích:
b1. Những phẩm chất chung của cây tre:
- Cây tre là người bạn thân của nông dân.
- Tre thân thuộc: đâu đâu cũng có 
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu  
- Ơ đâu cũng sống, cũng xanh tốt 
- Dáng mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí như người 
 Liệt kê, so sánh, nhân hoá: Cây mang những phẩm chất tốt đẹp của con người, tre tượng trưng cho dân tộc Việt Nam.
b2. Cây tre trong đời sống sinh hoạt, lao động: 
- Dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp.
- Giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân. 
- Tuổi thơ: Đánh chuyền, chắt 
- Cụ già: Điếu cày 
- Cất tiếng chào đời – nhắm mắt xuôi tay 
 Liệt kê, nhân hoá, hoán dụ:Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam. 
b3. Tre với đời sống chiến đấu:
- Là đồng chí cùng ta đánh giặc 
- Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù 
- Xung phong giữ làng, giữ nước, mái nhà, đồng lúa, hy sinh bảo vệ con người.
- Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! 
 Nhân hoá, điệp ngữ: Tre mang phẩm chất hiền hoà, thẳng thắn, can đảm, thuỷ chung, dũng cảm, anh hùng. 
c4. Tre là người bạn đồng hành của dân tộc:
- Tre làm nên âm thanh tiếng sáo, diều.
- Tre già, măng mọc trên phù hiệu
- Tre xanh vẫn là bóng mát
- Cây tre Việt Nam 
=>Tre là người bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
- Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
- Lựa chọn lời văn giàu nhạc điệu và có tính biểu cảm cao.
- Sử dụng thành công phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta. Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc.
- Hiểu vai trò của cây tre đối với đời sống của nhân dân ta trong qua khứ, hiện tại và tương lai.
- Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre Việt Nam.
* Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật đơn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 28	 Ngày soạn: 16/03/2015
Tiết PPCT: 111 Ngày dạy: 18/03/2015
Tiếng Việt:
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn.
 - Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
 - Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kĩ năng:
 - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
 - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3 .Thái độ: Nghiêm túc học bài tích cực thảo luận.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phân tích ví dụ, phát vấn, tích hợp văn bản, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ?
 - Thế nào là chủ ngữ và vị ngữ. Nêu cấu tạo của chủ ngữ và vị ngư ?
 - Cho 2 ví dụ và phân tích cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ ?
3. Bài mới:
 - Hằng ngày các em sử dụng câu trần thuật đơn để nói và viết rất nhiều. Vậy thế nào là câu trần thuật đơn tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
GV: Cho học sinh đọc ví dụ.
GV: Xác định mục đích nói của mỗi câu trong ví dụ?
HS: - Câu (1), (2), (6), (9): kể + tả + nhận xét;
Câu (4): hỏi; Câu (3), (5), (8): biểu cảm, bộc lộ thái độ, cảm xúc; Câu (7): cầu khiến.
GV: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu (1), (2), (6), (9). 
HS: 
(1)Chưa nghe hết câu, tôi / đã hếch ... rõ mạnh.
 CN VN
(2)Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi / mắng:
 CN VN
(6)Chú mày / hôi...thế này, ta / nào chịu được.
 CN VN CN VN
(9)Tôi / về, không một chút bận tâm.
 CN VN
GV: Sắp xếp các câu trên thành 2 loại, do một cặp C-V tạo thành, câu do hai hoặc nhiều cặp C-V song đôi tạo thành?
HS: Trả lời
GV: Vậy câu trần thuật đơn là gì?
HS: Trả lời theo ghi nhớ
- HS đọc ghi nhớ
Luyện tập
Bài 1: 
- Gv gọi học sinh đọc bài tập 1.
- Nêu yêu cầu
-Lần lượt tìm từng câu trong đoạn văn, xác định CN-VN. Sau đó lược ra được câu trần thuật đơn.
-Cho biết những câu tìm được dùng làm gì?
Bài 2: Dưới đây là một số câu mở đầu các truyện đã học. Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
- Gv Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
-Hướng dẫn học sinh xác định chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì?
Bài 3: Cách giới thiệu nhân vật chính trong những truyện sau có gì khác với cách giới thiệu nêu trong bài tập 2:
* Giải: Cách giới thiệu nhân vật ở ba ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính
Bài 4: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, những câu mở đầu sau đây còn có tác dụng gì?
* Giải: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu trong bài tập này, còn miêu tả hoạt động nhân vật.
Hướng dẫn tự học
Chuẩn bị bài “Câu trần thuật có từ là”: Đọc sgk, tìm hiểu đặc điểm và các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
I. Tìm hiểu chung:
1. Câu trần thuật đơn là gì?
* Ví dụ: sgk/101
- Câu dùng để hỏi: câu 4
-> Câu nghi vấn
- Bộc lộ cảm xúc: Câu 3.5.7
-> Câu cảm thán
- Câu dùng để cầu khiến: Câu 7
->Câu cầu khiến
- Câu kể, tả, nêu ý kiến: Câu 1, 2, 6, 9
-> Câu trần thuật
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu 1,2,5,9:
(1) Chưa nghe hết câu, tôi / đã hếch ... rõ mạnh.
 CN VN
(2) Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi / mắng:
 CN VN
(6) Chú mày / hôi...thế này, ta / nào chịu được.
 CN VN CN VN
(9) Tôi / về, không một chút bận tâm.
 CN VN
-> Câu trần thuật là câu do một cum C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hây để nêu một ý kiến.
=>Nhóm 1: câu 1, 2, 9 => là câu trần thuật đơn.
 Nhóm 2: Câu 6 => là câu trần thuật ghép.
2. Ghi nhớ: SGK/101.
II. Luyện tập
Bài 1: Tìm câu trần thuật đơn, cho biết tác dụng
- Ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô // là một ngày trong trẻo, sáng sủa 
 tả, giới thiệu 
- Từ bao giờ bầu trời Cô Tô // cũng trong sáng như vậy
-> Nêu ý nghĩa, nhận xét 
Bài 2: Các câu trần thuật đơn:
Giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân 
Giới thiệu con ếch 
c. Giới thiệu bà đỡ Trần 
Bài 3: Cách giới thiệu nhân vật chính 
a. Giới thiệu nhân vật phụ trước. Từ việc làm, quan hệ của nhân vật phụ Nhân vật chính 
b. Giới thiệu nhân vật phụ trước. Từ việc kén rể -> Nhân vật chính( 2 chàng rể cầu hôn) 
c. Giới thiệu nhân vật phụ trước (viên quan tìm nhân tài) gặp 2 cha con->Nhân vật chính (em bé thông minh) 
Bài 4: Tác dụng của câu mở đầu
a. Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật ( Người thợ mộc) ->Miêu tả hoạt động của nhân vật (mua gỗ đẽo cày) 
b. Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật ( người kiếm củi ) câu mở đầu này còn miêu tả tình trạng, sự quan sát của nhâ vật (Đang bổ củi, thấy hổ cào bới đất)
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Nhớ được khái niệm câu trần thuật đơn.
- Nhận diện câu trần thuật đơn, tác dụng.
* Bài mới: soạn bài “Câu trần thuật có từ là”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................
Tuần: 28	 Ngày soạn: 18/03/2015
Tiết PPCT: 112 Ngày dạy: 20/03/2015
Tiếng Việt:
CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ “LÀ”
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm loại câu trần thuật có từ là.
 - Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là.
 - Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là.
2. Kiến thức:
 - Nhận biết câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là.
 - Đặt được câu trần thuật đơn có từ là.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực xác định cấu tạo.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích cấu tạo, thuyết trình, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
2. Kiểm tra bài cũ: Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
 - Tiết trước các em đã được học các khái niệm về câu trần thuật đơn. Tiết này chúng ta cùng đi tìm hiểu đặc điểm, các loại câu trần thuật đơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung 
HS: Đoc ví dụ sgk
GV: Xác định thành phần C-V trong ví dụ?
HS: 
- Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
 C V
- Truyền thuyết / là loại truyện dân gian ... kì ảo.
 C V
- Ngày...Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 C V
- Dế Mèn trêu chị Cốc / là ngông cuồng.
 C V
GV: Vị ngữ của các câu trên có điểm gì giống nhau?
HS: Các vị ngữ đều có từ là.
GV: Nhận xét về cấu tạo của vị ngữ trong các câu trên?
HS: Có thể hình dung cấu tạo vị ngữ của các câu trên qua những mô hình sau:
- Câu (1), (2), (3):
Chủ ngữ
là + cụm danh từ
- Câu (4):
Chủ ngữ
là + cụm động từ
- Câu (5):
Chủ ngữ
là + tính từ
GV: Chọn những từ, cụm từ phủ định cho sau đây để điền vào trước vị ngữ của các câu trên sao cho thích hợp: không, không phải, chưa, chưa phải, chẳng, chẳng phải.
HS: - (1) Bà đỡ Trần (không phải, chưa phải, chẳng phải) là người huyện Đông Triều.
- (2) Truyền thuyết (không phải, chưa phải, chẳng phải) là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- (3) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô (không phải, chưa phải, chẳng phải) là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
- (4) Học tập tốt (không phải, chưa phải, chẳng phải) là biết thương cha mẹ.
- (5) Dế Mèn trêu chị Cốc (không phải, chưa phải, chẳng phải) là ngông cuồng.
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Trong các câu vừa phân tích ở trên: 
a. Câu nào có vị ngữ trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng?
b. Câu nào có vị ngữ dùng để giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm?
c. Câu nào miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm?
d. Câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm?
HS: - Câu (a) trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, là câu định nghĩa;
- Câu (b) giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu giới thiệu;
- Câu (c) miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu miêu tả;
- Câu (d), (e) thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm, là câu đánh giá.
GV: Vậy, câu trần thuật đơn có những kiểu loại nào?
HS: Trả lời theo ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1 
- Hs đọc bài tập 1/115. Nêu yêu cầu bài tập 1,
- Thảo luận cặp.
- Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Học sinh tự phân tích và giáo viên giảng thêm để học sinh hiểu.
=> Câu "Người ta gọi chàng là Sơn Tinh." và câu " Vua nhớ công ơn phong cho là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà." không phải là câu trần thuật đơn có từ là(mặc dù có từ là), vì từ là không dùng để nối chủ ngữ với vị ngữ. Từ là trong hai câu này dùng để nối giữa động từ trung tâm vị ngữ với phụ ngữ của động từ (gọi - là Sơn Tinh; phong cho - là Phù Đổng ...).
Bài 2: 
Cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
-Thảo luận tổ
-Học sinh đứng tại chỗ trả lời
Bài 3: 
- Gv nêu yêu cầu của bài
Gv đọc đoạn văn mẫu, hướng dẫn Hs về nhà viết 
Hướng dẫn tự học
- Gv gợi ý: Viết đoạn văn tả cảnh hoặc tả người có sử dụng câu trần thuật đơn.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài, tìm hiểu một số lỗi thường gặp về chủ ngữ, vị ngữ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là: 
*.Ví dụ: SGK /114 
 - Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều.
 C V
- Truyền thuyết / là loại truyện dân gian ... kì ảo.
 C V
- Ngày...Cô Tô / là một ngày trong trẻo, sáng sủa.
 C V
- Dế Mèn trêu chị Cốc / là ngông cuồng.
 C V
-> VN thường có từ là, kết hợp với DT, CDT, ĐT, CĐT, TT, CTT
-> Khi VN biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
*.Ghi nhớ: SGK/114
2. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: 
a. Giới thiệu về bà đỡ Trần 
b. Định nghĩa về hoán dụ 
c. Miêu tả ngày thứ 5 trên đảo Cô Tô 
d. Đánh giá về thái độ của mèo 
*.Ghi nhớ: SGK/115
II. Luyện tập: 
Bài 1: Tìm câu trần thuật đơn có từ là :
a. Hoán dụ // là gọi tên  diễn đạt. 
 CN VN
b. Người ta // gọi chàng / là Sơn Tinh
 C V
 Không phải là câu trần thuật đơn có từ là
c. Tre // là cánh tay 
 C V
- Tre // còn là nguồn vui duy nhất 
 C V
- Nhạc của trúc, của tre // là khúc nhạc đồng quê
 C V
d. Có 5 câu trần thuật đơn 
- Bồ các // là bác chim ri 
 C V
....
d. Câu không phải câu trần thuật đơn 
e. Khóc //là nhục 
và dại khờ // là những lũ người câm 
Lược bỏ từ là
Rên, hèn 
Rên yếu đuối 
Bài 2: Xác định kiểu câu. 
Câu trần thuật định nghĩa
a
Câu trần thuật giới thiệu
d
Câu trần thuật miêu tả
c
Câu trần thuật đánh giá
e
Bài 3: Đoạn văn tả người bạn
- Nam là người bạn thân thiết của em. Bạn Nam học rất giỏi.Năm nào bạn ấy cũng là học sinh xuất sắc, là cháu ngoan Bác Hồ.Em rất thán phục bạn và hứa sẽ phấn đấu học giỏi như bạn ấy.
Nam // là bạn thân thiết của em à dùng để miêu tả.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Nhớ đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là.
- Viết đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là.
* Bài mới: “Trả bài kiểm tra Văn, Tập làm văn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
...................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docVAN_6TUAN_2820142015.doc