Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10, Tiết 39: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) - Nguyễn Văn Hùng

T. Cách các thầy bói xem voi và phán về voi như thế nào ?

H. * Cách xem: Dùng tay để sờ, dùng tay để “nhận thức”. Nhưng mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận ( vòi, ngà, tay, chân, đuôi )

* phán về voi:

· Thầy sờ vòi bảo voi “sun sun như con đĩa”.

· Thầy sờ ngà bảo voi “chần chẫn như cái đòn càn”.

· Thầy sờ tai bảo “ bè bè như cái quạt thóc”.

· Thầy sờ chân bảo voi “ sừng sững như cái cột đình”.

· Thầy sờ đuôi bảo voi “ tun tủn như cái chổi sể cùn”.

T. Thái độ của các thầy bói khi phán voi như thế nào ?

H.* Là quá tự tin, chủ quan, cho là chỉ mình đúng và khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, dẫn đến xô xát, đánh nhau.

· Các thầy đều nói đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nói đúng về cả con voi. Vì mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi mà không sờ được toàn bộ con voi, nên không biết một cách toàn diện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 10, Tiết 39: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) - Nguyễn Văn Hùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Văn Hùng
- Ngày soạn: . 
- Ngày dạy:
- Tuần: 10.Tiết CT: 39
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Giúp H.
1.Kiến thừc: Nắm được khái niệm truyện ngụ ngôn. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của 3 truyện: “ Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo”. Biết liên hệ bản thân với hoàn cảnh thực tế.
2. Kỹ năng: Đọc – hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
3.Thái độ: Đồng cảm yêu mến nhân vật. Biết liên hệ bản thân với hoàn cảnh thực tế.
4.Tích hợp: 
* Kĩ năng sống: 
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm biết học hỏi trong cuộc sống.
- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
* Bảo vệ môi trường: Liên hệ về sự thay đổi môi trường.
B. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
- Học sinh: SGK, đọc và soạn bài trước ở nhà.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
a)- Khi kể chuyện, ta có thể kể các sự việc như thế nào ?
b)- Nhưng để gây bất ngờ, chú ý, người ta có thể kể các sự việc như thế nào ?
Giới thiệu bài mới:
Hôm nay các em tìm hiểu qua một thể loại mới đó là truyện ngụ ngôn và truyện đầu tiên chúng ta tìm hiểu đó là truyện: “ Ếch ngồi đáy giếng”. Một truyện ngụ ngôn rất hóm hỉnh, nhưng cũng nêu ra một bài học lý thú, sâu sắc về cách nhìn trước cuộc sống. . .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1. Đọc văn bản.
T. Cho H đọc truyện theo 3 đoạn. SGK Tr. 101. 
Đoạn 1:Từ đầu -------------------------> Sờ đuôi.
Đoạn 2: tiếp theo ----------------------> Cái chổi sể cùn
Đoạn 3: Phần còn lại.
T. Nghĩa của từ thầy bói được giải thích theo cách nào ? ( Trình bày khái niệm ). Truyện thuộc thể loại nào ? Truyện ngụ ngôn là gì ? Truyện chia làm mấy đoan ? Nêu ý chính mỗi đoạn ?
HĐ2. Phân tích tìm hiểu văn bản.
T. Truyện kể về ai ? Năm ông thầy bói có đặc điểm gì nổi bật ?
H. Năm ông thầy bói, đều bị mù, cả 5 ông đều chưa biết gì về voi và muốn biết về con voi.
T. Cách các thầy bói xem voi và phán về voi như thế nào ?
H. * Cách xem: Dùng tay để sờ, dùng tay để “nhận thức”. Nhưng mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận ( vòi, ngà, tay, chân, đuôi )
* phán về voi: 
Thầy sờ vòi bảo voi “sun sun như con đĩa”.
Thầy sờ ngà bảo voi “chần chẫn như cái đòn càn”.
Thầy sờ tai bảo “ bè bè như cái quạt thóc”.
Thầy sờ chân bảo voi “ sừng sững như cái cột đình”.
Thầy sờ đuôi bảo voi “ tun tủn như cái chổi sể cùn”.
T. Thái độ của các thầy bói khi phán voi như thế nào ?
H.* Là quá tự tin, chủ quan, cho là chỉ mình đúng và khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, dẫn đến xô xát, đánh nhau.
Các thầy đều nói đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nói đúng về cả con voi. Vì mỗi người chỉ sờ một bộ phận của voi mà không sờ được toàn bộ con voi, nên không biết một cách toàn diện.
T. Truyện cho ta bài học gì ?
H. * Khi xem xét một sự vật, một sự việc cần kết hợp nhiều giác quan khác nhau.
Cần phải lắng nghe ý kiến của người khác và biết phân tích, đánh giá, tổng hợp để có được một cái nhìn chính xác, đầy đủ nhất.
Muốn hiểu đúng bản chất các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét toàn diện, cần tránh thái độ chủ quan, phiến diện trong việc tìm hiểu thế giới xung quanh.
T. Truyện sử dụng từ ngữ gì để tả đặc thù về voi ? Những từ láy đó có tác dụng gì ? 
H. Sử dụng nhiều từ láy: “ Sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn”. Tác dụng làm câu chuyện sinh động, tô đậm cái sai lầm và phán về voi của 5 ông thầy bói.
HĐ3. Tổng kết truyện.
T. Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật ? Câu chuyện toát lên ý nghĩa gì ?
H. Trả lời theo SGK Tr. 103. . . 
HĐ4. Hướng dẫn H luyện tập.
T. Cho H đọc BT, thảo luận theo nhóm và gọi đại diện trả lời, thầy nhận xét, cho H ghi vở.Kể một câu chuyện về em hoặc bạn đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ thầy bói xem voi” và hậu quả của nó ?
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
Đọc, giải từ.( SGK Tr.101).
Thể loại.
Truyện ngụ ngôn. . . ( sgk tr. 100).
Bố cục:
a)- Giới thiệu 5 thầy bói.
b)- Các thầy bói phán về voi.
c)- Hậu quả của việc xem và phán về voi.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Nội dung truyện.
Người xem
Thầy
bói
Thứ nhất
Thứ hai
Thứ
ba
Thứ
tư
Thứ
năm
Cách xem
Sờ vòi
Sờ ngà
Sờ
tai
Sờ
chân
Sờ
đuôi
Phán về voi
Sun sun như con đĩa
Chần chẫn như đòn càn
Bè bè như quạt thóc
Sừng sững như cột đình
Tun tủn như cái chổi
Thái độ
Qúa tự tin, chủ quan.
===> Đánh giá sự vật phiến diện.
III. TỔNG KẾT.
Truyện khuyên mọi người: Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, tránh thái độ chủ quan, phiến diện như thành ngữ: “ Thầy bói xem voi”.
IV. LUYỆN TẬP. ( SGK Tr. 103).
Ví dụ: Một cán bộ Đoàn hay Đội thiếu niên không đi sát thực tế, ( sinh hoạt Đoàn, Đội) hoặc ngại xuống thực tế, anh ta chỉ cần nghe được một vài thiếu sót nhỏ là phê phán, phân tích kiểm điểm một cách bừa bãi.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
HỌC BÀI:
Truyện ngụ ngôn là gì ?
Truyện “ ENĐG, TBXV, ĐNCM” phê phán, khuyên nhủ mọi người điều gì ?
SOẠN BÀI: “ DANH TỪ” ( Tiếp theo ).
E. RÚT KINH NGHIỆM. =======> Học sinh tiếp thu bài tốt

File đính kèm:

  • docTHAY BOI XEM VOI- THAO GIANG 2014.doc