Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả

BÀI TẬP 3 : GV hướng dẫn HS lập dàn ý

- Yêu cầu các em làm gì ? (2 HS)

- HS lập dàn ý, thảo luận tổ và cử đại diện trình bày theo dàn ý.

Hoạt động 2: (5)Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:

*-Tìm các văn bản miêu tả khác đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.

*-Chuẩn bị : kiểm tra văn một tiết

Học 6 bài :

+ Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)

+ Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

+ Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

+ Vượt thác (Võ Quãng)

+ Buổi học cuối cùng (An-phông-Xơ-Đô-Đê)

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 96: Luyện nói về văn miêu tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết: 96 LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức:
 - Phương pháp làm bài văn miêu tả.
 - Cách trình bày miệng một đoạn văn( bai) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kĩ năng:
 - Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
 - Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
 - Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
 ->Rèn luyện kĩ năng trình bày một đoạn văn, bài văn.
 3. Thái độ: G/d hs lòng tự hào dân tộc.
II. Phương pháp: Nêu vấn đề,
III. Chuẩn bị:
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu, bảng phụ.
- Học sinh: Chuẩn bị bài..
IV. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.KIỂM TRA BÀI CŨ : (5’)
Muốn tả người, ta phải theo thứ tự nào ?
Ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài của bài văn tả người có nhiệm vụ gì ?
 2.BÀI MỚI :	
 Giới thiệu bài :(1’) Chúng ta đã học xong phương pháp miêu tả. Hôm nay chúng ta sẽ tập luyện nói : trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
Hoạt động dạy -học
Phần nội dung
* Hoạt động 1: (34’)GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài học.
+ Nêu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc luyện nói.
+ Yêu cầu giờ học: GV nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói
(Hình thức: Nói to, rõ, tự nhiên …
Nội dung: Nói đúng yêu cầu).
Cho HS đọc lướt qua các bài tập và nhận xét về nội dụng yêu cầu.
BÀI TẬP 1: Cho HS đọc đoạn văn.
- BT1 yêu cầu các em làm gì ?
- Lớp học đang ở tiết học này ?
- Quang cảnh lớp học tả theo thứ tự nào ?
- Tiếng chim bồ câu gù thật khẽ biểu thị tình cảm gì đối với lớp học à HS dựa vào các ý có sẵn để tập nói theo yêu cầu của BT1 (2 HS nói)
BÀI TẬP 2 : GV hướng dẫn HS thực hành luyện nói.
- Yêu cầu các em làm gì ?
- Thầy Ha-men là người thế nào ? Thầy dạy môn gì ?
- Thầy ăn mặc khác với mọi ngày ra sao ?
- Khi Phrăng đến muộn, không thuộc bài, thầy có thái độ, cử chỉ ra sao ?
- Cuối buổi học, thầy có thái độ, lời nói và hành động như thế nào ?
Þ HS tập nói theo yêu cầu BT2 
BÀI TẬP 3 : GV hướng dẫn HS lập dàn ý
- Yêu cầu các em làm gì ? (2 HS)
- HS lập dàn ý, thảo luận tổ và cử đại diện trình bày theo dàn ý.
Hoạt động 2: (5’)Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới:
*-Tìm các văn bản miêu tả khác đã được học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.
*-Chuẩn bị : kiểm tra văn một tiết
Học 6 bài :
+ Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài)
+ Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)
+ Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
+ Vượt thác (Võ Quãng)
+ Buổi học cuối cùng (An-phông-Xơ-Đô-Đê)
+ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ)
Thuộc 6 ghi nhớ của 6 bài nêu trên
Tìm hiểu nhân vật chính, ngôi kể trong từng văn bản
Học thuộc 5 khổ thơ đầu (bài: Đêm nay Bác không ngủ).
BÀI TẬP 1 : 
Đoạn văn tả cảnh : lớp học tập viết
Tả theo thứ tự : cảnh lớp học, cảnh tập viết _ tiếng chim bồ câu.
Dàn ý (để luyện nói)
Lớp học chuyển sang tập viết
Cảnh lớp học.
Những tờ mẫu mà thầy Ha-men đã chuẩn bị
Những tờ mẫu treo trước bài học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới.
Cảnh tập viết :
HS chăm chú viết, im phăng phắc
Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy
Tiếng chim gù thật khẽ bày tỏ sự xúc động của mình đối với buổi học cuối cùng.
BÀI TẬP 2 : Tả lại bằng miệng thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”
- Thầy hiền lành, tận tâm dạy tiếng Pháp.
- Chiếc áo rơ đanh gốt màu xanh lục, diền lá sen gấp nếp mịn, cái mũ tròn bằng lụa đen thêu.
- Đến muộn, thầy chẳng giận giữ mà dịu dàng bảo vào lớp nhanh. Không thuộc bài : thầy không mắng mà chỉ giảng về sự cần thiết phải học tiếng Pháp.
- Nét mặt : tái nhợt
- Lời nói : Nghẹn ngào không nói được hết câu : “Các bạn, các bạn, tôi … tôi … “
- Hành động : cầm phấn viết, dằn mạnh thật to dòng chữ : “Nước Pháp muôn năm”. Đứng dựa đầu vào tường, giơ tay ra hiệu học sinh ra về.
BÀI TẬP 3 : Lập dàn ý.
Đề bài : Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã già về nghĩ. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách
1-Mở bài : Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ.
2-Thân bài : Miêu tả thầy giáo với đặc điểm (khuôn mặt, tóc, lời nói, thái độ …) so với trước. Cảm xúc khi gặp lại trò cũ …
3-Kết bài : Suy nghĩ của em về thầy.

File đính kèm:

  • doct96.doc