Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng

HĐ1. Hướng dẫn H tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.

* Thao tác1: Tìm hiểu truyện “ C, T, T, M, M” ?

T. Cho H kể tóm tắt truyện ngụ ngôn: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”( SGK Tr. 114). Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Chi tiết nào dựa vào sự thật ? Chi tiết nào tưởng tượng ra ? Truyện nêu lên chân lý là gì ?

H. Người ta tưởng tượng ra mỗi bộ phận trong cơ thể con người( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) biết hoạt động nói năng, có nhà ở riêng như con người.

· Chi tiết dựa vào sự thật: Các bộ phận “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là có thật.

· Chi tiết tưởng tượng ra: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chống lại lão Miệng là bịa đặt ( tưởng tượng ra ).

====> Truyện nêu chân lý: Miệng có ăn, các bộ phận mới khoẻ. Mỗi người vì mọi người, không tách rời. . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 16 - Chủ đề: Văn tự sự (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn:
- Ngày dạy:
- Tuần: 16
- Tiết CT: 61- 62- 63- 64 
- TIẾT 61: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
- TIẾT 62: LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
- TIẾT 63: KIỂM TRA TIEG61 VIỆT 1 TIẾT
- TIẾT 64: TRẢ, SỬA BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
Kiến thừc: 
- Hiểu thế nào là văn bản tự sự, chủ đề, sự việc và nhân vật, ngơi kể trong văn tự sự.
- Nắm được bố cục, thứ tự kể, cách xây dựng đoạn và lới văn trong bài văn tự sự.
Kỹ năng: 
- Biết vận dụng những kiến thức về văn bản tự sự vào đọc – hiểu tác phẩm văn học. Biết viết đoạn văn, bài văn kể chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến và kể chuyện tưởng tượng sáng tạo. Biết trình bày miệng tĩm lược hay chi tiết một truyện cổ dân gian, một câu chuyện cĩ thật được nghe hoặc chứng kiến.
Thái độ: Yêu thích và trình bày được đặc điểm của văn bản tự sự: yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người.
Tích hợp: 
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng bài văn kể chuyện về người thật, việt thật và miêu tả sáng tạo
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận, chia sẻ những cảm nhận của cá nhân về các bài văn kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
- TIẾT 61: 
Tính từ là gì ? Nêu đặc điểm của tính từ ?
Có mấy loại tính từ đáng chú ý ?
Vẽ mô hình cấu tạo cụm tính từ ? Giải thích ? Cho ví dụ minh hoạ ?
- TIẾT 62: 
- Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
- Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
- Phải dựa một phần vào những điều có thật, tưởng tượng phải trên cơ sở sự thật, của hiện thực và phải có ý nghĩa.
- TIẾT 64: 
- Kể chuyện tưởng tượng là gì ?
- TIẾT 61: KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Giới thiệu bài mới:
Kể chuyện tưởng tượng là gì ?Kể chyện tưởng tượng có gì khác với kể chuyện đời thường ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi đó ?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ1. Hướng dẫn H tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng.
* Thao tác1: Tìm hiểu truyện “ C, T, T, M, M” ?
T. Cho H kể tóm tắt truyện ngụ ngôn: “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”( SGK Tr. 114). Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Chi tiết nào dựa vào sự thật ? Chi tiết nào tưởng tượng ra ? Truyện nêu lên chân lý là gì ?
H. Người ta tưởng tượng ra mỗi bộ phận trong cơ thể con người( Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) biết hoạt động nói năng, có nhà ở riêng như con người.
Chi tiết dựa vào sự thật: Các bộ phận “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là có thật.
Chi tiết tưởng tượng ra: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai chống lại lão Miệng là bịa đặt ( tưởng tượng ra ).
====> Truyện nêu chân lý: Miệng có ăn, các bộ phận mới khoẻ. Mỗi người vì mọi người, không tách rời. . . 
* Thao tác2: Đọc và tìm hiểu 2 truyện (SGK Tr. 130, 131).
T. Cho H đọc truyện “ Lục súc trnh công”. Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Những tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào ? tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ? Nêu ý nghĩa của truyện ?
H. Tưởng tượng 6 con vật biết nói, biết so bì, kể công, kể khổ, chê kẻ khác như con người và tranh công.
Dựa trên sự thật về cuộc sống sinh hoạt của mỗi giống vật.
Mục đích: Các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì.
Ý nghĩa: Trong xã hội mỗi người một việc, không ganh tị. Góp phần xây dựng đất nước, xoá bỏ áp bức bất công.
T. Cho H đọc truyện “ Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”( Tr. 133). Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Dựa trên sự thật nào ? Nhằm mục đích gì ?
H. Nhân vật mơ gặp Lang Liêu. Lang Liêu thăm dân nấu bánh, hỏi chuyện Lang Liêu trả lời. Dưa trên cơ sở câu chuyện truyền thuyết” Bánh chưng, bánh giầy” và phong tục nấu bánh chưng cúng tổ tiên ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Ý nghĩa: Khổ luyện mới làm ra hai loại bánh, giúp hiểu sâu về truyền thuyết.
T. Em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?
H. Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Phải dựa một phần vào những điều có thật, tưởng tượng phải trên cơ sở sự thật, của hiện thực và phải có ý nghĩa.
T. Vậy, thế nào là kể chuyện tưởng tượng ? Truyện tưởng tượng kể ra có dựa vào những điều có thật không ? Sau đó người kể mới làm gì ?
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
HĐ2. Hướng dẫn H luyện tập.( SGK Tr. 134)
T. Cho H đọc 5 đề. SGK Tr. 134. Cho H chọn 1 trong 5 đề. Tìm ý, lập dàn bài cho một đề kể chuyện tưởng tượng ? Thầy cho H lập tham khảo đề 1. Lớp góp ý xây dựng dàn bài và cho H ghi vở.
D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
T. Em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?
H. Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Phải dựa một phần vào những điều có thật, tưởng tượng phải trên cơ sở sự thật, của hiện thực và phải có ý nghĩa.
E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG	
Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Dựa trên sự thật nào ? Nhằm mục đích gì ?
H. Nhân vật mơ gặp Lang Liêu. Lang Liêu thăm dân nấu bánh, hỏi chuyện Lang Liêu trả lời. Dưa trên cơ sở câu chuyện truyền thuyết” Bánh chưng, bánh giầy” và phong tục nấu bánh chưng cúng tổ tiên ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Ý nghĩa: Khổ luyện mới làm ra hai loại bánh, giúp hiểu sâu về truyền thuyết.
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG.
* Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
* Truyện được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
IV. Luyện tập ( vận dụng thấp ) Tr. 134
1. Lập dàn bài
* Đề bài:Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc, máy ủi, xi-măng cốt thép, máy bay trực thăng, điện thoại di động, xe lội nước. . . 
_ Mở bài: Giới thiệu thời Hùng Vương thứ 18. Thời gian xảy ra cuộc giao chiến, trong mùa mưa bão. . .
_ Thân bài:
+ Bầu trời tối đen, chớp rạch, sấm nổ. . .
+ Sơn Tinh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại: máy xúc, máy ủi, xi măng. . . 
+ Thuỷ Tinh hoá phép, hô mưa, gọi gió. Nước sông dâng cao. . . 
+ Sơn Tinh sử dụng vệ tinh, dự báo tình hình, liên lạc điện thoại di động. . . 
+ Nước lũ cuồn cuộn đỗ về, ngập ruộng đồng, nhà cửa. . . 
+ Sơn Tinh sử dụng máy bay trực thăng, xe lội nước, ca nô để cứu nạn. . 
+ Cứu được tài sản và mạng sống của nhân dân, nhân dân vui mừmg, càng tin tưởng vào tài năng của Sơn Tinh.
_ Kết bài:
+ Phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai. . .
V. Luyện tập ( vận dụng cao ) Tr. 28
2. Em có suy nghĩ gì về cách kể một câu chuyện tưởng tượng ?
H. Phải dùng trí tưởng tượng để hình dung ra những câu chuyện không có sẳn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nào đó.
VI. Luyện tập ( Bài tập về nhà
3. Trong truyện người ta tưởng tượng ra những gì ? Dựa trên sự thật nào ? Nhằm mục đích gì ?
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
Học bài:
Thế nào là kể chuyện tưởng tượng ?
Soạn bài:
Luyện tập kể chuyện tưởng tượng ( SGK Tr. 139 )
V. RÚT KINH NGHIỆM.
=====> Học sinh tiếp thu bài tốt.

File đính kèm:

  • docKE CHUYEN TUONG TUONG.doc
Giáo án liên quan