Giáo án Ngữ văn 6 tuần 24 tiết 88: Phương pháp tả cảnh
I. Phương pháp viết văn tả cảnh:
Các văn bản : SGK/45
Tả người chống thuyền vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ : hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa
Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau, Năm Căn theo trình tự : từ dưới mặt sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa.
a. Phần 1 (Mở bài) : “Luỹ làng màu của luỹ”(giới thiệu khái quát về luỹ tre làng.)
b. Phần 2 (Thân bài): “Luỹ ngoài cùng không rõ” ( lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng như thế nào?)
Tuần: 24 - Tiết 88 Ngày dạy:27/1/2015 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH 1.MỤC TIÊU: 1.1.Kiến thức: - HĐ 1: HS nắm được cách tả cảnh và hình thức, bố cục, thứ tự miêu tả của một đoạn, một bài văn tả cảnh. - HĐ 2: HS biết cách tả một đối tượng cụ thể 1.2.Kĩ năng: - HĐ 1: Thực hiện thành thạo kĩ năng quan sát và lựa chọn hình ảnh tiêu biểu để tả - HĐ 2: Thực hiện được kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. 1.3.Thái độ: - Có thói quen quan sát kĩ cảnh vật xung quanh - ý thức bảo vệ môi trường. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP - Thao tác và bố cục của bài văn tả cảnh. 3.CHUẨN BỊ: 3.1.GV: Bảng phụ ghi các đoạn văn. 3.2.HS: Đọc bài, tìm hiểu về phương pháp tả cảnh. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm diện 6ª5: 4.2.Kiểm tra miệng: Câu 1:Miêu tả quang cảnh một buổi bình minh ở quê em? (7 đ) HS thực hiện yêu cầu của GV ( trình bày miệng). Câu 2: Qua sự chuẩn bị bài mới, em hãy cho biết muốn làm một bài văn tả cảnh, ta cần thực hiện như thế nào? (3đ) Đáp án: Xác định được đối tượng miêu tả; Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. 4.3.Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (15P) Gọi HS đọc 3 văn bản SGK/45 ?Đoạn văn (a), (b) trích từ văn bản nào em đã học? a.Văn bản “Vượt thác”, b. “Sông nước Cà Mau” GV treo bảng phụ, ghi các câu hỏi. HS thảo luận nhóm: ?(4phút) Nhóm 1: Văn bản đầu tiên miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? Nhóm 2: Văn bản thứ 2 tả quang cảnh gì ? Người viết đã tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào ? Nhóm 3: văn bản thứ 3 là một bài văn tả có 3 phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn. Đại diện nhóm trình bày. Nhận xét, diễn giảng, chốt ý. Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên xung quanh mình. ?Trước khi miêu tả cảnh em cần xác định điều gì? - Đối tượng miêu tả (cảnh vượt thác, cảnh dòng sông Năm Căn và rừng đước, cảnh lũy tre làng, cảnh đồng lúa chín, cảnh mặt trời mọc) ?Em có nhận xét gì về cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để miêu tả của tác giả ? -Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để miêu tả tiêu biểu, chính xác. ?Tác giả đã trình bày những điều mình quan sát được như thế nào? -Theo trình tự. ?Bài văn trong ví dụ (c) đầy đủ và trọn vẹn em thấy bố cục như thế nào ? -Ba phần ?Nhiệm vụ của từng phần là gì ? -MB : Giới thiệu cảnh được tả TB : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự KB : Phát biểu cảm tưởng ?Vậy theo em muốn tả cảnh cần phải làm gì? Bố cục bài tả cảnh thường gồm mấy phần? Nêu cụ thể từng phần ? HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/47 óGiáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn miêu tả cảnh với chủ đề tự chọn ( 7 phút) HS trình bày, GV nhận xét, sửa sai, GD HS ý thức giữ gìn và bảo vệ cảnh quan xung quanh. Hoạt động 2: Luyện tập (20P) Gọi HS đọc BT1. GV hướng dẫn HS làm Hoạt động của giáo viên : (ghi bảng, nhắc nhở học sinh làm bài, đi lại, ngồi) Hoạt động của trò :(có bạn nghiêm túc làm bài, có bạn quay lên, quay xuống, những khuôn mặt, tiếng giở giấy, không gian) Theo thứ tự thời gian (chép đề, đọc đề, làm bài, nộp bài) Học sinh viết phần mở bài và kết bài Gọi học sinh trình bày, GV nhận xét, sửa sai. Gọi HS đọc BT2,GV hướng dẫn HS làm: ?Phần thân bài miêu tả quang cảnh giờ ra chơi, em sẽ miêu tả theo thứ tự như thế nào ? - Thời gian : Trống hết tiết 2 báo giờ ra chơi, học sinh từ các lớp ùa ra sânchơi đùavào lớp Không gian : các trò chơi ở giữa sân, góc sân Gọi HS đọc, lập dàn ý cho bài tập 3. GV hướng dẫn HS làm. Phương pháp viết văn tả cảnh: Các văn bản : SGK/45 Tả người chống thuyền vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ : hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa Tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau, Năm Căn theo trình tự : từ dưới mặt sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa. a. Phần 1 (Mở bài) : “Luỹ làng màu của luỹ”(giới thiệu khái quát về luỹ tre làng.) b. Phần 2 (Thân bài): “Luỹ ngoài cùngkhông rõ” ( lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng trecủa luỹ làng như thế nào?) c. Phần 3 (Kết bài): “Còn lại : phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre. Miêu tả từ trên xuống dưới, từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể. áGhi nhớ: SGK/47 II.Luyện tập: 1.Bài tập 1: Tả cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn. 2.Bài tập 2: Tả cảnh sân trường giờ ra chơi Thứ tự miêu tả : Trình tự thời gian. Trình tự : không gian. 3.Bài tập 3 : Dàn ý bài “Biển đẹp” a. Mở bài : Giới thiệu cảnh biển buổi sáng Thân bài : Tả cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau -Một buổi chiều, biển lặng, đỏ đục -Ngày mưa rào biển óng ánh đủ màu -Buổi nắng sớm mờ biển màu trắng đục -Buổi chiều lạnhnước biển dând đầy -Chiều nắng tàn biển xanh veo màu mảnh trai -Buổi xế trưa những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn -Trời biển đổi màu c. Kết bài : Nhận xét và suy nghĩ về sự thay đổi cảnh sắc của biển. 4.4.Tổng kết Câu hỏi 1: Muốn tả cảnh em cần phải làm gì ? Đáp án: -Xác định được đối tượng miêu tả. - Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh miêu tả tiêu biểu. -Trình bày những điều mình quan sát được theo trình tự. Câu hỏi 2: Bố cục bài tả cảnh thường gồm mấy phần ? Nêu cụ thể nội dung của từng phần ? Đáp án: Bố cục: Ba phần : MB : Giới thiệu cảnh được tả. TB : Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo thứ tự. KB : Phát biểu cảm tưởng. 4.5.Hướng dẫn học tập ü Học thuộc bài, nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh . ü Đọc một số bài văn tả cảnh và xác định được dàn ý. ü Xem lại cách làm bài văn tả cảnh để làm bài viết văn tả cảnh ở nhà. ü Chuẩn bị: “Viết bài văn tả cảnh”: Đọc, chuẩn bị các đề SGK. 5.PHỤ LỤC
File đính kèm:
- Bai_21_Phuong_phap_ta_canh_20150725_025906.doc