Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Nắm Được ý nghĩa và công dụng của phó từ trong Tiếng Việt

- Thực hành luyện tập với các phó từ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Sách GK, sách GV, Giáo án, bảng phụ, Sách thiết kể bài giảng.

- SGV, vở ghi, vở bài tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. On định tổ chức:

2 kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3/Bài mới:

* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.

Để hiểu rỏ hơn những hoạt động, trạng thái, tính chất của các động từ, tính từ thì cần có những từ ngữ bổ sung nghĩa cho nó. Những từ ngữ ấy được gọi là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc9 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2013	Tuần: 20
Ngày dạy:	Tiết dạy:73,74
Tên bài dạy: 	BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Tô Hoài)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên.
- Nắm được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GK, sách GV, Giáo án, sách thiết kế bài giảng.
- SGK, vở ghi, vở baì soạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra tập bài soạn của học sinh.
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Trên thế giới và nước ta, có những nhà văn nổi tiếng gắn bó cả đời viết cho đề tài trẻ em, một trong những đề tài khó và thú vị bậc nhất. Tô Hoài là một tác giả như thế. Truyện đồng thoại đầu tay của ông. Dế Mèn phiêu lưu kí (1941) đã và đang được hàng triệu người đọc. Các lứa tuổi vô cùng yêu thích đến mức các em nhỏ gọi ông là ông Dế Mèn.
Nhưng Dế Mèn là ai? Chân dung và tính nết về nhân vật độc đáo này như thế nào ? Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn nén trải ra sao ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2: Đọc – tìm hiểu chú thích.
Gọi học sinh đọc tác giả – tác phẩm SGK trang 8.
? Hãy nêu vài nét về tác giả Tô Hoài.
? Em cho biết vị trí của đoạn trích trên.
? Cho học sinh đọc phần chú thích SGK.
* Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản.
- Gọi HS 2-3 HS đọc văn bản. Hướng dẫn học sinh đọc , giọng hào hứng, kiêu hãnh, chú ý lời thoại của các nhân vật.
? Đoạn trích trên được chia làm mấy đoạn.
? Nội dung của từng đoạn.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ?
? Việc kể như vậy có tác dụng gì ?
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
? Chân dung của Dế Mèn được miêu tả như thế nào qua hình dáng, hành động, tính cách ?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả.
GV : Cách miêu tả của tác giả vừa tả hình dáng chung, vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diển tả cử chỉ, hành động để bộc lộ vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết Dế Mèn.
? Trong đoạn 1, tính cách Dế Mèn được thể hiện qua chi tiết nào ?
? Qua việc miêu tả chân dung Dế Mèn, ta thấy Dế Mèn hiện lên như thế nào ?
GV : Đây là đoạn văn đặt sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật. Bằng cách nhân hóa cao độ dùng nhiều động từ, tính từ, từ láy, so sánh rất chọn lọc và chính xác. Tô Hoài đã để cho Dế Mèn tự họa chân dung vô cùng sống động. Không phải là Dế Mèn mà là một chàng Dế Mèn cụ thể đến từng bộ phận cơ thể cử chỉ, hành động, tính tình, tất cả phù hợp với thực tế, hình dáng tính cách loài dế, cũng như một thanh thiếu niên đương thời. Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh và kiêu căng hợm hĩnh, lố bịch mà không tự biết. Điểm đáng khen cũng như đáng trách của Dê Mèn là ở đó.
Chuyển : Với tính cách như vậy. Dế Mèn đã phải trả giá như thế nào ? Ta sang phần 2.
? Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn với Dế choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu)
? Không chỉ xem thường Dế Choắt mà Dế Mèn còn tỏ ra kiêu căng với ai nữa .
? Những người lảnh hậu quả có phải là Dế Mèn không ? mà là ai ?
? Trước cái chết oai của Dế Choắt, thái độ của Dế Mèn như thế nào ?
? Theo em sự ăn năn của Dế Mèn có cần thiết không ? vì sao ?
? Vậy qua câu chuyện mà tác giả muốn gởi đến người đọc bài học gì ?
* Hoạt động 4 : Tổng kết .
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/11.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn HS luyện tập.
à Cá nhân
à Cá nhân 
à Cá nhân
.
" Các nhân đọc, lớp theo dõi, nhận xét.
" 2 đoạn 
Đoạn 1 : Từ đầu….. thiên hạ rồi.
" Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
Đoạn 2 : Phần còn lại.
" Bài học đường đầu tiên của Dế Mèn
" Ngôi 1 ( Dế Mèn xưng “tôi”)
Tạo sự thân mặt gần gũi giữ người kể và bạn đọc để biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ, thái độ của nhân vật đối với những gì xãy ra xung quanh và xãy ra với chính mình.
" Cá nhân.
" Thảo luận nhóm.
" Từ ngữ đặt sắc dùng nhiều động từ, tính từ ( đạp, nhai,…, mẫm bóng, nhọn hoắt, đen nhánh) tất cả góp phần khắc họa hình ảnh Dế Mèn.
" Nhóm phát biểu
" Cá nhân 
" Thảo luận nhóm.
" Chị Cốc.
" không, mà Dế choắt vì tính nhác gan của mình.
" Hối hận và xót thương.
" Cần, vì kẻ biết lỗi thì tránh được lỗi
" Không nên kiêu căng tự phụ, xem thường người khác .
" Cá nhân
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:
1/ Tác giả :
- Tô Hoài sinh năm 1920 tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Quê ở cầu giấy Hà Nội.
- Viết văn từ trước cách mạng tháng tám 1945. Tác phẩm phong phú đa dạng nhiều thể loại
2/ Tác Phẩm :
Trích chương I ( Dế Mèn phiêu lưu kí 1941).
II. Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc:
2. Bố cục:
3. Nội dung:
3.1/ chân dung Dế Mèn:
a) Hình dáng :
- Đôi càng mẫm bóng.
- Những cái vuốt chân cứng và nhọn hoắt.
- Đôi cánh dài.
- Đầu nổi từng tảng rất bướng.
- Hai răng đen nhánh.
- Sợi râu dài và uốn cong.
b) Hành động:
- Đạp phanh phách.
- Nhai ngoàm ngoạp.
- Trịnh trọng vuốt râu.
c) Tính tình :
- Đi đứng oai vệ như con nhà võ
- Cà khịa với tất cả hàng xóm.
- Quát mấy chị Cào Cào.
- Đá mấy anh Gọng vó.
=> Cường tráng, đẹp hùng dũng, khỏe mạnh nhưng kiêu căng. Hợm hĩnh, tự phụ.
2/ Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn :
* Thái độ với Dế Choắt.
- Tự đặt cho Dế Choắt
- Gọi Dế Choắt là chú mày.
- Hếch răng lên xì một hơi rõ dài và lớn tiếng mắng mỏ.
-> Kiêu căng, trịnh thượng, khinh thường không quan tâm giúp đỡ.
* Dế Mèn triêu chị Cốc :
- Dế choắt nhận lấy hậu quả :
- Tắc thở. 
- Thái độ Dế Mèn : hối hận và xót thương.
III. Ghi nhớ : 
SKG trang 11.
IV. Luyện tập:
4. Củng cố:
- Hình ảnh Dế Mèn được tác giả miêu tả như thế nào?
- Ý nghĩa của đoạn trích này?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh ghi nhớ SGK trang 11.
- Học tác giả + tác phẩm.
- Soạn bài “ Phó từ” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 01/01/2013	Tuần: 20
Ngày dạy:	Tiết dạy:75
Tên bài dạy: 	PHÓ TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm Được ý nghĩa và công dụng của phó từ trong Tiếng Việt
- Thực hành luyện tập với các phó từ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GK, sách GV, Giáo án, bảng phụ, Sách thiết kể bài giảng.
- SGV, vở ghi, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Để hiểu rỏ hơn những hoạt động, trạng thái, tính chất của các động từ, tính từ thì cần có những từ ngữ bổ sung nghĩa cho nó. Những từ ngữ ấy được gọi là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoat động 2: HD HS tìm hiểu phó từ.
Gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK.
Giáo viên treo bảng phụ.
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
? Những từ được bổ sung nghĩa thuộc loại nào ?
? Những từ bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ ( Không bổ sung nghĩa cho danh từ ) được gọi là phó từ.
? Phó từ là gì ?
Giáo viên đúc kết phần ghi nhớ .
? Phó từ trên bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ mà nó đi kèm ?
- Thời gian, sự tiếp diễn, khả năng ( được ) mức độ, hướng,… nghĩa của chúng có giống với thực từ không ?
Nhận xét vị trí của các phó từ so với động từ, tính từ mà nó bổ sung nghĩa.
* Hoạt động 3: HD HS tìm hiểu các loại phó từ:
Chuyễn : Bây giờ chúng ta sang phần 2 xem có bao nhiêu loại phó từ.
? Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm.
? So sánh ý nghĩa của các cụm từ có và không có phó từ.
? Điền các phó từ đã tìm được ở ví dụ 1 – 2 vào bảng phân loại.
- Học sinh điền các phó từ vào bảng phân loại
- Kể thêm những phó từ nào mà em biết thuộc mỗi loại trên.
? Dựa vào vị trí của phó từ đối với động từ, tính từ thì có mấy loại.
Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh đọc yêu cầu.
-Học sinh làm miệng từng câu.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét chung và sửa chữa
- HD HS làm Bài tập 2 :
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn
- Nhận xét chung và sửa chửa
à Cá nhân
à Cá nhân 
à Cá nhân
" HS đọc phần ghi nhớ.
" Cá nhân.
" Không, chúng là các hư từ.
" Phó từ là những hư từ đứng trước hoặc sau động từ, tính từ..
" Có phó từ thì cụ thể rỏ ràng.
" Học sinh lần lượt điền vào bảng.
- Cá nhân thưc hiện
" Học sinh trả lời ghi nhớ.
- Cá nhân thực hiện
I. Phó từ là gì ?:
1/ Tìm hiểu bài :
Bài tập 1 SGK trang
a) Đã " đi
 cũng " ra
 vẫn, chưa " thấy 
 thật " lỗi lạc 
b) được " soi (gương)
 rất " ưa nhìn
 ra " to 
 rất " bướng 
 $ $
 phó từ thực từ 
 ( động từ, tính từ )
2/ Ghi nhớ :
SGK trang 12
II. Các loại phó từ
1 Tìm hiểu bài :
Bài tập SGK ( mục II )
a) Lắm
b) Đừng, vào.
c) Không, đã, đang.
+ Thời gian : đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ,…
+ Sự tiếp diển tương tự : cũng, vẫn, đều, còn nữa, cũng…
+ Mức độ : thật, rất, lắm, quá, cực kĩ, khá, hơi…
+ Phủ định : Không, chưa, chẳng.
+ Khẳng định : Có.
+ Sự cầu khiến : Đừng, hãy, chớ.
+ Kết quả : hướng, vào, ra, mất, được, đi,..
+ Khả năng : được.
+ Tần số : Ít, hiếm, luôn, thường.
+ Tình thái : Đánh giá, vụt, bổn, chợt, thoắt, thình lình, đột nhiên.
2/ Ghi nhớ : 
SGK trang 14
III. luyện tập: 
Bài tập 1 : Tìm phó từ và nêu ý nghĩa của nó.
a) Đã ( Thời gian) " đến.
- không (phủ định) còn (sự tiếp diễn) " ngửi.
- Đã (thời gian) " cởi.
- Đều ( sự tiếp diển) lấm tấm.
- Đương ( thời gian) " trổ.
- Lại (sự tiếp diển) – sắp (thời gian) " buông tỏa.
- Ra (Kết quả – hướng) " tỏa.
- Cũng (sự tiếp diển) –sắp (thời gian) " có.
- Đã (thời gian) " về.
- Cũng (sự tiếp diển) sắp(thời gian) " về.
b) Đã (thời gian) được (kết quả) " xâu.
Bài tập 2: Viết về một đoạn văn (3-5 câu )thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt.
- Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi. Dế Mèn cắt giọng đọc một câu:…. Cạnh khóe rồi chui lọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn nhưng chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc trút cơn giận lên đầu Dế Choắt.
4. Củng cố:
- Phó từ là gì?
- Có bao nhiêu loại phó từ em đã học?
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà xem lại bài – học thuộc ghi nhớ.
- Làm đầy đủ bài tập 2 vào vở.
- Chuẩn bị bài : “Tìm hiểu chung về văn miêu tả”
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ngày soạn: 01/01/2013	Tuần: 20
Ngày dạy:	Tiết dạy:76
Tên bài dạy: 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh 
- Nắm Được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập văn bản này.
- Nhận xét được những đoạn văn, bài văn miêu tả.
- Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- Sách GK, sách GV, sách thiết kế bài giảng, giáo án.
- Sách GK, vở ghi, vở bi tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. On định tổ chức:
2 kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Bài mới:
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
Ở học kỳ I , các em đã được học văn tự sự (gọi là kể chuyện) gồm có kể chuyện đã biết, chuyện đời thường, chuyện sáng tạo.
Qua HKII, các em sẽ học một thể loại mới đó là văn miêu tả.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn miêu tả.
Gọi học sinh đọc bài tập 1 SGK/ 15.
? Trong cuộc sống hằng ngày, ở những tình huống nào chúng ta dùng văn miêu tả ?
Tình huống 1 : Trên đường đi học, em gặp một người khách hỏi thăm đường về nhà em. Đang phải đến trường, làm thế nào để người khách nhận ra được nhà em ?
Tình huống 2 : Em cùng mẹ đi đến cửa hàng mua áo ; trước rất nhiều cái áo khác nhau, nhiều màu, nhiều vẻ, treo tận trên cao, làm thế nào để người bán hàng lấy được chiếc áo mà em tính mua ?
Tình huống3 : Một học sinh lớp hỏi em : Nguời lực sĩ là người như thế nào ? Em phải làm gì để học sinh ấy hình dung ra được hình ảnh của người lực sĩ ?
Vậy trong 3 tình huống trên, ta phải dùng văn miêu tả.
? Vậy dùng văn miêu tả để làm gì ?
Trong văn bản trích chương I Dế Mèn Phiêu Lưu Kí nêu đầu bài học, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó ?
- Hai đoạn văn trên có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế ?
? Những chi tiết nào và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó ?
? Vậy qua những tình huống 1, 2, 3 và hình ảnh đặc điểm của hai chàng dế , em hãy nhận xét thế nào là văn miêu tả ?
GV đúc kết hình thành ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Đoạn 1 : HS đọc và tìm chi tiết cụ thể mà đoạn văn đã dùng làm nổi bật đặc điểm to khỏe, mạnh mẻ.
Đoạn 2 : 
Hình dáng : bé loắt choắt.
Trang phụ : Cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
Hành động : Chân thoăn thoắt,…. Huýt sáo vang.
Tính chất : vui vẻ, hồn nhiên, đáng yêu (như con chim chích… ),…. Đường vàng.
Đoạn 3 : HS tìm các chi tiết cụ thể làm nổi bật đặc điểm.
Bài 2 : HS đọc yêu cầu làm miệng từng phần.
- Hướng dẫn HS thực hiện theo yêu cầu bài tập
- Nhận xét thực hành miệng của HS
à Cá nhân
à Cá nhân 
à Cá nhân
" Cá nhân phát biểu. 
"Nêu những đặc điểm tính chất nổi bật…
" Bởi tôi ăn uống… đưa cả hai chân lên vuốt râu.
Cái chàng Dế Choắt… nhiều ngách như hang tôi.
" Hai đoạn văn đã giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú Dế hoàn toàn đối lập nhau.
Dế Mèn : Khỏe mạnh, thân hình cường tráng " đẹp.
Dế Choắt : Sức khỏe ốm yếu, thân hình xấu xí.
" Cá nhân
" Ta phải quan sát và dùng ngôn ngữ để thực hiện những nét tiêu biểu giúp người đọc hình dung những đặc điểm tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con nguời…
" HS đọc ghi nhớ SGK.
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Theo dõi GV sửa chữa và ghi chép
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét câu trả lời của bạn
- Theo dõi GV sửa chữa và ghi chép
" HS 
" Nước đầy… xuôi ngược siếu, vạc…. Kiếm mồi họ cải cọ…. Miếng nào.
- Cá nhân viết ra giấy nháp
- Cá nhân thực hiện từng phần
- Theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- Sửa chữa
I. Thế nào là văn mêu tả :
1/ Tìm hiểu bài :
Bài tập 1 SGK trang 15
Tình huống 1 : 
Bác đi thêm một ngã nữa là quẹo phải căn nhà thứ hai là nhà cháu cổng rào sơn màu vàng trong sân có hai chậu hoa hồng.
Tình huống 2 : 
Chiếc áo màu hồng nhạt ở hàng cuối phía bên tay trái ngoài cùng, cổ tròn xung quanh cổ có viền những bông hoa hồng , màu trắng, tay ngắn.
Tình huống 3 : 
Dáng cao, to ; Tay chân mạnh mẻ, bắp thịt săn chắc.
" Dùng văn miêu tả : Nêu những đặc điểm, tính chất nổi bật…
BT2 SGK trang 15.
* Trong văn bản trích chương I Dế Mèn Phiêu Lưu Kí miêu tả Dế Mèn, Dế Choắt
Dế Mèn
Đôi càng mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần, nhọn hoắt. Đôi cánh thành cái áo dài kín xuống…. Đuôi. Đầu to nổi từng tảng. 
Hai cái răng đen nhánh. Sợi râu dài và uống cong.
Dế Choắt :
Người gầy gò, dài liêu nghiêu. Cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạn sườn. Đôi càng bè bè nặng nề trông đến xấu.
Râu ria cụt, mặt mủi ngẫn ngẫn ngơ ngơ.
Văn miêu tả: Quan sát nêu lên được những đặc điểm tính chất nổi bật của sự vật sự việc.
2 Ghi nhớ : 
SGK trang 16.
II. Luyện tập :
Bài tập 1 :
a) Đoạn 1 : 
Miêu tả chú Dế Mèn vào độ tuổi “ thanh niên cường tráng”. Những đặc điểm nổi bật : to khỏe và mạnh mẽ.
Đôi càng … nhọn hoắt…dạp phành phạch….lia qua
b) Đoạn 2 : 
Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc (Lượm)
Đặc điểm nổi bật : dùng nhiều từ láy rất sinh động để thấy được một chú bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên vui – tính đáng yêu.
c) Đoạn 3 :
Miêu tả cảnh vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau mưa và quang cảnh tranh giành mồi của những con vật…
Đặc điểm nổi bật : một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
Bài tập 2 : 
a) Miêu tả cảnh mùa đông những đặc điểm nổi bật :
- Khí trời lạnh : gió bấc mưa.
- Đêm dài, ngày ngắn
- Bầu trời luôn âm u : ít trăng.
- Mùa (xuân) của hoa… chuẩn cho mùa xuân đến.
b) Tả khuôn mặt mẹ:
khuôn mặt trái xoan diệu hiền phúc hậu ( nghiêm nghị).
- Cặp mắt to, long lanh chan chứa tình yêu thương triều mến..
- Miệng lúc nào cũng nở nụ cười xinh tươi vui vẻ(lo âu trăng trở ).
	4. Củng cố:
- Thế nào là văn miêu tả?
	5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học sinh ghi nhớ SGK trang 16
 - Soạn bài văn bản “ Sông Nước Cà Mau”( Phần đọc – hiểu văn bản)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………...……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….………………………
Tân Thạnh, ngày 07 tháng 01 năm 2013
Ký, duyệt của Tổ trưởng
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

File đính kèm:

  • doct73,74,75,76.doc