Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 94: Văn bản Hịch tướng sĩ (Tiết 2)

GV: Bao giờ Trần Quốc Tuấn cũng gắn quyền lợi của mình với quyền lợi của tướng sĩ. Cho nên, việc phê phán không chỉ xuất phát từ quyền lợi của chủ mà còn vì quyền lợi chung của tất cả mọi người. -> sự phê phán có nghiêm khắc đấy, nhưng mà lại “Thấu tình đạt lí” -> Làm tăng sức thuyết phục, khiến các tướng sĩ phát huy thêm ý thức, trách nhiệm, danh dự, từ bỏ lối sống cầu an để chuẩn bị chiến đấu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4262 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 94: Văn bản Hịch tướng sĩ (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/02/2012
Tiết 94
 Văn bản: Hịch tướng sĩ – T2
 (Trần Quốc Tuấn)
A/ Mức độ cần đạt
 1/ Kiến thức: 
- Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm; Thể hiện lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
- Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch, thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tướng sĩ.
2/ Kĩ năng: - Đọc -hiểu một văn bản theo thể hịch
- Biết vận dụng bài học để tìm hiểu thêm về văn nghị luận trung đại.
- Phân tích được ngt lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong vb.
3/ Thái độ:
- GD học sinh lòng yêu nước, nhớ về cội nguồn lịch sử.
- Thể hiện lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
B/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu về tác giả, tác phẩm.
 Thiết kế bài dạy.
 2. Học sinh:
 Đọc trước văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục.
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C/ Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định lớp.
 2. Kiểm tra: 
 H: Trong phần thứ hai của bài hịch, tác giả đã tố cáo tội ác của giặc, đồng thời bộc lộ nỗi lòng mình như thế nào?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 ở tiết học trước, khi tìm hiểu phần đầu của VB “Hịch tướng sĩ”, các em đã được biết đến những tấm gương sáng trong lịch sử hết lòng vì vua, vì chủ, vì nước. Các em cũng đã biết được sự hống hách, bạo ngược, khinh mạn, tham lam của quân Mông- Nguyên qua lời tố cáo của TQT. Và hơn thế nữa, chúng ta còn thấy được tâm sự của vị chủ soái TQT với lòng căm uất, sôi sục hận thù bọn gặc cướp nước và ý chí xả thân cứu nước của một trái tim vĩ đại. Vậy tiếp theo, trong bài hịch được coi là “áng văn chính luận xuất sắc” này, Tác giả đã bày tỏ thêm những tâm sự gì? Chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời qua tiết học hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
- Gọi HS đọc từ: “Các ngươi.. được không?”
H: Nội dung chính của đoạn văn này là gì?
H: Mở đầu đoạn văn này, tác giả không phê phán các tướng sĩ ngay, mà đề cập đến điều gì?
H: Những chi tiết nào cho ta cảm nhận được mối quan hệ này?
-> TL: Không có mặc thì ...
 Không có ăn thì...
H: Em có nhận xét gì cách cư xử của chủ tướng đối với các tướng sĩ?
GV bình: Trần Quốc Tuấn đã lo cho tướng sĩ dưới quyền từ cái ăn,cái mặc đến phương tiện tác chiến, từ vật chất cho đến tinh thần, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn gì hơn thế nữa.
H: Em có nhận xét gì về mối quan hệ này?
H: Nhận xột của em về nghệ thuật được sử dụng ở đv này?
H: Em cú nhận xột gỡ về mối quan hệ của TQT với tướng sĩ?
H: Theo em, TQT khẳng định mối quan hệ và tình cảm chu đáo, ân cần của mình đối với quân sĩ nhằm mục đích gì?
-> Làm cơ sở -> sự trách mắng là có lí, xuất phát từ tình thương.
GV: bình: chứng tỏ ông rất am hiểu tâm lí của tướng sĩ, ông đã rất khôn khéo nêu ra mối ân tình này để tướng sĩ của ông sau này dẫu có bị trách mắng cũng không cảm thấy bị tổn thương, bởi tất cả chỉ xuất phát từ tình thương mà thôi.
H: Tác giả đã chỉ ra những sai lầm nào?
H: Các biểu hiện “Không lo”, “Không thẹn”, “không tức”, “không căm” tác giả đã phê phán thái độ gì của tướng sĩ?
H: Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra và phê phán những sai lầm nào nữa?
H: Em có nhận xét gì về những hành động trên?
H: Em có nhận xét gì về thái độ và cách phê phán của tác giả?
GV: Thái độ phê phán của tác giả thật nghiêm khắc. Nhưng cũng thật linh hoạt, bởi khi thì ông nói thẳng, gần như sỉ mắng: “Không biết lo, không biết thẹn, không biết tức, không biết căm...” khi thì lại mỉa mai, chế giễu: “Cựa gà trống...giặc điếc tai”
 Sự bàng quan, thờ ơ trong cái nhìn của các tướng sĩ không chỉ bộc lộ sự nông cạn trong suy nghĩ của họ mà còn là thái độ “vong ơn bội nghĩa” trước mối ân tình của chủ. Sự ăn chơi hưởng lạc và vun vén cho cá nhân không chỉ là vô trách nhiệm mà còn táng tận lương tâm khi vận nước đang ngàn cân treo sợi tóc . Tác giả đã phê phán họ thật cụ thể, không bỏ qua 1 chi tiết nào.
H: Cách phê phán như vậy có tác dụng gì?
-> Đánh vào lòng tự trọng, khơi gợi, làm cho họ thức tỉnh.
H: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn này? Tác dụng của nó?
H: Để các tướng sĩ thêm thấm thía, tác giả đã chỉ ra và dự đoán hậu quả của những sai lầm trên như thế nào?
H: Tác giả nhấn mạnh sự mất mát, tổn thương bằng cách nào? Nó có tác dụng gì?
GV: Bao giờ Trần Quốc Tuấn cũng gắn quyền lợi của mình với quyền lợi của tướng sĩ. Cho nên, việc phê phán không chỉ xuất phát từ quyền lợi của chủ mà còn vì quyền lợi chung của tất cả mọi người. -> sự phê phán có nghiêm khắc đấy, nhưng mà lại “Thấu tình đạt lí” -> Làm tăng sức thuyết phục, khiến các tướng sĩ phát huy thêm ý thức, trách nhiệm, danh dự, từ bỏ lối sống cầu an để chuẩn bị chiến đấu.
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối P3.
H: Cho biết đoạn văn em vừa đọc có nội dung gì?
H: Tác giả đã nêu ra những hành động đúng nào?
H: Để minh chứng đó là những hành động đúng, tác giả đã dẫn ra kết quả gì?
-> Đánh được giặc, giữ được nước, còn nhà cửa và gia quyến.
H: Việc đưa ra lời khuyên, hành động đúng và kết quả như vậy nhằm mục đích gì?
GV: Trong 2 đoạn văn, tác giả đã thuyết phục người nghe bằng lối nghị luận: dùng điệp ngữ và phép liệt kê so sánh. Hai đoạn văn nêu ra hai thế đối lập: một đằng thì nêu ra cái sai lầm, một đằng thì nêu ra hành động đúng, một đằng thì phê phán, một đằng thì động viên nên làm theo.
-> Vì vậy không những các tướng sĩ dưới quyền của Trần Quốc Tuấn khi đó mà cả người đọc chúng ta cũng thấy rõ đúng-sai, phải-trái, nên hay không nên lúc này.
* HS đọc: “Nay ta chọn binh pháp...hết”.
H: Em cảm nhận được điều gì qua phần kết VB?
H: Tác giả đã kêu gọi binh sĩ như thế nào?
H: Việc chỉ rõ hai con đường cho các tướng sĩ có tác dụng như thế nào?
H: Lời kêu gọi của Trần Quốc Tuấn có mục đích gì?
GV: “Binh thư yếu lược” là cuốn sách chọn lọc binh pháp của các nhà cầm quân nổi tiếng trong lịch sử. Trần Quốc Tuấn là một tướng giỏi, có tên trong cuốn sách và cũng là người có công biên soạn cuốn sách này.
H: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả thông qua lời kêu gọi trên?
GV: Thái độ đó đã tác động mạnh mẽ, đã định hướng khích lệ, đã khẳng định thái độ không đội trời chung với giặc.
H: “Ta viết ra bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”. Cảm nhận của em về giọng điệu và ý nghĩa của câu văn cuối?
H: Đặt mình vào vị trí của tướng sĩ, em có hành động gì?
-> Bị thuyết phục, hưởng ứng.
GV: Câu văn cuối cùng của bài hịch bỗng trở về với giọng điệu tâm tình, tâm sự, bày tỏ gan ruột của vị chủ tướng hết lòng hết sức vì đức vua, vì dân, vì nước; của người cha hết lòng yêu thương các tướng sĩ dưới quyền.
H: Những nét nổi bật về nghệ thuật của văn bản này?
-> TL: 
+ Cách lập luận: Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
+ Tư tưởng cốt lõi: quyết tâm giết giặc cứu nước.
+ Kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương
+ Luận điểm, luận cứ chặt chẽ, lời văn gợi cảm, thống thiết.
+ Sử dụng phép so sánh, đối lập, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, hình ảnh ẩn dụ khoa trương.
H: Em cảm nhận đc những điều sâu sắc nào từ nội dung bài hịch?
H. Cùng với ND ấy là những đặc sắc hình thức nào của Hịch tướng sĩ khiến Vb này đc đánh giá là một trong những bài nghị luận xuất sắc nhất của vh cổ nước ta?
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trả lời cá nhân. 
- GV dặn HS về nhà tìm dẫn chứng và viết hoàn chỉnh vào ở BT.
GV: 
 Dù không được sống trong những tháng ngày sôi sục năm 1284 -1285 nhưng bất cứ ai, khi đọc “Hịch tướng sĩ’, đều không cầm được nước mắt. Bởi có những đoạn văn nhói lên đau đớn, xót xa; có những đoạn văn ngùn ngụt lửa căm hờn, lời văn nghẹn ngào, sôi sục. Mỗi chữ như một lời thề thiêng liêng, một quyết tâm sắc nhọn.
 Càng về cuối bài hịch, giọng văn càng thiết tha, mạnh mẽ. Từ tấm lòng, tình cảm chuyển dần sang ý chí, quyết tâm. Vị chủ soái đã thể hiện quyết tâm sắt đá, ý chí lớn lao, tin tưởng ở tướng sĩ và tin ở chính mình. Ông đã truyền cho toàn quân khí thế “Sát thát” hừng hực, một niềm tin tất thắng không gì lay chuyển nổi. Chính khí thế đó đã tạo nên sức mạnh giúp nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông, tô thắm thêm những trang sử hào hùng của DT ta.
I/ Đọc - tìm hiểu chung:
II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nêu gương sáng trong lịch sử
2.Tội ác của giặc và nỗi lòng chủ tướng
3. Phê phán những sai lầm của tướng sĩ và chỉ ra hành động đúng.
* Mối ân tình giữa chủ và tướng 
- Ân cần, chu đáo, cùng “đồng cam cộng khổ”.
-> Rất ân tình
*Nghệ thuật:
- Cõu văn dài, nhiều ý, mỗi ý là hai vế, điệp cấu trỳc cõu, lối văn biền ngẫu...
- Chu đỏo, hậu hĩnh
- Khăng khớt trờn mọi phương diện.
=> Nhắc nhở, khớch lệ ý thức trỏch nhiệm của mỗi người đối với vua tụi
* Phê phán những sai lầm:
- Chủ nhục: Không lo
- Nước nhục: Không thẹn
- Hầu giặc: Không tức
- Bị sỉ nhục: Không căm.
-> Bàng quan, thờ ơ.
- Chọi gà, săn bắn, đánh bạc, uống rượu, nghe hát, vườn ruộng, vợ con, lo làm giàu...
-> Ăn chơi hưởng lạc, vun vén cá nhân.
=> Thái độ nghiêm khắc, phê phán cụ thể, linh hoạt.
- NT: Liệt kê, đối lập, điệp ngữ, câu nghi vấn, biện pháp diễn đạt sóng đôi.
-> Lời lẽ thêm mạnh mẽ, thuyết phục.
- Hậu quả: Nước mất nhà tan
 Thanh danh mai một
 Tiếng xấu để đời
- NT: điệp cấu trúc “Chẳng những...mà còn”
-> tăng sức thuyết phục, gắn liền quyền lợi của chủ tướng với quân sĩ
* Nêu ra hành động đúng.
- Phải lo xa, đề cao cảnh giác.
- Tăng cường luyện tập võ nghệ.
-> Thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng đối với kẻ thù.
4. Lời kêu gọi.
- Học tập, rèn luyện theo “Binh thư yếu lược” 
- Khích lệ ý chí đánh giặc.
-> Giúp binh sĩ từ bỏ lối sống cá nhân; động viên, cổ vũ tinh thần cho họ.
-> Thái độ: dứt khoát, cương quyết, rõ ràng.
-> Giọng điệu tâm tình, bày tỏ tấm lòng vì dân vì nước.
III- Tổng kờt
1/ Nội dung:	
-Những lời khích lệ chân tình của vị chủ tướng Trần Quốc Tuán đối với tướng sĩ về sự cần thiết phải học tập binh thư yếu lược
- Lòng yêu nước căm thù giặc của TQT cũng như nd đời Trần.
2/ Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.
- Sử dụng lời văn thể hiện t/c yêu nước mạnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.
* Luyện tập: Câu hỏi 1
4. Củng cố: 
H: Trần Quốc Tuấn đã phê phán những sai lầm nào của tướng sĩ? Đồng thời ông chỉ ra hành động đúng là gì?
H: Bài hịch đưa ra lời kêu gọi gì?
H: Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài hịch?
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại VB, học nội dung cơ bản trong vở ghi.
- Học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết sau: Hành động nói.

File đính kèm:

  • docHịch Tướng sĩ Tiết 2.doc
Giáo án liên quan