Giáo án Ngữ văn 6 tuần 27 - Trường THCS Đạ Long

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.

 - Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của thể thơ năm chữ.

 - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.

2. Kĩ năng:

 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.

 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.

3. Thái độ: Yêu thích thơ ca, sáng tạo thơ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tuần 27 - Trường THCS Đạ Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27	 Ngày soạn: 07/03/2015
Tiết: 105 Ngày dạy: 09/03/2015
Tiếng Việt:
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được khái niệm thành phần chính của câu.
 - Biết vận dụng kiến thức trên để nói, viết đúng cấu tạo.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
 - Các thành phần chính của câu.
 - Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kĩ năng:
 - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ của câu.
 - Đặt được câu có chủ ngữ, vị ngữ phù hợp với yêu cầu cho trước.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tích cực hoạt động, viết nói có chủ ngữ, vị ngữ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, phân tích ví dụ, thuyết trình, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 	
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là hóan dụ? Các kiểu hóan dụ? Lấy ví dụ minh họa.
3. Bài mới:
 - Câu là đơn vị tạo văn bản. Hằng ngày các em sử dụng câu để giao tiếp. Câu cần phải đảm bảo hai thành phần chính. Tiết học này các em sẽ hiểu rõ hơn về thành phần chính của câu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Tìm hiểu chung
GV: Nhắc lại thành phần chính của câu đã được học ở cấp 1 ?
HS: CN, VN, TN
HS: Đọc ví dụ SGK /92 
GV: Tìm các thành phần CN, VN, TN trong ví dụ?
GV: Thử lần lượt bỏ đi các thành phần câu nói trên và cho biết để câu diễn đạt được một ý trọn vẹn (đọc lên ta có thể hiểu được người viết nói gì mà không cần đặt nó vào trong hoàn cảnh cụ thể) thì:
- Những thành phần nào bắt buộc phải có trong câu?
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có trong câu?
HS: Chủ ngữ và vị ngữ là hai thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu. Đây là hai thành phần chính của câu. Trong câu trên, có thể bỏ đi thành phần trạng ngữ mà không ảnh hưởng đến việc diễn đạt ý chính của câu. Đây là thành phần phụ.
HS: Đọc ghi nhớ
GV:  Từ ngữ nào là trung tâm của vị ngữ?
- Từ ngữ trung tâm của vị ngữ kết hợp với từ nào? Thử thay các từ tương tự vào vị trí của từ này và nhận xét xem vị ngữ thường kết hợp với những từ nào ở trước nó.
HS: Trong câu "... tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.", từ trung tâm của vị ngữ là trở thành. Từ "trở thành..." là phó từ chỉ quan hệ thời gian đã. Có thể thay các phó từ chỉ quan hệ thời gian khác vào vị trí này: sẽ, đang, sắp, mới, 
vừa, từng, ...
GV: Đặt câu hỏi với chủ ngữ của câu này và cho biết vị ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào?
HS: Có thể đặt câu hỏi: tôi (Dế Mèn) như thế nào?, làm gì?, làm sao?, hoặc là gì?; trong trường hợp vị ngữ là "đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng." thì câu hỏi thích hợp là: tôi (Dế Mèn) như thế nào?
GV: Xác định vị ngữ của các câu dưới đây và trả lời câu hỏi: 
- Vị ngữ là từ hay cụm từ?
- Trong một câu có thể có mấy vị ngữ?
- Từ hoặc cụm từ làm vị ngữ thuộc từ loại nào?
HS: - Vị ngữ của các câu:
(1): ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.
(2): nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.
(3): là người bạn thân của nông dân Việt Nam; giúp người trăm nghìn công việc khác nhau.
- Trong câu có thể có một vị ngữ [(3) - câu thứ nhất]; có thể có hai vị ngữ [(1)]; hoặc 4 vị ngữ như câu (2).
- Động từ hoặc cụm động từ [(1), (2), câu thứ hai của (3)], tính từ hoặc cụm tính từ [ồn ào (tính từ), đông vui (cụm tính từ), tấp nập (tính từ)] thường giữ chức vụ vị ngữ trong câu. Vị ngữ còn có thể là danh từ hoặc cụm danh từ như "là người bạn thân của nông dân Việt Nam."
HS: Đọc ghi nhớ
GV: Đọc lại các câu đã dẫn ở các mục trên và cho biết:
a) Chủ ngữ có vai trò gì trong câu?
b) Chủ ngữ quan hệ với vị ngữ như thế nào?
c) Đặt câu hỏi với các vị ngữ và nhận xét: chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào?
d) Chủ ngữ thường là những từ hoặc cụm từ thuộc từ loại nào?
đ) Một câu có thể có mấy chủ ngữ?
HS: - Chủ ngữ nêu lên sự vật, hiện tượng; mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ là mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng và hành động, đặc điểm, tính chất... của sự vật ấy.
- Có thể đặt câu hỏi:
+ Ai (Con gì) "ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống"? (Dế Mèn - tôi)
+ Cái gì "nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập"? (Chợ Năm Căn)
+ Cái gì "là người bạn thân của nông dân Việt Nam" (Cây tre); Những cái gì "giúp người trăm nghìn công việc khác nhau"? (Tre, nứa, mai, vầu).
- Như vậy, chủ ngữ thường trả lời cho câu hỏi Ai?, Con gì?, hoặc Cái gì?
- Chủ ngữ có thể là đại từ (tôi); danh từ (tre, nứa, mai, vầu) hoặc cụm danh từ (cây tre,Chợ Năm Căn).
- Mỗi câu có thể có một chủ ngữ (Tôi, Chợ Năm Căn, Cây tre) hoặc nhiều chủ ngữ (Tre, nứa, mai, vầu).
HS: Đọc ghi nhớ
Luyện tập
Bài 1:
Hs đọc yêu cầu của đề
Gv hướng dẫn hs làm vào bảng
HSTL xác định điền vào bảng.
HS theo dõi, nhận xét bổ sung cho nhau.
Bài 2
Gv yêu cầu Hs đặt câu dựa vào ghi nhớ và ví dụ đã phân tích.
Hs tập đặt câu, làm việc cá nhân.
Hs: Trình bày, gv phân tích cho cả lớp nghe.
Hướng dẫn tự học
- Tập xác định thành phần chính của câu.
- Chuẩn bị bài “Câu trần thuật đơn”. Đọc sgk, tham khảo ví dụ để biết thế nào là câu trần thuật đơn.
I. Tìm hiểu chung:
1. Phân biệt thành phần chính, thành phần phụ trong câu:
* Ví dụ: Sgk/92 
 Chẳng bao lâu tôi // đã trở . tráng.
 TN CN VN 
- Thành phần bắt buộc : CN, VN 
- Thành phần không bắt buộc: Trạng ngữ 
=> Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.
* Ghi nhớ 1: Sgk 
2. Vị ngữ: 
* Ví dụ: sgk/92 -93
- VN kết hợp với phó từ ở đằng trước: đã, sắp, sẽ,
- VN trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Làm sao? như thế nào ? là gì ? 
- Cấu tạo: Động từ, cụm động từ, tính từ, cụm tính từ
- Thường có một hoặc nhiều vị ngữ. 
* Ghi nhớ 2: sgk/93
3. Chủ ngữ: 
* Ví dụ: sgk/93
- CN nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái được miêu tả ở VN. 
- Trả lời cho câu hỏi: ai ? Cái gì ? còn gì ? 
- CN thường là danh từ, đại từ, cụm danh từ. 
- Một câu thường có 1 CN hoặc nhiều chủ ngữ.
* Ghi nhớ 3: Sgk/ 93 
II. Luyện tập: 
Bài 1: Xác định CN, VN, cấu tạo 
Tôi // đã trở thành cường tráng 
CN VN 
CN: Tôi ( Đại từ)
- Đôi càng tôi (Cdt) 
- Những cái vuốt(Cdt)
- Tôi (Đại từ)
- Những ngọn cỏ (Cdt)
VN: Đã trở thành một (Cdt)
- Mẫm bong(Tính từ)
- Cứ cứng dần hoắt (2 Ctt)
- Co cẳng  ngọn cỏ(2 Cđt)
- Gẫy rạp  lia qua (1 Cđt) 
Bài 2: Đặt câu
- VN làm gì ? em bé đang tập chạy.
- Như thế nào? Lan luôn hoà đồng với mọi người.
- Là gì ? Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ
- Nhớ được đặc điểm cơ bản của chủ ngữ và vị ngữ.
- Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
* Bài mới: Soạn bài “Câu trần thuật đơn”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 27	 Ngày soạn: 09/03/2015
Tiết PPCT: 106 Ngày dạy: 11/03/2015
Văn bản: 
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
 - Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
 - Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng:
 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ: Yêu thích thơ ca, sáng tạo thơ.
C. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, thảo luận, phát vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A1: Sĩ sốVắng(PKP.)
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc làm thơ 4 chữ ở nhà của học sinh.
3. Bài mới: Tiết trước các em đã làm quen với thể thơ 4 chữ. Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu thơ 5 chữ và thi làm thơ năm chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Củng cố kiến thức
GV: Cho HS đọc 3 đoạn thơ sgk. Rút ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ ?
HS: Rút ra số câu, số dòng, số khổ, nhịp thơ, vần thơ.
GV: Chốt ý ghi.
GV: Dựa vào những hiểu biết về thơ 5 chữ. Mô phỏng tập làm thơ 5 chữ theo đoạn thơ của Trần Hữu Thung.
Thi làm thơ năm chữ
GV: Chia mỗi nhóm 5 Hs, thảo luận nội dung các bài thơ đã chuẩn bị ở nhà. Chọn 8 câu thơ 5 chữ hay nhất trong nhóm để thi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Gv và nhóm khác nhận xét, hoàn thiện, chấm điểm.
Hướng dẫn tự học
- Gv gợi ý: Sưu tầm trong sgk, trên mạng, trong các tuyển tập thở hoặc báo tường. Mỗi bạn nên sáng tác một khổ thơ.
I. Củng cố kiến thức:
- Thơ 5 chữ là thể thơ mỗi dòng 5 chữ (gọi là thơ ngũ ngôn).
- Mỗi khổ gồm 4 dòng, số khổ trong bài không hạn đinh, ngắt nhịp 2/3 và 3/2.
- Vần thơ có thể dùng vần liền, vần cách, vần chân, vần lưng.
=> Ghi nhớ sgk/105
II. Thi làm thơ năm chữ:
- Hãy viết 8 câu bằng 2 khổ thơ 5 chữ nội dung tuỳ chọn.
*Ví dụ: BỐN MÙA
Xuân còn mãi đi chơi
Hạ đã qua mất rồi
Cuối trời thu vàng úa
Đông sầm sập tới nơi.
*Ví dụ: MƯA RÀO
Bầu trời đang xanh cao Mưa cồn cào từng đợt 
Thoắt trắng mờ biển nước Gió nghiêng ngả cành tre
Trận mưa rào đầu hè Đất đồng đang ải trắng
Bỗng òa về bất chợt! Con đường mưa dậy bùn
III. Hướng dẫn tự học:
Nhớ đặc điểm thể thơ năm chữ, sưu tầm hoặc sáng tác thêm thể thơ năm chữ.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 27	 Ngày soạn: 08/03/2015
Tiết PPCT: 107-108 Ngày dạy: 10/03/2015
Tập Làm văn:
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ TẢ NGƯỜI
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
 - Qua bài viết văn, học sinh nắm vững và vận dụng tốt lý thuyết văn tả người vào việc tạo lập văn bản. Qua đó các em biết quan sát, so sánh, tưởng tượng, nhận xét về hình ảnh người thân. 
 - Rèn kỹ năng tạo lập văn bản miêu tả người..
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
- Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả người thân yêu và gần gũi nhất với em(ông, bà, cha, mẹ, anh,...)
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
a. Yêu cầu hình thức:
- Kiểu văn bản: Miêu tả người
- Nội dung: Người thân gần gũi như ông, bà, cha, mẹ, ...
- Chọn được các đặc điểm nổi bật của đối tượng để miêu tả.
- Đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả và đúng ngữ pháp
b. Yêu cầu nội dung: Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần
*Mở bài: 
- Giới thiệu chung về người được miêu tả ( Ai? Có quan hệ với em như thế nào? Ấn tượng nổi bật? )
* Thân bài: Miêu tả chi tiết cụ thể.
- Ngoại hình: Dáng dấp, mặt mũi, tóc tai, nụ cười, ăn mặc, ...
- Tính cách: Tốt bụng, nghiêm khắc, hiền lành,...
- Lời nói: Nhẹ nhàng, trầm ấm, thánh thót, trìu mến,..
- Cử chỉ, hành động: Âu yếm, vuốt ve, nhanh nhẹn, tháo vát.
- Sở thích, việc làm có gì đặc biệt
- Sự quan tâm đối với em và mọi người thể hiện qua việc làm gì?
* Kết bài: 
- Tình cảm của em đối với người thân yêu ( Lời chúc, hứa hẹn, mong ước)
1.0 điểm
0.75 điểm
7.5 điểm 
0.75 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. XEM XÉT VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
......................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docVAN_6_TUAN_2720142015.doc
Giáo án liên quan